Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
2215 lượt xem

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không?

Chế độ dinh dưỡng của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai có vai trò rất quan trọng, quyết định tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Suốt thời gian mang thai, bà bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa khuyến kháo về thực phẩm nên ăn và nên tránh khi mang thai. Mặc dù trái cây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có một số loại khi ăn vào có thể gây hại tới sức khỏe trong thai kỳ. Vậy đu đủ xanh có hại hay không? Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không?

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả đu đủ

Tên khoa học của đu đủ là Carica, một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, quả đu đủ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Về giá trị dinh dưỡng, phần thịt của trái đu đủ cung cấp khoảng 120 calo, 30gr carbohydrate, 5gr chất xơ, 18gr đường, 2gr protein. Đặc biệt, đu đủ chứa nhiều vitamin, bao gồm folate, vitamin A, ma giê, đồng, axit pantothenic, vitamin nhóm B, gồm có sắc tố carotenoids alpha và beta, lutein, zeaxanthin, tocoferol, lycopene và vitamin K. Đu đủ cũng giàu các khoáng chất, đặc biệt là canxi, kali.

Lợi ích của đu đủ đối với sức khỏe

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn đu đủ có thể mang đến các lợi ích như:

  1. Giúp cải thiện thị lực: Zeaxanthin- 1 chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong đu đủ có khả năng giúp cải thiện thị lực. Nó cũng có thể giúp lọc các tia cực tím, giúp bảo vệ các tế bào võng mạc khỏi bị hư hại, đặc biệt giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan tuổi tác.
  2. Phòng ngừa bệnh hen suyễn: Trong đu đủ chứa nhiều beta-carotene, chất này đã được chứng minh giúp phòng ngừa bệnh hen suyễn khi bổ sung thường xuyên.
  3. Phòng ngừa ung thư: Hàm lượng cao beta-carotene trong đu đủ có thể giúp làm giảm tỷ lệ mắc phải một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
  4. Giúp cải thiện sức khỏe của xương: Vitamin K trong đu đủ rất quan trọng đối với việc duy trì sức khỏe tốt cho xương. Mức độ thấp vitamin K đã được chứng minh làm tăng nguy cơ gãy xương. Do đó, ăn đu đủ là một trong các cách giúp duy trì xương chắc khỏe hơn.
  5. Hỗ trợ kiểm soát tốt lượng đường trong máu: Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân đái tháo đường có thể nhận nhiều lợi ích từ việc ăn đu đủ. Đu đủ có chứ lượng đường thấp và hàm lượng chất xơ cao nên có thể giúp điều chỉnh mức độ đường huyết, tăng bài tiết và cải thiện chức năng của insulin.
  6. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzymec có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng liên quan tới khó tiêu. Hàm lượng chất xơ cùng với hàm lượng nước cao có trong loại quả này cũng hỗ trợ thức đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột và làm mềm phân.
  7. Phòng ngừa các bệnh về tim mạch: Với hàm lượng cao chất xơ, các chất chống oxy hóa cùng với kali, đu đủ là một trong những loại trái cây giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, đu đủ có khả năng chống lại các thụ thể adrenergic alpha, nhờ đó giúp làm giảm mức huyết áp.
  8. Có tác dụng chống viêm: Theo các chuyên gia, các chất chống oxy hóa cùng với vitamin trong đu đủ cũng ngăn ngừa chứng viêm mạn tính.
  9. Ăn đu đủ giúp kháng khuẩn: Đu đủ chứa papain và chymopapain có khả năng kháng khuẩn. Bởi vậy, thịt đu đủ thường được sử dụng như 1 loại băng ngoài da có tác dụng điều trị bỏng và là thuốc mỡ chứa papain rất hữu ích trong việc điều trị tình trạng viêm loét ở da.
  10. Hỗ trợ điều trị tình trạng sốt xuất huyết: Các thầy thuốc thời xưa thường dùng nước đu đủ để cải thiện triệu chứng sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết do muỗi Aedes bị nhiễm bệnh gây ra và thường làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Sử dụng chiết xuất đu đủ có thể giúp làm tăng số lượng tế bào máu này.
  11. Khắc phục tình trạng đau bụng kinh: Các bác sĩ cho biết, ăn đu đủ có thể giúp làm giảm triệu chứng đau bụng kinh. Nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng liên quan tới tiền kinh nguyệt bằng cách hỗ trợ cân bằng nội tiết tố.
  12. Giúp chăm sóc da và tóc của bạn: Đu đủ còn được biết đến là loại trái cây có thể giúp tăng cường sức khỏe của tóc và do nhờ giàu hàm lượng vitamin A- một dưỡng chất rất quan trọng đối với sự trưởng thành biểu mô của tất cả các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa vitamin C tham gia vào quá trình tổng hợp nên collagen, là cấu trúc cơ bản của da và tóc.

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không?

