Ăn thức ăn không ăn cơm có béo không?

0
41
Ăn thức ăn không ăn cơm có béo không

Cắt giảm tinh bột là một trong những cách giảm cân được nhiều người áp dụng nhất, kể cả những diễn viên Hollywood hay nghệ sĩ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nếu cắt bỏ hoàn toàn tinh bột bằng cách không ăn cơm thì liệu có hiệu quả hơn không? Để tìm hiểu điều này đồng thời biết ăn thức ăn không ăn cơm có béo không, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.

Giảm cân bằng chế độ cắt giảm tinh bột như thế nào?

Gần đây, trên Facebook hay các diễn đàn trực tuyến có nhiều Hội giảm cân Low Carb, DAS Diet… được lập ra nhằm chia sẻ bí quyết giảm cân, giảm béo bằng phương pháp Low-carb. Phương pháp này được bác sĩ R.Atkins (của Mỹ) nghiên cứu và thiết kế cách đây mấy chục năm, tập trung vào những thức ăn có hàm lượng dưỡng chất cao không qua chế biến (như gạo lứt, lúa mì nguyên hạt) đồng thời bổ sung đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng và các axit béo thiết yếu, hạn chế tiêu thụ bột – đường chế biến. Hiểu đơn giản hơn thì đây là phương pháp “cắt giảm tinh bột” nhưng vẫn bổ sung đủ các dưỡng chất khác cho cơ thể.

Phương pháp “cắt giảm tinh bột” vốn được áp dụng từ khá lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ với hàng loạt nghệ sĩ, ngôi sao nổi tiếng áp dụng. Trong vài năm trở lại đây mới thực sự phổ biến ở nước ta.

Sở dĩ mà xuất hiện phương pháp này là do hấp thụ tinh bột sẽ khiến cơ thể tăng lượng đường trong máu, từ đó tăng cảm giác thèm ăn, dẫn tới tăng cân đồng thời hình thành mỡ thừa ở bụng, mông, đùi. Chất này có trong cơm, bánh mì, bột mì, khoai tây, mì, cà rốt, hoa quả, một số loại rau… (khoảng 90% các sản phẩm từ cửa hàng và siêu thị đều chứa tinh bột).

Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính cùng mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể của mỗi người mà sẽ cần lượng tinh bột khác nhau. Tuy nhiên, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đưa ra một chiến lược đơn giản để có được lượng tinh bột phù hợp mà bạn có thể tham khảo như sau:

“Thành phần bữa ăn được chia làm 4 phần gồm 1 phần lớn + 3 phần nhỏ”

  • Một phần lớn là các loại rau không chứa tinh bột như rau chân vịt, cà rốt, rau diếp, bắp cải xanh hoặc nấm…
  • Một phần nhỏ là những loại thực phẩm có tinh bột như khoai tây, mì ống, gạo, khoai lang, gạo lức, đậu đen, đậu xanh… với số lượng ít.
  • Một phần nhỏ khác là những loại thực phẩm chứa protein và ít béo như thịt gà, cá hồi hoặc cá da trơn, thịt bò nạc…
  • Một phần nhỏ cuối cùng dành cho trái cây hoặc sữa ít béo.

Chú ý: Bạn nên chọn thực phẩm có chứa chất béo tốt như dầu ô liu, bơ và các loại hạt. Còn về đồ uống thì nên uống những đồ uống ít calo như nước lọc, trà không đường hoặc cà phê.

Ăn thức ăn không ăn cơm có béo không?

Tuy tinh bột là kẻ thù của cân nặng nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng, cung cấp vitamin B và nuôi dưỡng não bộ. Do đó, dù muốn giảm béo thì bạn cũng chỉ nên cắt giảm tinh bột ở một lượng nhất định chứ không được bỏ hoàn toàn.

Việc loại bỏ hoàn toàn tinh bột (không ăn cơm mà chỉ ăn thức ăn) có thể khiến cơ thể suy yếu, rối loạn chuyển hóa, trong khi đa số những người thừa cân, béo phì đều đã bị rối loạn phần nào.

Tóm lại, ăn thức ăn không ăn cơm có thể gây béo, thậm chí còn dẫn tới tình trạng tăng cân mất kiểm soát cùng nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu muốn giảm cân bằng cách “cắt giảm tinh bột” thì bạn cần ăn theo chế độ giảm từ từ. Khi ăn thì nên ăn ít cơm kèm theo rau xanh và uống nước (có thể là nước canh hay nước lọc để làm đầy dạ dày, bớt cảm giác thèm ăn).

Một số nguy cơ có thể gặp phải khi giảm cân bằng chế độ “cắt giảm tinh bột”

Phương pháp giảm cân nào thì cũng đều gây ra một số ảnh hưởng nhất định tới cơ thể hoặc sức khỏe. Phương pháp giảm cân bằng chế độ “cắt giảm tinh bột” cũng vậy.

Do mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 – 2.200 calo từ thức ăn để duy trì các hoạt động, trong đó một phần đến từ tinh bột. Vì vậy, nếu đột nhiên hạn chế tinh bột, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Táo bón
  • Kiệt sức

Để tránh tình trạng này, bạn nên cắt giảm từ từ đồng thời lên kế hoạch ăn kiêng lành mạng với đầy đủ các dưỡng chất khác. Tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện để đạt kết quả giảm cân tốt nhất mà không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày.

[shot-xemthem]

[shot-1] Bạn nên tham khảo thêm:

[/shot-xemthem]

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu hơn về phương pháp giảm cân bằng cách “cắt giảm tinh bột” đồng thời biết ăn thức ăn không ăn cơm có béo không.

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh tại Blog Sức Khỏe Hoàn Mỹ Breast Care tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền, 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe, có chứng chỉ báo chí, báo ảnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây