Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
373 lượt xem

Chậm kinh mấy ngày thì có tim thai?

Khi phát hiện mang thai, điều mà tất cả người làm cha làm mẹ đều mong đợi chính là nghe được tim thai của con. Tim thai là dấu hiệu cho cha mẹ biết con đang phát triển một cách khỏe mạnh. Do đó, chậm kinh mấy ngày thì có tim thai là thắc mắc của không ít các bà mẹ.

Chậm kinh mấy ngày thì có tim thai?

Chậm kinh mấy ngày thì có tim thai là một trong những kiến thức theo các bác sĩ mẹ bầu nên biết. Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim thai sẽ xuất hiện khá rõ và bắt đầu đập từ ngày thứ 22 trở đi sau khi được thụ thai và có thể trước khi mẹ phát hiện bản thân mình đang mang thai nữa.

Tim thai sẽ có ở tuần thứ 6-7 của chu kì, tức khi người phụ nữ chậm kinh khoảng từ 2-3 tuần. Nhờ vào phương pháp siêu âm tân tiến hiện nay, các mẹ có thể nghe được tim thai của bé một cách rõ ràng. Tuy nhiên, có một số trường hợp phải đến tuần thứ 8 đến 10 của thai kỳ, mẹ mới nghe được nhịp đập của thai nhi do chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự phát triển của phôi thai.

Khi nào tim thai nghe thấy được một cách rõ ràng và chính xác?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tim của thai nhi từ dạng ống sẽ phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Sau cùng, tim thai phát triển một cách hoàn thiện với trái tim có 4 buồng cùng với van tim.

Van tim có vai trò mở và đóng, giữ nhiệm vụ đưa máu đi nuôi khắp cơ thể. Cho đến tuần thứ 20, nhịp đập của tim thai sẽ trở nên mạnh hơn. Đặc biệt lúc này, mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp tim của thai bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập tim thai to, rõ ràng, chỉ ra rằng em bé đang phát triển một cách khỏe mạnh, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm.

Tim thai của thai nhi được hình thành như thế nào?

Theo chia sẻ của các bác sĩ, sau khi thụ tinh được 1/3 ở đầu vòi trứng, hợp tử sẽ di chuyển đến tử cung, bắt đầu phân chia theo cấp số nhân. Hợp tử tiến hành phân chia ra 2 tế bào dính với nhau, phân thành 4, 8, 16,… Sau khoảng 4-5 ngày, chúng phát triển thành một khối nhỏ, được gọi là phôi bào.

Sau 2 ngày, phôi đi đến tử cung, chui vào lớp niêm mạc để thực hiện việc làm tổ. Phôi tiết ra hormone HCG trong nước tiểu, khi người phụ nữ thử bằng que sẽ biết được có thai.

Sau 3 tuần thụ thai thành công, ống tim nguyên thủy bắt đầu hoạt động, ống tim sẽ tiếp tục phát triển rồi uốn cong, các vách ngăn xuất hiện vớ 4 buồng và 2 đường thoát ra riêng lẻ.

8 tuần sau khi đậu thai thành công, trái tim của em bé về cơ bản phát triển toàn diện. Khi tiến hành siêu âm quét qua bộ phận tim thai, mẹ bầu sẽ quan sát được hình ảnh ở tử cung khi chiều dài của đỉnh phôi đạt ≥ 5 mm. Thai khi được 6 tuần tuổi, tín hiệu doppler quang phổ, màu của máu và các mạch lớn sẽ quan sát thấy được một cách rõ ràng.

Theo các bác sĩ, dựa vào thời điểm cũng như tiến trình phát triển tạo nên tim thai, thực tế là chỉ có thể phát hiện được tim thai nhờ vào siêu âm thai từ tuần thứ 6 trở đi.

Mẹ bầu cần làm gì để tim thai luôn khỏe mạnh?

Việc nhận biết tim thai giúp cho các mẹ bầu biết rằng, thai nhi vẫn đang trong quá trình phát triển tốt để có kế hoạch chăm sóc một cách thích hợp. Chúng ta có thể thấy rằng, thai nhi sẽ luôn phát triển cũng như thay đổi một cách liên tục, suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ.

Sẽ có nhiều yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, bao gồm cả tim thai. Để tim thai luôn khỏe mạnh, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  1. Lưu ý bổ sung đầy đủ axit folic cả trước và trong quá trình mang thai. Bổ sung đủ axit folic sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cho con.
  2. Nếu như mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường thai kỳ), cần được theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Bởi bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ em bé mắc bệnh tim mạch.
  3. Nếu bà bầu có ý định sử dụng bất kì loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là tim thai.
  4. Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích có hại tới sự phát triển của thai nhi.
  5. Tuyệt đối không hút thuốc lá, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, mẹ hút thuốc trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, nguy cơ khuyết tật tim thai nhi, kể cả bất thường ở van tim và các mạch máu sẽ tăng tới 32%.
  6. Đảm bảo việc uống đủ nước mỗi ngày. Đây là cách để duy trì lượng nước ối cho thai nhi, giúp tăng lượng máu cho cơ thể, từ đó giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn, bao gồm cả tim thai. Mỗi ngày, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần uống tối thiểu 2 lít nước. Việc uống ít hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ốm nghén, mệt mỏi, chuột rút,…
  7. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tập thể dục với cường độ và tần suất thích hợp. Tập thể dục ở bà bầu không chỉ giúp kiểm soát tình trạng căng thẳng mà còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường thể lực, làm tăng lượng máu đến nhau thai để hỗ trợ sự phát triển của bé, giúp tim thai của bé khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tập luyện, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa. Một số hoạt động thể chất tốt cho bà bầu có thể tham khảo là đi bộ, bơi lội, thiền định, các bài tập cơ sàn chậu,…

Siêu âm và chẩn đoán khuyết tật tim khi nào là thích hợp?

Các bác sĩ cho biết, có thể bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện siêu âm tam cá nguyệt đầu tiên nhằm chẩn đoán người phụ nữ có thai hay không, tuổi của thai và kiểm tra tim thai có đang hoạt động hay không.

Nhờ vào phương pháp siêu âm, các bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá được tình trạng khuyết tật tim bẩm sinh. Cho tới nay, vẫn chưa có thuốc hoặc phương pháp điều trị hiệu quả bệnh này ngay còn trong tử cung nhưng có thể chẩn đoán được và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp giúp chăm sóc tim mạch cho trẻ ngay sau khi sinh.

Nguyên nhân siêu âm không nghe thấy tim thai

Ở tuần thai thứ 6, nếu tiến hành siêu âm có phôi thai hoàn thiện và nghe được tim thai, điều này chứng tỏ bé đang phát triển một cách khỏe mạnh. Thai nhi lúc này sẽ tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu không thấy tim thai hoặc không nghe được nhịp đập của tim thai, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, hãy để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục.

Trong trường hợp thai vẫn khỏe mạnh, phát triển một cách bình thường thì mẹ sẽ nghe được nhịp tim của con đập một cách rõ ràng. Nhưng nếu như tuổi của thai nhi đã lớn nhưng vẫn không phát hiện tim thai và không nghe được nhịp đập, điều này có thể do những nguyên nhân sau đây:

  1. Mẹ bầu bị sảy thai tự nhiên: Không nghe thấy tiếng tim thai có thể do mẹ đã bị sảy thai tự nhiên. Các trường hợp sảy thai tự nhiên có thể liên quan tới bất thường nhiễm sắc thể hoặc có sự bất thường khi phân chia tế bào. Nguy cơ sảy thai tự nhiên cũng cao hơn nếu mẹ bầu mắc một trong các bệnh như đái tháo đường, rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn đông máu, gặp vấn đề về tuyến giáp, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tử cung bất thường hoặc thiểu năng cổ tử cung. Bên cạnh đó, những tác động không mong muốn của môi trường cũng có thể khiến tim thai ngừng đập và sảy thai như có chấn thương, mẹ hút thuốc lá hay ngửi khói thuốc, dùng ma túy, chất kích thích, sử dụng rượu bia, căng thẳng kéo dài, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại.
  2. Rối loạn nhịp tim ở thai nhi: Các bác sĩ cho biết, đây là trường hợp ít gặp, chỉ xuất hiện vào một thời điểm nào đó chứ không xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai. Vấn đề này thông thường chỉ diễn ra tạm thời, lành tính, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hiếm gặp thai nhi tử vong. Nhịp đập tim thai thông thường sẽ rơi vào khoảng từ 120 đến 160 nhịp/phút. Khi bị rối loạn, nhịp đập của tim thai sẽ tăng-chậm hơn so với bình thường hoặc ngừng đột ngột, không nghe thấy tim thai.
  3. Do thiết bị siêu âm thai hoặc ống nghe không chất lượng: Với các thiết bị siêu âm tân tiến, ống nghe chất lượng, nhịp tim thai có thể nghe được một cách rõ ràng. Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp bác sĩ không xác định được tim thai do lỗi của thiết bị siêu âm hay từ ống nghe khiến cho nhiều mẹ bầu hoang mang. Đặc biệt khi thai đang ở tuần thứ 6 – 8 thì tim thai lúc này vẫn còn đập yếu ớt và thiết bị không đủ độ nhạy để có thể nghe thấy.

Nói tóm lại, nhịp đập tim thai là một chỉ số quan trọng giúp bố mẹ nhận biết thai nhi vẫn đang phát triển một cách khỏe mạnh. Thông thường, tim thai sẽ xuất hiện từ tuần thứ 6 đến 8 của thai kỳ, thông qua các phương pháp siêu âm hiện đại, mẹ bầu có thể nhìn và nghe thấy tim thai. Trong trường hợp không thấy hoặc chưa nghe được tim thai, bà bầu không nên quá lo lắng, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra các phương hướng xử lý phù hợp. Quan trọng nhất, hãy lựa chọn cơ sở khám thai uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ chậm kinh mấy ngày thì có tim thai. Nếu mẹ bầu có thắc mắc, băn khoăn về sức khỏe trong thời kỳ mang thai cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm, uy tín, đừng ngần ngại để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *