Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
343 lượt xem

Dấu hiệu sảy thai 9 tuần tuổi như thế nào để nhận biết?

Sảy thai là tình trạng thai dừng phát triển, thai bị tống xuất ra khỏi tử cung trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ sảy thai ở bà bầu tương đối cao. Dấu hiệu sảy thai 9 tuần tuổi như thế nào để nhận biết?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ

Sảy thai là tình trạng có thể xảy ra vì nhiều lý do liên quan tới sức khỏe, trong đó có cả lý do nằm trong tầm phạm vi kiểm soát của con người. Các yếu tố có thể dẫn đến sảy thai ở người phụ nữ là:

  1. Tuổi tác: Nguy cơ sảy thai cao ở những phụ nữ mang thai lớn tuổi.
  2. Thói quen không lành mạnh: Như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, sử dụng các thức uống chứa caffein,…
  3. Không kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, cường giáp/suy giáp,…
  4. Có bất thường hoặc mắc các bệnh lý ở tử cung và buồng trứng.
  5. Bất thường/rối loạn nhiễm sắc thể: Thai nhi thường nhận được 2 bộ nhiễm sắc thể từ bố và mẹ. Khi nhiễm sắc thể có bất thường, bị rối loạn hoặc khiếm khuyết có thể dẫn tới sảy thai.
  6. Máu đông: Mẹ bầu mắc phải hội chứng kháng phospholipid gây ra cục máu đông có thể dẫn tới sảy thai.
  7. Cân nặng của người mẹ: Những phụ nữ nhẹ cân hoặc thừa cân có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những người phụ nữ có cân nặng ổn định.
  8. Từng bị sảy thai: Nguy cơ sảy thai cao hơn ở những người phụ nữ trước đó đã từng sảy thai.
  9. Yếu tố môi trường: Bà bầu tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm,… đều có thể dẫn đến sảy thai.

Dấu hiệu sảy thai 9 tuần tuổi như thế nào để nhận biết?

Trả lời câu hỏi dấu hiệu sảy thai 9 tuần tuổi như thế nào để nhận biết, theo các bác sĩ, khi sảy thai 9 tuần tuổi, cơ thể thường có các biểu hiện:

  1. Ra máu âm đạo: Hiện tượng ra máu ngoài âm trong những tháng đầu tiên của thai kỳ là bình thường. Đây là hiện tượng máu báo thai do thai đã làm tổ thành công tại tử cung. Tuy nhiên, trong trường hợp máu ra nhiều, đến mức độ thấm hết 1 miếng gạc trong khoảng thời gian 1 giờ hoặc ít hơn, máu có màu đỏ tươi hoặc màu nâu mận, đây có thể là dấu hiệu của sảy thai do nồng độ hormone đang giảm xuống.
  2. Dịch âm đạo bất thường kèm theo hiện tượng chuột rút: Trong trường hợp thai phụ xuất hiện triệu chứng ra mảng huyết dày, sau đó là sự xuất hiện của chất nhầy hồng hoặc xám, kèm theo tình trạng chuột rút. Đó có thể là dấu hiệu sảy thai sớm 9 tuần. Mẹ bầu lúc này nên tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, kiểm tra.
  3. Xuất hiện triệu chứng đau lưng kèm theo đau bụng dưới: Dấu hiệu sảy thai 9 tuần này rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng mang thai khác. Điểm khác biệt là nếu như tình trạng xuất hiện với tần suất thường xuyên, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.
  4. Mất các triệu chứng có thai một cách đột ngột: Các triệu chứng khi mang thai điển hình như buồn nôn, nôn khan, nhạy cảm mùi vị, đau tức ngực,… xuất hiện do sự gia tăng hormone trong cơ thể người phụ nữ nếu như đột nhiên biến mất là dấu hiệu có thể cho thấy bà bầu đã sảy thai.

Phân loại các dạng sảy thai

Các bác sĩ cho biết, có nhiều dạng sảy thai khác nhau được phân chia tùy thuộc vào triệu chứng và giai đoạn mang thai. Các dạng sảy thai có thể kể đến là:

  1. Sảy thai ở dạng hoàn toàn: Ở dạng sảy thai này, tất cả các mô của quá trình mang thai đã bị tống xuất ra ngoài cơ thể.
  2. Sảy thai dạng không hoàn toàn: Đối với dạng này, một số mô hoặc nhau thai trong quá trình mang thai không tống xuất ra được hết mà một phần vẫn còn bị sót lại trong cơ thể.
  3. Dạng sảy thai lỡ: Phôi thai đã chết nhưng bản thân người phụ nữ không biết hoặc là không có cảm nhận điều bất thường hay dấu hiệu gì.
  4. Dạng doạ sảy thai: Là dạng cảnh báo nguy cơ sảy thai, tình trạng sảy thai sẽ xảy ra nếu không được can thiệp xử lý kịp thời.
  5. Dạng sảy thai tự nhiên: Là tình trạng sảy thai không thể tránh khỏi với các triệu chứng chảy máu, chuột rút, giãn cổ tử cung,…
  6. Dạng sảy thai tự hoại: Là dạng có dấu hiệu nhiễm trùng ở bên trong tử cung.

Sảy thai được bác sĩ chẩn đoán như thế nào?

Trong trường hợp người phụ nữ có các dấu hiệu sảy thai sớm, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện siêu âm, nghe tim thai đối với trường hợp thai trên 8 tuần để xem thai nhi có còn đang phát triển hay không.

Cùng với đó, người phụ nữ cũng sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu để đo nồng độ gonadotropin màng đệm ở người (hay hCG). Trường hợp nồng độ hCG thấp hoặc giảm, điều này thường đồng nghĩa với việc thai đã bị sảy.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám phụ khoa để kiểm tra xem cổ tử cung của bà bầu đã bắt đầu giãn ra hay chưa. Trong trường hợp cổ tử cung bị giãn ra, tức là người phụ nữ có nguy cơ sảy thai rất cao.

Bác sĩ sẽ làm gì khi người phụ nữ bị sảy thai?

Sau khi sảy thai, kiểm tra tình trạng sức khỏe nếu người phụ nữ không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, các bác sĩ sẽ để cho mô thai tự trôi ra ngoài tự nhiên. Quá trình này có thể kéo dài trong khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn. Trong một số trường hợp, thuốc có thể được chỉ định để đẩy mô thai ra ngoài nhanh hơn.

Vào khoảng thời gian này, người phụ nữ sẽ cần duy trì một chế độ chăm sóc đặc biệt để giảm các triệu chứng khó chịu sau sảy thai, như đau bụng, chuột rút, mệt mỏi,… Có thể là:

  1. Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn: Để giảm đau do tình trạng chuột rút, các bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc là acetaminophen.
  2. Dùng các miếng chườm nóng: Song song với việc dùng thuốc giảm đau, tiến hành chườm nóng lên bụng hoặc là vùng lưng dưới sẽ giúp giảm đau và tạo cảm giác thoải mái hơn cho người phụ nữ.
  3. Không đặt bất cứ thứ gì vào trong âm đạo: Sau sảy thai 9 tuần, khu vực âm đạo rất dễ bị nhiễm trùng. Các bác sĩ khuyến cáo người phụ nữ nên sử dụng băng vệ sinh thay vì sử dụng tampon hay cốc nguyệt san.
  4. Kiêng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  5. Chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất: Các chị em cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để sức khỏe sớm phục hồi và có thể mang thai trở lại. Chú ý uống đủ nước, ăn uống điều độ, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
  6. Chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần: Sau sảy thai, người phụ nữ sẽ khó tránh khỏi tâm lý tiêu cực. Hãy cố gắng vực dậy tinh thần, vượt qua nỗi buồn để sớm ổn định tâm lý và sẵn sàng mang thai trở lại ở lần kế tiếp.
  7. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng: Trong trường hợp chị em có các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, dịch âm đạo ra nhiều, mùi hôi khó chịu, đau vùng bụng dưới,… cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế.

Sau khoảng thời gian 2 tuần, người phụ nữ sẽ được siêu âm hoặc xét nghiệm máu để xác định xem mô thai còn sót trong tử cung hay không. Nếu như bác sĩ phát hiện vẫn còn mô sẽ cần phải thực hiện thủ thuật để loại bỏ như:

  1. Thủ thuật hút chân không: Dụng cụ hút thai sẽ được đưa qua cổ tử cung và vào tử cung để hút lấy hết mô thai còn sót ra ngoài.
  2. Thủ thuật nong và nạo: Đối với phương pháp này, cổ tử cung sẽ được nong rộng, bác sĩ đưa dụng cụ vào bên trong để loại bỏ các mô còn sót.

Làm sao để phòng ngừa nguy cơ sảy thai?

Để phòng ngừa nguy cơ sảy thai, các bác sĩ đưa ra một số khuyến cáo sau đây:

  1. Bổ sung đẩy đủ acid folic: Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đầy đủ acid folic mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai. Theo khuyến cáo, các chị em phụ nữ nên dùng acid folic ít nhất 3 tháng trước khi có thai và tiếp tục dùng nó trong 3 tháng đầu để đạt được lợi ích tốt nhất.
  2. Duy trì một lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc, không sử dụng rượu bia, hạn chế lượng caffeine nạp vào mỗi ngày. Xây dựng các thói quen tốt, bao gồm ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, tập thể dục thường xuyên.
  3. Duy trì ổn định cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân/béo phì đều có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sảy thai. Do đó, các chị em nên cố gắng duy trì chỉ số khối cơ thể BMI trong giới hạn bình thường.
  4. Đề phòng nguy cơ nhiễm trùng: Tạo thói quen rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm,… Điều này sẽ giúp các chị em phụ nữ tránh được các bệnh dễ lây lan như cúm, thủy đậu, rubella,… Cũng đừng quên tiêm ngừa các loại vaccine trước khi mang thai để bảo vệ bản thân và thai nhi nhé.
  5. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính: Nếu như chị em đang có các vấn đề về sức khỏe như mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tự miễn, hãy đảm bảo kiểm soát tốt tình trạng bệnh trước khi mang thai.
  6. Duy trì đời sống tình dục lành mạnh: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể là tác nhân dẫn đến các biến chứng thai kỳ, bao gồm cả sảy thai. Vì thế, hãy chắc chắn rằng các chị em phụ nữ không mắc những bệnh lý này trước khi mang thai.

Bạn nên tham khảo thêm:

Trên đây là giải đáp của bác sĩ cho câu hỏi dấu hiệu sảy thai 9 tuần tuổi như thế nào để nhận biết? Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn, hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!