Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
5010 lượt xem

Rau đay kỵ với gì?

Rau đay kỵ với gì? Ăn rau đay tốt không? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Rau đay có thể dễ dàng chế biến thành những món canh thanh mát, thơm ngon, rất dễ ăn và giúp giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh những tác dụng của loại rau này thì cũng cần lưu ý khi kết hợp chúng với những thực phẩm khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care đi giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề rau đay kỵ với gì qua bài viết dưới đây.

Rau đay kỵ với gì?

Rau đay hay còn gọi là rau đay tía, đay quả dài thuộc họ rau đay. Theo Y học cổ truyền, rau đay được coi là loại rau mầm, có tính lạnh và không độc. Trong y học hiện đại thì rau đay là loại rau giàu chất dinh dưỡng, đứng thứ 4 trong nhóm rau giàu beta caroten, canxi, đứng thứ 3 trong nhóm rau giàu vitamin C và đặc biệt đứng thứ nhất về hàm lượng sắt.

Các bộ phận của cây rau đay được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Thân cây và vỏ cây được sử dụng để bện dây thừng, giấy hoặc nhiều sản phẩm khác. Canh rau đay nấu cua đồng ăn chung với cà pháo mắm tôm là món ăn đặc trưng của miền Bắc. Tại một số quốc gia, lá cây đay có thể được dùng như một chất làm đặc cho súp, món hầm hoặc nước sốt.

Theo các chuyên gia, đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy rau đay kỵ với gì nên có thể yên tâm khi lựa chọn các thực phẩm chế biến cùng để tạo thành các món ăn thơm ngon cho thực đơn hàng ngày.

Ăn rau đay có tác dụng gì?

Bên cạnh vấn đề ăn rau đay kỵ với gì thì nhiều người cũng băn khoăn không biết ăn rau đay tốt không? Để giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu các công dụng của rau đay đối với sức khỏe được các chuyên gia chia sẻ sau đây:

+ Nhuận tràng, phòng ngừa táo bón

Chất nhớt trong rau đay là một phương thuốc tự nhiên chống lại các triệu chứng táo bón hiệu quả mà ít người biết. Chất này khi vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột và bôi trơn đường ruột để thức ăn dễ dàng di chuyển xuống đại tràng. từ đó, giúp đại tiện dễ dàng và tránh được tình trạng táo bón.

Các chất như polysaccharide, sucrose, inositol có lợi cho hệ tiêu hóa, có khả năng ngăn ngừa ứ đọng chất thải đường ruột, tăng chuyển động đường ruột.

+ Thông tiểu, phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Theo Y học cổ truyền, có nhiều bằng chứng chứng minh tác dụng lợi tiểu của rau đay. Lá của loại rau này có khả năng thông tiểu nhờ tăng lượng nước tiểu và kích thích hoạt động bài tiết. Vì vậy, ray đay có lợi cho người đang gặp những vấn đề liên quan đến đường tiết niệu như tiểu rắt, bí tiểu hoặc đau buốt khi tiểu.

Công dụng của rau đay còn có khả năng kháng viêm tự nhiên nên khi dùng thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng ngăn ngừa tình trạng sưng, viêm ở các bộ phận có liên quan đến đường tiết niệu như bàng quang, ống dẫn nước tiểu,…

+ Tiêu độc, giải nhiệt

Rau đay có tính hàn nên thường được dùng trong các bài thuốc điều trị chứng bệnh nóng trong người. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiều người thường lựa chọn các món canh rau đay để giải nhiệt.

+ Chống còi xương

Trẻ nhỏ bị thiếu hụt canxi thường có nguy cơ bị còi xương và chậm phát triển. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi trẻ trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên thường xuyên chế biến các món ăn với rau đay. Bởi hàm lượng canxi dồi dào trong rau đay giúp hệ xương khớp của trẻ phát triển tốt hơn.

Các mẹ có thể dùng rau đay nấu cháo cua hoac canh, súp rau đay với tôm, cá để thay đổi đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé.

+ Khả năng chống viêm

Chất nhầy của lá đay có nhiều axit hữu cơ như vanillin, ferulic, hydroxybenzoic, coumaric, những thành phần này đều được chứng minh có khả năng chống viêm tốt. Mặc dù dược tính của chúng ở trong rau đay không mạnh nhưng vẫn có khả năng phòng ngừa một số bệnh viêm và lành tính hơn các loại thuốc khác.

+ Sơ cứu vết thương

Theo dân gian, chất nhớt từ rau đay được dùng để sơ cứu cho người bị rắn cắn hoặc gặp những chấn thương chảy máu khác trước khi kịp đến bệnh viện. Chỉ cần lấy một nắm ngọn rau đay rửa sạch, giã nát rồi chắt nước cốt, pha thêm chút muối cho người bị thương uống còn phần bã có thể đắp trực tiếp lên vết thương để cầm máu.

Đối với người bị rắn cắn, cần băng chặt lên chỗ đắp bã rau đay để không cho độc phát tán khắp cơ thể và nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

+ Rau đay giúp hỗ trợ giảm cân

Rau đay chứa lượng chất xơ cao, cần thiết trong việc cải thiện tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn rau đay có thể giảm nồng độ cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt, có lợi cho sức khỏe đặc biệt là những người muốn giảm cân. Ngoài ra, chất đồng của rau đay có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như giảm cân mà vẫn đảm bảo được sức khỏe.

+ Cải thiện giấc ngủ

Đối với những người bị rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và mất ngủ, lá đay có thể rất hữu ích. Lá cây rau đay rất giàu magie, là khoáng chất giúp điều trị và cải thiện các tình trạng đó. Magie hỗ trợ giải phóng các hormone giúp thư giãn và làm dịu các dây thần kinh. Bằng cách tăng lượng magie, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình để có giấc ngủ thoải mái và không bị gián đoạn.

+ Rau đay có tác dụng lợi sữa

Theo kinh nghiệm dân gian, rau đay có tác dụng lợi sữa. Vì vậy, phụ nữ sau sinh thường ăn rau đay để kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa. Mặt khác, sữa mẹ ăn nhiều rau đay còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bé.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích phụ nữ sau sinh nên ăn rau đay thường xuyên trong vài tuần đầu để tiết sữa nhanh và giảm thiểu nguy cơ táo bón sau sinh.

Tuy nhiên, cần lưu ý  phụ nữ sau sinh thường sợ lạnh, nếu muốn ăn canh rau đay để nhiều sữa thì nên cho thêm vài lát gừng tươi thái chỉ trước khi bắc nồi xuống.

+ Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Rau đay đứng đầu trong các loại rau, củ chứa nhiều sắt, nhất là cây đay có thân màu đỏ tía. Vì vậy, phụ nữ sau sinh và những người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng nên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn để cải thiện các triệu chứng thiếu máu.

Các món ngon từ rau đay

Dưới đây là một số món ăn dễ chế biến và tốt cho sức khỏe từ rau đay mà bạn đọc có thể tham khảo

  • Canh cua với rau đay

Đây là món ăn quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm của các gia đình Việt. Khi kết hợp rau đay với cua sẽ tạo nên một bát canh đầy đủ chất dinh dưỡng, thơm ngon, phù hợp với mùa hè nóng nực.

  • Canh rau đay nấu mướp thịt băm

Đây là một trong những món được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm thực đơn hàng ngày. Cách làm đơn giản, chỉ cần sơ chế các nguyên liệu gồm có rau đay, mướp. Sau đó, cho thịt vào chảo xào cho săn rồi cho nước, mướp, rau đay vào nấu chín. Cuối cùng, nêm gia vị cho vừa miệng là có một bát canh thịt thơm ngon.

  • Canh rau đay nấu riêu tôm

Canh rau đay riêu tôm cũng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, rất dễ ăn của nó. Món ăn có vị ngọt và mùi hương tự nhiên hòa quyện với hương vị của riêu tôm và nước dùng đậm vị. Đây sẽ là món canh cực thanh mát mà lại thơm ngon dành cho gia đình.

  • Canh cá rô với rau đay

Canh rau đay với cá rô là món ăn được nhiều người yêu thích bởi sự kết hợp hoàn hảo, giúp món ăn có vị đắng trứng nhưng không bị tanh khi nấu với cá.

Ngoài ra, bạn có thể nấu rau đay với các nguyên liệu khác nhau: Canh rau đay nấu tôm khô, rau đay nấu giò, canh rau đay nấu mướp nấm với thịt bằm, cháo cua đồng rau đay, rau đay nấu bề bề…

Ăn nhiều rau đay có tốt không?

Có thể thấy, rau đay mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngừa xơ cứng động mạch, kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, nếu như ăn quá nhiều rau đay mà loại bỏ các món ăn khác ra khỏi thực đơn hàng ngày cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mỗi ngày, cơ thể cần dung nạp một lượng cholesterol hợp lý để ngăn ngừa ung thư và các bệnh khác. Chỉ ăn rau đay mà loại bỏ hoàn toàn thịt hoặc tiếp nạp lượng protein không đủ dễ gây  bướu đường tiêu hóa. Không ăn thịt lâu ngày sẽ gây thiếu hụt vitamin B2. Rau xanh đa phần chứa ít kẽm, vì vậy người ăn chay lâu dài dễ bị thiếu kẽm nghiêm trọng.

Ăn một lượng rau vừa phải giúp thúc đẩy nhu động đường ruột và giúp đi tiểu dễ dàng. Tuy nhiên, nếu như ăn quá nhiều rau đay có thể dễ dàng gây khó tiêu. Vì vậy, người đang bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể gây chảy máu dạ dày ở bệnh nhân xơ gan, làm bệnh thêm trầm trọng.

Trẻ ăn quá nhiều rau đay sẽ gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí não. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng thì không nên ăn nhiều rau. Một số loại rau như cải bó xôi, cà chua, cần tây,… chứa lượng lớn axit oxalic, khi kết hợp với canxi có trong thực phẩm khác sẽ kết thành sỏi.

Đối với những người bình thường, cần căn cứ vào thể trạng cũng như sở thích của bản thân mà có cách lựa chọn phương pháp ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc rau đay kỵ với gì. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận