Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
282 lượt xem

Dấu hiệu sảy thai 3 tuần tuổi

Số liệu thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 10 đến 20% phụ nữ mang thai phải kết thúc thai kỳ sớm do sảy thai. Sớm phát hiện dấu hiệu sảy thai 3 tuần tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp bác sĩ can thiệp một cách kịp thời.

Sảy thai là gì và các dạng sảy thai thường gặp

Sảy thai là hiện tượng thai dừng phát triển và bị mất một cách tự nhiên vào trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

Các bác sĩ cho biết, có nhiều kiểu sảy thai khác nhau trên thực tế. Tùy thuộc vào triệu chứng, giai đoạn mang thai mà bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sảy thai thuộc trong các dạng sau:

  1. Sảy thai một cách hoàn toàn: Đây là hiện tượng trong đó tất cả các mô thai đã bị tống xuất ra khỏi cơ thể của người mẹ.
  2. Sảy thai không được hoàn toàn: Là tình trạng cơ thể của người mẹ giải phóng ra các mô bào thai nhưng vẫn còn một số mô bị sót lại ở trong tử cung.
  3. Dạng sảy thai lỡ: Đây là trường hợp phôi thai đã chết, tuy nhiên phần nhau thai và mô ở phôi vẫn còn nằm trong tử cung của người mẹ. Thực tế, phần lớn các trường hợp bị sảy thai lỡ đều không biết bản thân thai đã bị sảy cho đến kỳ khám thai tiếp theo.
  4. Tình trạng dọa sảy thai: Ở trường hợp này, cổ tử cung của thai phụ sẽ không giãn ra nhưng sẽ có hiện tượng chảy máu bất thường. Đối với trường hợp này nếu thai phụ được phát hiện và can thiệp kịp lúc, thai kỳ vẫn sẽ tiếp tục.
  5. Sảy thai liên quan tới tình trạng nhiễm trùng: Trong trường hợp các mô thai không được thải ra toàn bộ thì tình trạng nhiễm trùng tử cung có nguy cơ xảy ra. Điều này có thể dẫn tới hiện tượng sảy thai liên quan tới nhiễm trùng.

Sảy thai do nguyên nhân nào gây ra?

+ Sảy thai do thai nhi có bất thường về di truyền hoặc nhiễm sắc thể

Theo các bác sĩ, bào thai được hình thành, phát triển nhờ một bộ nhiễm sắc thể nhận được từ mẹ và một bộ nhiễm sắc thể nhận được từ bố. Trong trường hợp một đoạn nhiễm sắc thể bị lỗi hoặc bất thường sẽ gây nên những ảnh hưởng tới bào thai, dẫn tới sảy thai. Cụ thể, những bất thường này ở bào thai thường dẫn tới tình trạng:

  1. Thai bị chết lưu ở trong tử cung: Đã có sự hình thành phôi thai nhưng thai đã ngừng phát triển trước khi người phụ nữ phát hiện ra được bản thân đang mang thai.
  2. Noãn bị teo lại: Không có sự hình thành nào của phôi thai.
  3. Mẹ mang thai mol: Ở bào thai bình thường thường sẽ chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, một bộ được nhận từ mẹ và bộ kia được nhận từ bố. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ mang thai mol thì sẽ có thêm 1 bộ nhiễm sắc thể được nhân từ người bố. Trường hợp này nếu như xảy ra sẽ khiến trứng đã thụ tinh không thể sống sót, thai bị sảy ngay từ những tuần đầu thai kỳ.
  4. Tế bào trứng hoặc là tế bào tinh trùng bị hỏng: Phôi thai sẽ không thể tiếp tục phát triển dẫn đến tình trạng sảy thai.

+ Sảy thai do tình trạng sức khỏe và lối sống sinh hoạt của người mẹ

  1. Người mẹ có chế độ ăn uống trong thai kỳ không đầy đủ dinh dưỡng hoặc bị suy dinh dưỡng trước khi đậu thai.
  2. Bà bầu bị thừa cân/béo phì.
  3. Bà bầu sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia trong thời gian mang thai.
  4. Mắc các bệnh lý tuyến giáp và không được điều trị triệt để.
  5. Rối loạn nội tiết bên trong cơ thể.
  6. Bà bầu mắc bệnh đái tháo đường, không kiểm soát tốt đường huyết.
  7. Mắc các bệnh lý nhiễm trùng hoặc gặp chấn thương.
  8. Tử cung bà bầu có hình dạng, cấu tạo bất thường.
  9. Tăng huyết áp ở mức độ nghiêm trọng.
  10. Sử dụng thuốc không do bác sĩ chỉ định trong thời gian mang thai.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị sảy thai ở người phụ nữ

Nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn nếu:

  1. Mang thai khi tuổi đã cao: Theo các bác sĩ, nguy cơ sảy thai tăng lên theo tuổi. Tỷ lê tăng lên 40% ở tuổi 40 và tăng lên 80% khi người phụ nữ mang thai ở tuổi 45.
  2. Có tiền sử sảy thai: Những phụ nữ có tiền sử sảy thai có nguy cơ sảy thai cao hơn ở lần mang thai tới.
  3. Mắc các bệnh lý mạn tính: Các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy giáp hoặc cường giáp,… đều làm tăng nguy cơ sảy thai.
  4. Vấn đề ở tử cung/cổ tử cung: Bất thường ở tử cung/cổ tử cung hoặc tử cung/cổ tử cung yếu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
  5. Thực hiện xét nghiệm tiền sản xâm lấn: Việc thực hiện một số xét nghiệm di truyền xâm lấn trước khi sinh ở bà bầu như lấy mẫu lông nhung màng đệm hoặc chọc dò nước ối cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Dấu hiệu sảy thai 3 tuần tuổi

Theo các bác sĩ, dấu hiệu sảy thai 3 tuần tuổi thường bao gồm:

  1. Chảy máu ở âm đạo: Dấu hiệu phổ biến nhất, máu có thể chuyển đổi từ đốm hoặc dịch màu nâu, máu có màu đỏ tươi hoặc vón thành cục. Hiện tượng có thể xuất hiện trong vài ngày rồi tự biến mất. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu âm đạo cũng tương đối khá phổ biến trong những tháng đầu của thai kỳ mà chưa chắc có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Tốt nhất, bà bầu nên đi khám khi có dấu hiệu này để bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác.
  2. Một số dấu hiệu khác mà thai phụ có thể gặp phải là chuột rút, cảm giác đau bụng dưới, xuất hiện nhiều dịch nhờn tiết ra từ âm đạo, đau ngực, người mỏi mệt…
  3. Trong trường hợp sảy thai do thai phát triển bên ngoài tử cung, thai phụ có thể gặp triệu chứng đau bụng dai dẳng, dữ dội, thường xuất hiện ở một bên, chảy máu vùng âm đạo, đau vai, tiêu chảy, nôn mửa,…

Sảy thai được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

+ Chẩn đoán sảy thai

Để chẩn đoán người phụ nữ có bị sảy thai hay không, các bác sĩ có thể dựa vào các phương pháp:

  1. Thực hiện siêu âm: Đây là phương pháp đầu tiên được bác sĩ chỉ định khi thai phụ có dấu hiệu sảy thai. Các bác sĩ có thể tiến hành siêu âm qua thành bụng hoặc qua đường âm đạo.
  2. Thực hiện xét nghiệm máu: Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bà bầu làm các xét nghiệm máu để định lượng về mức hormone liên quan đến thai kỳ, đặc biệt là beta-human chorionic gonadotropin (β-hCG) và hormone progesterone.
  3. Thực hiện các xét nghiệm nhiễm sắc thể: Trong trường hợp thai phụ có tiền sử bị sảy thai từ 2 lần trở lên, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm này nhằm kiểm tra 2 vợ chồng có mang gene bất thường hay không.

+ Sảy thai được điều trị như thế nào?

Theo các bác sĩ, các phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy theo dạng sảy thai:

Đối với trường hợp dọa sảy thai, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhiều hơn. Một số vấn đề cần tránh trong thời gian này thường là tập thể dục và quan hệ tình dục.

Trong trường hợp thật sự bị sảy thai, việc điều trị của các bác sĩ sẽ tập trung vào việc xác định phôi thai đã ngừng phát triển hay chưa, đã ra hết hay vẫn còn sót lại,… Để có thể làm được điều này, các bác sĩ sẽ tiến hành:

  1. + Thực hiện siêu âm: Siêu âm giúp tìm kiếm những dấu hiệu nhiễm trùng. Trong trường hợp bà bầu không bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ để hiện tượng sảy thai diễn ra một cách tự nhiên. Thông thường thì quá trình này sẽ xảy ra trong vòng một vài tuần sau khi phôi thai được xác định là đã ngừng phát triển. Nếu như sau khoảng thời gian này, phôi thai không ra được hết thì bác sĩ sẽ cần được can thiệp bằng điều trị y tế hoặc thực hiện phẫu thuật.
  2. + Điều trị bằng y tế: Thuốc sẽ được cá bác sĩ tiến hành chỉ định trong các trường hợp phôi thai đã ngừng phát triển và không ra hết được một cách tự nhiên. Lúc này, các bác sĩ sẽ kê đơn cho người phụ nữ sử dụng các loại thuốc sau khi uống vào có tác dụng tống hết mô thai và nhau thai ra ngoài qua đường âm đạo. Thuốc có thể được dùng bằng cách uống trực tiếp hoặc đặt trong âm đạo.
  3. + Điều trị bằng can thiệp phẫu thuật: Trong trường hợp người phụ nữ sảy thai kèm theo đó là chảy máu nhiều hoặc là có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ cần phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung, sau đó sẽ loại bỏ mô nằm bên trong tử cung.

Lưu ý của bác sĩ sau sảy thai

Để giảm nguy cơ sảy thai, người phụ nữ nên:

  1. Dành nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe cũng như chữa lành những tổn thương về mặt tinh thần sau khi thai bị sảy.
  2. Nên trao đổi với các bác sĩ về thời gian thích hợp để có thể tiếp tục mang thai ở lần tiếp theo.
  3. Có lịch trình thăm khám tiền sản định kỳ thường xuyên hơn so với thời gian trước.
  4. Sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, rượu và các loại thuốc bất lợi cho thai nhi.
  5. Tầm soát tốt các bệnh mạn tính như đái tháo đường,…
  6. Thực hiện và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều ngũ cốc, trái cây, rau quả và thịt nạc.
  7. Cắt giảm lượng caffeine hàng ngày, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giới hạn ở mức dưới 200 mg caffeine trong một ngày.
  8. Lưu ý tránh một số thực phẩm khi mang thai có thể gây bất lợi cho sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé, chẳng hạn như phô mai mềm, đồ ăn sống hoặc chưa chín hẳn, nội tạng động vật,…
  9. Duy trì kiểm soát mức cân nặng trước khi mang thai ở mức khỏe mạnh bởi vì thừa cân/béo phì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Một người phụ nữ sẽ được coi là béo phì khi có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là giải đáp của bác sĩ dấu hiệu sảy thai 3 tuần tuổi. Ngay khi có dấu hiệu của tình trạng sảy thai, thai phụ cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kịp thời xử lý. Nếu có thắc mắc khác về sức khỏe trong thai kỳ cần được bác sĩ tư vấn miễn phí, hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!