Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
409 lượt xem

Ăn dứa có bị sảy thai không?

Ăn dứa có bị sảy thai không? Bầu ăn dứa được không? Đây là những thắc mắc được nhiều chị em quan tâm tìm hiểu. Dứa được biết đến là trái cây thơm ngon, tốt cho sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều về việc ăn dứa sảy thai. Hãy cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết vấn đề này qua bài viết sau đây.

HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG CỦA DỨA

Dứa hay còn được gọi là trái thơm được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Các chuyên gia cho biết, dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trung bình cứ 100g dứa có chứa:

  1. Nước: 85.3g
  2. năng lượng: 25 kcal
  3. Chất xơ: 0.4g
  4. Vitamin C: 16mg
  5. Vitamin B1: 0.08 mg
  6. Vitamin B2: 0.02mg
  7. Canxi: 15mg
  8. Hydrat cacbon: 13.7g
  9. Photpho: 11mg
  10. Protein: 0.4g
  11. Lipid: 0.2g
  12. Đồng: 0.07mg

Có thể thấy, dứa cung cấp lượng nước lớn cùng vitamin và các khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, loại quả này còn chứa hàm lượng axit hữu cơ lớn gồm axit malic, axit citric nhưng chứa rất ít chất béo và cholesterol nên tốt cho sức khỏe.

TÁC DỤNG CỦA DỨA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, dứa không chỉ thơm ngon mà còn có thể cải thiện sức khỏe, kích thích vị giác và mang lại nhiều lợi ích đáng kể:

  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Vì bromelain có thể phân hủy protein, nên nó có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Nó cũng làm giảm viêm nhiễm đường tiêu hóa đối, giảm tiêu chảy với những người bị bệnh viêm ruột.

Một khẩu phần dứa cung cấp 2,3g chất xơ, có thể giúp tạo khối lượng phân và đảm bảo nhu động ruột thường xuyên. Khi bạn kết hợp chất xơ và bromelain, chúng hoạt động như một nhóm để khuyến khích tiêu hóa tối ưu. May mắn thay, dứa chứa cùng lúc 2 yếu tố này.

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Các chất chống oxy hóa trong dứa như vitamin C, mangan, bromelain, axit phenolic, flavonoid,… có khả năng bảo vệ tế bào tránh khỏi các gốc tự do, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dứa có chứa axit phenolic có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư và chống viêm. Trong khi đó, flavonoid không chỉ có tác dụng tương tự mà còn giúp bảo vệ và chữa bệnh tim mạch,

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường hô hấp và chống viêm. Bên cạnh đóm khoáng chất mangan trong dứa cũng có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch cũng như bromelain, có liên quan đến việc giúp điều trị viêm xoang và viêm phế quản.

Dứa giàu flavonoid, axit phenolic và vitamin C – tất cả đều là chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính và ung thư.

  • Làm dịu cơn ho

Chất bromelain trong dứa có thể giúp giảm ho, giảm đau họng và giải quyết một số chứng viêm. Ngoài ra, hydrat hóa mà dứa cung cấp có khả năng giảm triệu chứng khó chịu khi bị đau họng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nước ép dứa pha cùng chanh, mật ong, muối có tác dụng trong việc hòa tan chất nhầy ở phổi nhờ đặc tính chống viêm của bromelain.

  • Tăng cường sức khỏe xương khớp

Hàm lượng vitamin C trong dứa có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Đồng thời, mangan cũng có khả năng hỗ trợ sức khỏe xương khớp ở người lớn tuổi khi dùng chung với canxi, kẽm, magie, vitamin D.

Đây là lựa chọn tốt cho những người mắc các bệnh như viêm khớp. Đặc biệt, ăn dứa có thể giảm triệu chứng sưng, đau do viêm khớp gây ra.

  • Chống lão hóa

Các chất dinh dưỡng có trong dứa, đặc biệt là vitamin C cũng có thể bảo vệ da chống lão hóa bằng cách hạn chế tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím. Đồng thời, vitamin C kích thích tổng hợp collagen và cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa cho da, chống lại sự ảnh hưởng của tia UV, giúp giảm nếp nhăn và da săn chắc.

  • Có thể bảo vệ sức khỏe não bộ

Bromelain chiết xuất từ thân dứa đã phân hủy các phân tử chọn lọc có liên quan đến bệnh Alzheimer. Điều này cho thấy một công dụng tiềm năng của enzyme trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.

ĂN DỨA CÓ BỊ SẢY THAI KHÔNG?

Dứa cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là vitamin C và vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe. Đây là những dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bên trong dứa có chứa enzym bromelain có thể phân hủy protein gây ra tình trạng chảy máu bất thường. Do đó, cả dứa và các loại thuốc có chứa bromelain không được khuyến khích cho mẹ bầu sử dụng để phòng tránh nguy cơ sảy thai.

Dứa có chứa bromelain nên nhiều người nghi ngờ ăn dứa có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, thực tế lượng bromelain có trong 1 quả dứa rất thấp và không đủ để ảnh hưởng đến mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Trừ các trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều dứa thì mới có thể gây tác động xấu đến sức khỏe và sảy thai. Như vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn dứa nhưng chỉ nên ăn mức độ vừa phải và cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi ăn dứa để đảm bảo an toàn.

Phụ nữ mang thai ăn dứa đúng cách sẽ giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn và các mầm bệnh xâm hại cơ thể.

Trong tháng cuối của thai kỳ, ăn dứa còn có tác dụng giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh hơn, dễ dàng sinh con bằng phương pháp sinh thường. Bởi enzym bromelain có trong dứa có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích tử cung co bóp tốt hơn. Vì vậy, khi sắp đến thời kỳ sinh nở, mẹ bầu nên ăn dứa với lượng vừa phải để giúp cho quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn.

Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, việc ăn dứa không những không gây ảnh hưởng cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy, chị em phụ nữ có thể ăn dứa thường xuyên để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, để tránh những tác động tiêu cực do dứa gây ra thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chị em không nên ăn quá nhiều dứa cùng lúc. Nếu như khi ăn xuất hiện tình trạng ngứa, sưng miệng, mẩn đỏ trên da, khó thở,… cần đến gặp bác sĩ ngày để điều trị kịp thời.

Thông thường những phản ứng này sẽ xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn dứa. Các mẹ bầu là đối tượng dễ gặp nhất vì thời điểm này cơ thể rất nhạy cảm với phấn dứa.

THỜI ĐIỂM ĂN DỨA THÍCH HỢP CHO MẸ BẦU

Ăn dứa có bị sảy thai không? Như đã tìm hiểu ở trên, ăn dứa với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dứa hoặc cơ thể mẹ bầu nhạy cảm với dứa, những người có tiền sử sảy thai, sinh non thì cần lưu ý cẩn trọng khi ăn dứa.

Để đảm bảo an toàn trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi đây là thời điểm thai nhi đang hình thành và phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận cơ thể. Khi chịu những tác động dù nhỏ đều có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non, thai bị dị tật, mẹ bị đau bụng, chảy máu bất thường,…

Sau khi qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất thì mẹ bầu có thể ăn dứa nhưng cần đảm bảo số lượng vừa phải trong mỗi lần ăn.

LƯU Ý KHI ĂN DỨA CHO BÀ BẦU

Để tránh rủi ro không đáng có khi ăn dứa, mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  1. Không ăn lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi xơ trong ruột.
  2. Không ăn dứa chưa chín để tránh ngộ độc.
  3. Ăn quá nhiều dứa gây rát lưỡi, khó thở, phát ban, thậm chí là sảy thai.
  4. Mẹ bầu có thể ăn dứa nấu chín như dứa xào, nấu canh chua.
  5. Không nên ăn đứa đã để lâu, tốt nhất là gọt xong nên ăn ngay.
  6. Nếu đang đói, mẹ bầu đừng nên ăn dứa để tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu, nóng rát, nhất là đối với những mẹ bầu mắc một số bệnh lý về dạ dày.
  7. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên ăn dứa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể nhai một miếng dứa nhỏ để giảm các triệu chứng ốm nghén.
  8. Tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia để đảm bảo an toàn khi ăn dứa

NHỮNG THỰC PHẨM GÂY SẢY THAI MÀ MẸ BẦU KHÔNG NÊN ĂN

Ngoài việc ăn dứa có bị sảy thai không, mẹ bầu cũng thường quan tâm đến những thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình mang thai. Dưới đâu là một số thực phẩm gây sảy thai mà chị em nên tránh:

  • Nha đam

Nha đam có nhiều công dụng với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng nha đam. Những dưỡng chất có trong loại cây này có thể gây co thắt tử cung và ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ bầu. Ngoài ra, nha đam còn được biết với tác dụng phụ làm giảm lượng đường trong máu, không tốt cho mẹ bầu đang bị thiếu máu thai kỳ.

  • Nhãn

Nhãn là loại quả giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ khoảng 200g nhãn mỗi ngày và tránh ăn nếu như có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc thai yếu.

  • Đu đủ xanh

Đu đủ xanh là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong danh sách các loại thực phẩm có thể gây sảy thai. Đu đủ có hợp chất hoạt động giống như thuốc nhuận tràng và gây ra tình trạng co bóp tử cung. Nếu ăn quá nhiều hoặc ăn phải hạt đu đủ sẽ khiến mẹ bầu bị sảy thai và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.

  • Caffeine

Mặc dù caffeine là một trong những thức uống được yêu thích của nhiều chị em nhưng theo nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần có trong cafein có ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Vì vậy, chị em nên hạn chế sử dụng các thức uống chứa caffeine để đảm bảo an toàn cho bé.

Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng, qua bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ăn dứa có bị sảy thai không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *