Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
477 lượt xem

Có kinh nguyệt có nên đi đám ma không?

Theo phong thủy, có một số điều kiêng kỵ mà người dân cần lưu ý khi đi đám ma để tránh gặp phải những điều xui rủi trong cuộc sống. Vậy có kinh nguyệt có nên đi đám ma không? Cùng blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu vấn đề đi đám ma được không khi có kinh nguyệt trong nội dung bài viết dưới đây.

Đám ma là gì?

Đám ma (hay đám tang) là một nghi lễ được gia đình tổ chức khi có người thân qua đời. Ở buổi lễ này, những người thân hữu, bạn bè của gia quyến có thể đến tham dự cũng như tiến hành việc đưa tiễn cuối cùng một người về cõi vĩnh hằng. Đây chính là truyền thống lâu đời được lưu giữ qua bao nhiêu thế hệ.

Các nghi lễ được thực hiện trong đám ma thường có:

  1. Lập bàn thờ vong: Trước lúc khi khâm liệm, người ta sẽ lập một bàn thờ vong ở phía trước cửa. Bàn thờ vong sẽ được đặt ở phía trước linh cữu, ở giữa linh tọa có bài vị ghi rõ họ tên, ảnh của người đã khuất. Hai bên của di ảnh có đèn nến, ở phía trước đặt bát nhang, mâm ngũ quả,…
  2. Hạ tịch: Là nghi thức đưa người vừa khuất xuống chiếu trải dưới đất trong chốc lát rồi lại đưa lên luôn. Nghi thức này được thực hiện với ngụ ý là người được đất sinh ra, sau đó cũng sẽ trở về với đất cũng như hy vọng sẽ hoàn sinh khí cho người khuất núi.
  3. Cáo phó: Nghi thức cáo phó là việc tờ thông báo tang lễ được đặt trước cổng tang gia hoặc là đầu đường vào nhà với mục đích thông báo. Trên cáo phó sẽ được ghi rõ thông tin người khuất núi, ngày sinh và ngày mất, chi tiết thời gian tang lễ, địa điểm làm lễ nhập quan và di quan,…
  4. Lễ khâm liệm và nhập quan: Ở lễ khâm liệm, người ta dùng vải trắng quấn người khuất núi để làm đại lễ, tiểu liệm. Sau đó, lễ nhập quan được làm ngay sau khi khâm liệm xong. Người thân sẽ đứng xung quanh quan tài, nâng người khuất núi bằng 4 góc của tấm vải tạ quan rồi đặt vào bên trong quan tài.
  5. Lễ phúng điếu: Phúng điếu là nghi lễ thăm hỏi gia đình có người vừa khuất núi, khách đến viếng sẽ gửi tiền bạc, vòng hoa tang lễ, nhang đèn,… tỏ lòng sự thương tiếc với gia đình và người đã mất.
  6. Di quan: Hoạt động di chuyển quan tài nơi người đã khuất nằm từ nơi khâm liệm đến một nơi khác để chôn cất hoặc hỏa táng.
  7. Chôn cất: Sau khi quan tài được chôn cất 3 ngày, gia chủ sẽ đến làm lễ viếng mộ, còn gọi là tục mở cửa mả.
  8. Chung thất: Trong thời gian 49 ngày, gia chủ làm lễ cúng cơm đều đặn cho người đã mất. Đến tuần thứ 7 cần làm lễ chung thất và ngừng việc cúng cơm.

Có kinh nguyệt có nên đi đám ma không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ, kinh nguyệt là sự bong ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung của người phụ nữ. Máu kinh nguyệt với một phần là máu, một phần là các mô từ bên trong tử cung sẽ chảy từ tử cung, qua cổ tử cung và ra khỏi cơ thể qua âm đạo vào những ngày kinh nguyệt.

Vào mỗi chu kỳ của kinh nguyệt, một trong các buồng trứng của các chị em phụ nữ sẽ giải phóng ra một trứng. Sau khi rụng, trứng sống được trong khoảng thời gian  24 giờ.

Quá trình mang thai sẽ xảy ra nếu như tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng thông qua quan hệ tình dục, người đàn ông xuất tinh vào bên trong âm đạo. Thực tế thì tinh trùng có thể tồn tại bên trong ống dẫn trứng với thời gian lên tới 7 ngày sau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp hiếm gặp, sẽ có nhiều hơn một trứng được giải phóng trong quá trình rụng trứng ở người phụ nữ. Nếu như có nhiều hơn 1 trứng được tiến hành thụ tinh, điều này có thể dẫn đến mang đa thai, chẳng hạn như sinh đôi, sinh ba,…

Nhưng nếu như trứng không gặp được tinh trùng, quá trình thụ tinh và mang thai không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra tạo nên kinh nguyệt và được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo.

Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện từ 10 tuổi trở lên, trung bình là khoảng 12 tuổi. Độ tuổi trung bình chấm dứt thời kỳ kinh nguyệt là khoảng từ tuổi 50 đến 55. Trong độ tuổi từ 12 đến 52, một người phụ nữ trung bình sẽ trải qua khoảng 480 kỳ kinh hoặc ít hơn nếu như người phụ nữ mang thai nhiều lần.

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và kết thúc vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Trung bình, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra trong khoảng 28 ngày, thời gian có kinh nguyệt thường trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.

Vậy có kinh nguyệt có nên đi đám ma không? Trên thực tế, việc đi đám ma khi đang đến kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì cả. Người phụ nữ hoàn toàn có thể đi đám ma để thể hiện sự tiếc thương với người đã mất kể cả khi đến kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, mặc dù có thể đi đám ma khi có kinh nguyệt, các chị em vẫn nên lưu ý một số điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cách cư xử đúng mực khi đi dự tang lễ.

  1. Trước khi đi đám ma, các chị em phụ nữ cần vệ sinh thân thể thật kĩ, đặc biệt là khu vực vùng kín vì vào những ngày hành kinh có thể gây ra mùi khó chịu làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
  2. Đám ma là nơi có nhiều hơi lạnh, các chị em cũng nên tự bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh trong lúc sức đề kháng còn yếu trong những ngày có kinh nguyệt bằng cách uống rượu tỏi, trà gừng,…
  3. Khi đi đám ma, các chị em nên chọn trang phục tối màu, kín đáo. Điều này không chỉ làm tăng sự nghiêm trang trong tang lễ mà còn giúp cho cơ thể của các chị em hạn chế bị khí lạnh xâm nhập vào.

Một số lưu ý giúp ngày kinh nguyệt trôi qua một cách nhẹ nhàng

Để làm giảm những triệu chứng phiền toái khi đến kỳ kinh nguyệt, các chị em lưu ý:

  1. Nên tắm nước ấm vào ngày có kinh nguyệt: Tắm nước ấm là giải pháp tốt nhất giúp cải thiện lưu thông máu, giúp thư giãn cơ bắp, nhờ đó làm giảm tình trạng đau bụng kinh.
  2. Chườm nước ấm: Chườm nước ấm cũng là cách đơn giản để giảm nhanh cơn đau bụng kinh, cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.
  3. Thực hiện các hoạt động yêu thích: Căng thẳng có thể khiến cho các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy làm giảm căng thẳng bằng các hoạt động yêu thích, chẳng hạn như xem phim, nghe nhạc, tập yoga,…
  4. Chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Những ngày có kinh nguyệt, cổ tử cung mở rộng cộng thêm quá trình ra máu là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại có cơ hội tấn công dẫn đến viêm nhiễm vùng kín. Các chị em phụ nữ cần đảm bảo trong khoảng thời gian này nên tắm rửa, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Trong thời gian này cũng nên tránh có hoạt động quan hệ tình dục nhé.
  5. Thay băng vệ sinh: Sử dụng băng vệ sinh quá lâu trong ngày dễ khiến cho vùng kín của các chị em phụ nữ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm bởi sự xâm hại của các tác nhân gây bệnh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, chị em nên thay băng vệ sinh 1 lần mỗi 4 giờ.
  6. Dành thời gian vận động nhẹ nhàng: Bên cạnh việc nghỉ ngơi, tịnh dưỡng, các chị em cũng nên dành một chút thời gian vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc tập yoga. Các hoạt động có thể giúp làm giảm triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, làm giảm căng thẳng và giúp các chị em ngủ ngon hơn.
  7. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Cần đảm bảo việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể (tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày) nhằm giúp cơ thể giữ nước, thanh lọc cơ thể và cải thiện sức đề kháng.
  8. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, các chị em nên bổ sung những thực phẩm sau:

+ Cá hồi: Cá hồi có thành phần vitamin D cùng với các axit béo omega-3 dồi dào có tác dụng chống viêm, giúp giảm các cơn đau bụng kinh, chướng hơi và hiện tượng chuột rút.

+ Thịt gà: Thịt gà là thực phẩm giàu hàm lượng protein, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động cho cơ thể cũng như hỗ trợ phòng ngừa triệu chứng uể oải, mệt mỏi trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B6 dồi dào có trong thịt gà sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

+ Các loại rau xanh lá: Các loại rau xanh lá, chẳng hạn như rau cải, súp lơ xanh, rau bina,… có hàm lượng cao chất xơ cùng sắt và nhiều loại vitamin A, C, E giúp giảm đau bụng kinh, phòng ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.

+ Các loại hạt: Một số loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt dẻ,… giàu ma giê cùng với axit béo Omega-3 sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cải thiện triệu chứng đau bụng kinh. Chúng cũng giúp kích thích cơ thể sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin làm giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

+ Chuối: Chuối là loại quả tốt cho mọi đối tượng, bao gồm cả những phụ nữ đang trong quá trình đau bụng kinh. Nguyên nhân bởi chuối giàu vitamin B6 và kali. Chúng có thể ngăn ngừa cơn co thắt tại tử cung, giữ lại được lượng nước cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

+ Bơ: Axit béo omega-3 là một trong những dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể nữ giới trong giai đoạn kinh nguyệt nhờ có tác dụng giảm đau tự nhiên và chúng cũng có nhiều trong bơ.

Trên đây là giải đáp có kinh nguyệt có nên đi đám ma không. Nếu các chị em có thắc mắc về kinh nguyệt cần được tư vấn miễn phí bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận