Sảy thai là điều mà không một ai mong muốn. Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sinh con thường mang vận đen nên cần kiêng không đi thăm vào những ngày đầu tháng. Vậy với người bị sảy thai thì sao? Đi thăm người sảy thai có xui không?
Những điều cần biết về tình trạng sảy thai
Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết sảy thai là tình trạng thai nhi ngừng phát triển và bị đẩy ra khỏi tử cung trước 20 tuần tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu gây sảy thai liên quan tới bất thường nhiễm sắc thể. Đặc biệt, nguy cơ sảy thai tăng trong trường hợp phụ nữ khi mang thai đã lớn tuổi (trên 35); Có tiền sử sảy thai trước đó; Thừa cân hoặc thiếu cân; Mắc các bệnh mạn tính; Bất thường trong tử cung như mô sẹo; Hút thuốc lá, sử dụng thuốc, uống rượu bia khi mang thai;…
Theo các bác sĩ, dấu hiệu của sảy thai có thể kể đến là:
– Xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của tình trạng sảy thai. Trên thực tế, chảy máu âm đạo do nguyên nhân sảy thai thường đi kèm với một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như hiện tượng co thắt mạnh ở tử cung, tương tự như trong kỳ kinh nguyệt, máu chảy ra thường có màu nâu hoặc màu đỏ tươi, máu ra nhiều, thấm hết một miếng băng vệ sinh trong một giờ hoặc ít hơn, máu có hiện tượng vón cục. Khi có hiện tượng chảy máu âm đạo, các chị em nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của thai.
– Xuất hiện chất nhầy âm đạo: Trong những tuần đầu tiên khi mang thai, bác sĩ cho biết sản phụ có thể bị những mảng huyết dày, kèm theo đó sẽ xuất hiện chất nhầy hồng hoặc xám, có hiện tượng chuột rút,… Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dọa sảy thai đang hoặc đã xảy ra.
– Có hiện tượng đau bụng dưới kèm theo tình trạng đau lưng: Khi các chị em xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới kèm theo tình trạng đau lưng, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gặp các bác sĩ để được kiểm tra chi tiết. Các cơn đau nếu thường xuất hiện ở khu vực thắt lưng, tình trạng đau dai dẳng hoặc là đau từng cơn, đây có thể là dấu hiệu các chị em đã sảy thai, đặc biệt nếu như chưa có hiện tượng bị xuất huyết. Các cơn co thắt thường sẽ xảy ra cách nhau từ 15 đến 20 phút và sẽ rất đau đớn. Nhưng cũng có trường hợp cơn đau này xuất hiện là sự thích nghi của tử cung đối với sự phát triển của bào thai.
– Không còn các triệu chứng của thai nghén: Trong trường hợp mất các triệu chứng thai nghén, đây là dấu hiệu của việc thai ngưng phát triển và bị sảy. Các dấu hiệu này bao gồm:
+ Mức hormone trong cơ thể thai phụ trở lại bình thường, nồng độ hCG giảm.
+ Ít hoặc không còn cảm giác buồn nôn.
+ Không còn cảm giác đang mang thai khi bầu vú bớt bị sưng và đau.
Đi thăm người sảy thai có xui không?
Đi thăm người sảy thai có xui không, theo quan niệm của nhiều người, những người bị sảy thai là những người không may mắn. Do đó, nếu đi thăm thì có thể mang vận xui vào người.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm cổ hủ. Trên thực tế, người phụ nữ sau sảy thai không chỉ sức khỏe yếu mà còn phải đối diện với tổn thương tâm lý nặng nề. Họ rất cần sự động viện, an ủi và chăm sóc của người thân trong gia đình. Do đó, việc đi thăm người sảy thai là điều nên làm, không nên cho rằng vì thế mà mang theo vận xui vào người.
Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau khi sảy thai
Để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sảy thai, bản thân người phụ nữ và người thân cần nắm được các vấn đề sau.
+ Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau sảy thai
Sau sảy thai, không chỉ thương tổn về mặt cơ thể mà tâm lý cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, các chị em phụ nữ cần được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Các chị em cũng có thể sẽ cảm thấy khó ngủ vì tinh thần lúc này đang bị ảnh hưởng. Chia sẻ cảm xúc với người thân cận để giải tỏa tâm lý và uống một cốc sữa nóng để có thể dễ ngủ hơn là lựa chọn phù hợp.
+ Dùng các thuốc không kê toa
Các cơn đau sau sảy thai có thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi trường hợp, lúc này có thể sử dụng các thuốc không kê toa để làm dịu cơn đau, giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Trong trường hợp các cơn đau ngày một tăng lên theo thời gian, các chị em cần đi gặp bác sĩ sớm.
+ Theo dõi nhiệt độ của cơ thể
Vào những đầu tiên sau khi sảy thai, bản thân người phụ nữ hoặc gia đình cần chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể cao trên 37.6 độ C, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhanh chóng đi khám. Sốt sau khi sảy thai có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.
+ Đảm bảo giữ vệ sinh đúng cách sau khi sảy thai
Các chuyên gia khuyến cáo chị em cần sử dụng băng vệ sinh cotton khi bị chảy máu sau sảy thai. Cần tiến hành thay băng vệ sinh sau mỗi 4 đến 6 giờ. Các chị em phụ nữ cũng cần lau người hoặc tắm mỗi ngày để điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Lưu ý không thụt rửa hoặc sử dụng các chất có tính sát khuẩn mạnh để vệ sinh khu vực vùng kín vì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
+ Chườm nóng hoặc lạnh sau sảy thai
Sau sảy thai, nhiều chị em phụ nữ có hiện tượng bị đau bụng, đau lưng,… Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu này.
+ Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh sau sảy thai
Để cơ thể mau chóng hồi phục, các chị em cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo các bữa ăn được cung cấp đầy đủ protein, carbohydrate, chất xơ, chất béo lành mạnh cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Chất béo lành mạnh có thể bổ sung qua các loại cá, dầu dừa, dầu olive.
- Bổ sung protein thông qua trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản,…
- Bổ sung các loại rau xanh, các loại đậu, rau củ quả để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.
- Uống đủ nước để cơ thể nhanh chóng phục hồi, đảm bảo uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm nước trái cây, trà thảo mộc. Cần tránh các loại đồ uống có chứa caffein, đồ uống có cồn vì chúng không tốt cho quá trình hồi phục sau sảy thai.
Sau khi bị sảy thai cần kiêng gì?
- Kiêng quan hệ tình dục: Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ cần tránh quan hệ tình dục tối thiểu là trong 2 tuần đầu sau khi sảy thai. Người phụ nữ cần chờ cho máu ngừng chảy và cổ tử cung có đủ thời gian để thực hiện việc co và đóng lại.
- Chú ý với vấn đề tắm gội: Các chị em phụ nữ sau khi sảy thai sức khỏe thường yếu nên sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc trúng gió. Do đó, trong khoảng thời gian này cần kiêng gió, kiêng nước. Không nên tắm ngay sau khi vừa bị sảy thai vì tắm bằng nước lạnh sẽ rất dễ làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh. Lúc này chỉ nên dùng khăn thấm nước ấm để lau người. Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi cơ thể đã khỏe hơn thì có thể tắm được nhưng không nên tắm quá lâu. Sau sảy thai, các chị em không nên tắm trong bồn vì tử cung bị tổn thương dễ khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập ngược lên trên theo âm đạo gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Các chị em tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, sát khuẩn mạnh để vệ sinh vùng kín, điều này sẽ gây mất cân bằng âm đạo, thậm chí là gây tổn thương nghiêm trọng tới vùng kín.
- Không nên có thai trở lại ngay: Trước khi các chị em lên kế hoạch có thai trở lại, cần tiến hành thăm khám, hỏi ý kiến của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe đã phù hợp để mang thai trở lại hay chưa. Trên thực tế, sau sảy thai, các chị em có thể mang thai trở lại tối thiểu sau 3 tháng sảy thai tự nhiên. Ở thời điểm này, tử cung và âm đạo về cơ bản mới bình phục và quay về tình trạng khỏe mạnh để có thể thụ thai. Trong trường hợp sảy thai do mang thai ngoài tử cung, thời gian thụ thai trở lại cần lâu hơn, từ 4 cho đến 6 tháng.
- Chị em phụ nữ cần kiêng vận động mạnh, làm việc nặng nhọc: Tử cung của người phụ nữ sau khi sảy thai thường rất nhạy cảm nên cần tránh làm việc nặng nhọc vì tổn thương ở bên trong có thể vẫn chưa lành.
- Cần kiêng việc ngồi xổm và gập bụng: Sau khi bị sảy thai, các chị em không nên ngồi xổm hay gập bụng. Lúc này, âm đạo chưa thực sự ổn định, sẽ gây lệch vị trí của các bộ phận sinh dục hoặc dẫn tới hiện tượng chảy máu tử cung.
- Vấn đề kiêng cữ ăn uống: Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, sau sảy thai, người phụ nữ cũng nên tránh các loại thực phẩm nhiều tinh bột, ít chất xơ, chẳng hạn như mì ăn liền, bánh quy, đồ ăn nhanh, đồ ăn ngọtm các món ăn có tính hàn, đồ ăn sống, món ăn cay nóng, các chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
Hướng dẫn phòng ngừa nguy cơ sảy thai
Để phòng ngừa nguy cơ sảy thai, các chị em cần lưu ý:
- Khi có ý định mang thai cần khám sức khỏe sinh sản để bác sĩ tầm soát, kiểm tra các bất thường về hệ thống sinh dục, sinh sản.
- Thực hiện việc tiêm phòng và bổ sung vitamin đầy đủ trước khi có ý định mang thai.
- Cần điều trị ổn định các bệnh mạn tính nếu có như đái tháo đường, tăng huyết áp, lao phổi, bệnh tuyến giáp,…
- Tránh hít phải khói thuốc lá, các chất độc hại từ bên ngoài môi trường.
- Kiểm soát cân nặng của bản thân trước và trong quá trình mang thai.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào.
Trên đây là giải đáp đi thăm người sảy thai có xui không. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần tư vấn, hãy để lại bình luận
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!