Trả lời câu hỏi bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không, theo các bác sĩ, mặc dù đem đến nhiều lợi ích nhưng đu đủ xanh là loại quả khi mang thai người phụ nữ không nên ăn. Những tác hại của đu đủ xanh khi ăn trong thời gian mang thai có thể kể đến là:

  1. Ăn đu đủ xanh làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non: Theo các bác sĩ, trong đu đủ xanh thường chứa hỗn hợp papain, endopeptidases và chymopapain. Papain là một chất có thể kích thích sinh sớm dẫn đến sảy thai.
  2. Ăn đu đủ xanh làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi: Chất papain và chymopapain trong nhựa đu đủ xanh có thể làm tăng nguy cơ gậy dị tật thai nhi.
  3. Ăn đu đủ xanh làm yếu màng bảo vệ thai nhi: Chất papain có trong đu đủ xanh có thể làm yếu các màng bọc đóng vai trò nâng đỡ bào thai. Chất này thậm chí còn làm chậm sự phát triển của tế bào và mô thai gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  4. Ăn đu đủ xanh dẫn tới hiện tượng xuất hiện: Bà bầu ăn đu đủ xanh có thể gây ra hiện tượng phù nề. Sự tích trữ dịch ở bên trong cơ thể sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, từ đó làm chậm quá trình tuần hoàn máu dẫn tới xuất huyết, gây ảnh hưởng tới phôi thai. Chất papain còn làm tăng mức nhiệt độ của cơ thể khiến cho mẹ bầu bị chảy máu và xuất huyết nhau thai.
  5. Ăn đu đủ xanh có thể gây dị ứng cho một số bà bầu: Trên thực tế, một số bà bầu có thể bị dị ứng với nhựa từ quả đu đủ xanh với các triệu chứng bao gồm chảy nước mũi, sưng miệng, ngứa ngáy, bà bầu thậm chí có thể bị khó thở và sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Các loại quả mà bà bầu nên tránh ăn khi mang thai

Ngoài đu đủ xanh, có một số loại quả khác mà các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh. Gồm có:

  1. Tránh ăn quả nho: Một số chuyên gia cho rằng lớp vỏ của quả nho chứa rất nhiều hợp chất resveratrol, mặc dù hợp chất này là dưỡng chất rất tốt đối với mọi người nhưng có thể gây hại đối với bà bầu. Trong thời gian mang thai, người phụ nữ thường sẽ rơi vào tình trạng bị mất cân bằng hormone và chất resveratrol có thể phản ứng với sự mất cân bằng này khiến cho tuyến tụy của thai nhi phát triển bất thường.
  2. Theo các bác sĩ, tuyến tụy rất quan trọng trong việc giúp kiểm soát lượng glucose trong máu. Tuyến tụy bất thường có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ khi mang thai. Ngoài ra thì hàm lượng thuốc trừ sâu có thể còn bám lại trên quả nho và rất khó để rửa trôi đi. Thuốc trừ sâu khi đi vào cơ thể bà bầu có thể gây dị tật thai nhi.
  3. Tránh ăn quả dứa: Trong quả dứa có chứa chất bromelain. Đây là một loại protein giúp phân giải protein, tuy nhiên nó cũng có tác dụng phụ là có thể làm mềm cổ tử cung dẫn tới nguy cơ sinh sớm ở bà bầu. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các viên uống bromelain có thể gây hiện tượng chảy máu âm đạo một cách bất thường.
  4. Tránh ăn dưa hấu: Theo các bác sĩ, bà bầu nếu như ăn dưa hấu nhiều có thể khiến cho mức glucose trong máu tăng. Tính chất lợi tiểu của dưa hấu cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
  5. Tránh ăn quả me: Một số chất trong quả me có thể ức chế quá trình sản xuất progesterone trong cơ thể phụ nữ mang thai. Sự thiếu hụt progesterone có thể gây ra tình trạng sảy thai, sinh non, phá hủy các tế bào của phôi thai.
  6. Tránh ăn chuối khi bị đái tháo đường trong thời gian mang thai: Các chuyên gia nói rằng trong chuối có chứa chitinase, đây là một chất giống latex có tính chất gây dị ứng, làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Do đó, với những bà bầu bị dị ứng chitinase thì không nên ăn chuối. Hơn nữa, với hàm lượng đường cao, loại quả này cũng không thích hợp với bà bầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
  7. Tránh ăn quả táo tàu: Táo tàu có thể làm tăng thân nhiệt, làm tăng nguy cơ gây co thắt tử cung rất nguy hiểm.

Tóm lại, mặc dù trái cây là một trong những nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp các dướng chất cần thiết cho cơ thể trong thời gian mang thai nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải loại trái cây nào bà bầu cũng nên ăn.

Bởi trên thực tế, có một số loại quả không những có lợi mà thậm chí gây hại tới sự phát triển của em bé, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật ở thai nhi. Các loại quả được khuyến cáo bà bầu nên tránh là đu đủ xanh, ngoài ra còn có nho, dứa, me, táo tàu, dưa hấu,…

Trong trường hợp có biểu hiện bất thường, chẳng hạn như chảy máu ngoài âm đạo, người mệt mỏi, đau đầu, âm đạo tiết dịch lạ, sốt cao, mất các dấu hiệu mang thai,… bà bầu cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không. Hãy để lại bình luận nếu bạn cần bác sĩ chuyên khoa phụ sản tư vấn về sức khỏe trong thời gian mang thai nhé.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận