Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
566 lượt xem

Sinh mổ ăn quýt được không?

Quý là loại quả không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với sản phụ sau sinh cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ khi lựa chọn các thực phẩm bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và nguồn sữa cho bé. Vậy sinh mổ ăn quýt được không? Hãy cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA QUÝT

Quý là một loại quả chứa nhiều chất xơ và không chứa chất béo nên rất tốt cho sức khỏe. Trong 100g quýt chứa:

  1. Năng lượng: 53 Kcal
  2. Carbohydrate: 13.34g
  3. Chất đạm: 0.81g
  4. Tổng số chất béo: 0.31g
  5. Chất xơ: 1.8 g
  6. Vitamin B9: 16 g
  7. Vitamin B3: 0.376 mg
  8. Vitamin B5: 0.216 mg
  9. Vitamin B1: 0.058 mg
  10. Vitamin C: 26.7 mg
  11. Vitamin A: 681 IU
  12. Vitamin E: 0.20 mg
  13. Canxi: 37 mg
  14. Đồng: 42 µg
  15. Sắt: 0.15 mg
  16. Natri 2 mg
  17. Kali: 166 mg
  18. Magiê : 12 mg
  19. Manga: 0.039 mg
  20. Kẽm: 0.07 mg
  21. Carotene-a: 101 µg

Tất cả các loại trái cây họ cam quýt đều chứa nhiều vitamin C, đặc biệt là quýt. Vitamin C có trong quýt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cân bằng trọng lượng cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn quýt còn giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.

SINH MỔ ĂN QUÝT ĐƯỢC KHÔNG?

Sau sinh mổ ăn quýt được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quýt là loại quả chứa nhiều dưỡng chất và được mọi người yêu thích bởi chúng dễ ăn. vị ngọt thanh mát tạo cảm giác ngon miệng.

Nếu chị em đang phân vân sinh mổ ăn quýt được không thì câu trả lời là Có. Quýt không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn đem lại nhiều lợi ích:

  • Bổ sung nước cho cơ thể

Thành phần chính có trong quýt là nước, trong 100g quýt tươi chứa đến 89.4g nước. Đây là chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng. Do đó, ăn quýt giúp cơ thể bổ sung lượng nước cần thiết, tăng cường sức khỏe.

  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Giống như các loại trái cây có múi khác, cam rất giàu vitamin C. Trên thực tế, một quả cam vừa có thể cung cấp tới 26% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn.

Vitamin C đóng vai trò trung tâm trong nhiều khía cạnh của sức khỏe, nhưng đáng chú ý nhất là tác động của nó đối với chức năng miễn dịch.

Bổ sung đủ vitamin C mỗi ngày có thể giúp giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh về đường hô hấp thông thường như cảm lạnh. Không chỉ vậy, sự thiếu hụt vitamin quan trọng này thậm chí có thể dẫn đến giảm sức đề kháng với bệnh tật và nhiễm trùng.

  • Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Một trong những lợi ích lớn nhất của cam là vị thế ấn tượng của chúng như một loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm: naringin, naringenin, nopridin, naringin và hesperidin.

Chất chống oxy hóa là những hợp chất mạnh giúp chống lại tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, từ đó giảm viêm nhiễm và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường…

  • Thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa

Với 1,5 gam chất xơ được chứa trong mỗi quả quýt, thêm quýt vào chế độ ăn hàng ngày của bạn là một cách tuyệt vời để hỗ trợ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa mà không bị tiêu hóa, giữ cho nước khối thực phẩm khi di chuyển, tạo khối phân, kích thích trực tràng, chống táo bón.

Ngoài việc ngăn ngừa táo bón, tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa khác, bao gồm bệnh trĩ, loét dạ dày và viêm túi thừa, một tình trạng gây viêm đường tiêu hóa.

  • Giảm cân với quýt

Sinh mổ ăn quýt được không? Quýt là loại quả chứa ít calo và nhiều chất xơ, không chứa chất béo nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu. Nhờ vậy, mẹ sau sinh có thể ăn quýt giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, lượng nobilet trong quýt còn có khả năng đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa hình thành và sản sinh chất béo, từ đó giúp mẹ kiểm soát cân nặng sau sinh tốt hơn.

  • Hỗ trợ sức khỏe xương khớp

Trong mỗi quả quýt tươi đều chứa hàm lượng kali cao, khoảng 130mg. Đây là chất giúp ngăn ngừa khô dịch xương khớp rất tốt. Ngoài ra, ăn quýt còn giúp hạn chế đau đầu, giảm sưng viêm, phục hồi vết thương nhanh chóng,… Lợi ích của quýt rất tốt với phụ nữ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ. Vì vậy, sản phụ có thể yên tâm lựa chọn quýt vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

  • Tốt cho mắt

Trong quýt chứa hàm lượng vitamin A cao, nhờ vậy mà ăn quýt giúp tăng cường sức khỏe mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Bé hoàn toàn có thể hấp thụ được lượng vitamin A qua sữa mẹ để đôi mắt phát triển tốt nhất.

  • Bổ sung vitamin B tốt cho trí não

Mặc dù quýt không chứa nhiều vitamin B nhưng đây cũng là nguồn bổ sung 1 phần vitamin B tốt cho hoạt động của não bộ, giảm căng thẳng cho mẹ sau sinh. Đồng thời, những khoáng chất chứa trong quýt có tác dụng ngăn ngừa máu đông, tốt cho tuần hoàn và lưu thông máu. Vì vậy, sinh mổ ăn quýt được không thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

  • Vitamin E trong quýt giúp chống lão hóa

Các mẹ sau sinh thường gặp nhiều vấn đề về da, đặc biệt là lão hóa. Lúc này quýt sẽ có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp của các chị em nhờ thành phần vitamin E dồi dào. Đây là chất cấp ẩm tốt cho da, vì vậy da sẽ đủ nước để ngăn ngừa tình trạng lão hóa. Vì vậy, sau sinh chị em có thể yên tâm ăn quýt để hỗ trợ sức khỏe và làm đẹp da.

SINH MỔ ĂN QUÝT CẦN LƯU Ý GÌ?

Như đã tìm hiểu ở trên thì sinh mổ có thể ăn quýt để mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn quýt cho mẹ sau sinh:

  1. Thời gian ăn: Khoảng thời gian tốt nhất để mẹ ăn quýt là sau bữa ăn chính 1 giờ. Không nên ăn lúc đói vì tính axit trong quýt có thể làm tổn thương dạ dày.
  2. Liều lượng: Ăn quýt tốt nhưng không đồng nghĩa với việc ăn quá nhiều. Sản phụ chỉ nên ăn tối đa 100 – 200g/ngày (tương đương 1 – 3 quả).
  3. Cách ăn: Quýt có loại chua, loại ngọt. Bà đẻ nên chọn những trái ngọt, hoặc không nên chua gắt quá, hại dạ dày, không tốt cho tiêu hóa của cả mẹ và con. Đồng thời, không ăn quýt cùng với uống sữa vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi.
  4. Mua quýt: Mẹ sau khi sinh ăn quýt nên chú ý chọn mua những quả tươi, ngon, có nguồn gốc đảm bảo, vì quýt là loại trái cây dễ bị ngâm thuốc.
  5. Sau khi ăn quýt nên súc miệng sạch sẽ hoặc cẩn thận hơn có thể đánh răng để tránh làm tổn hại đến men răng, gây các bệnh về răng miệng.

SINH MỔ NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Ngoài vấn đề sinh mổ ăn quýt được không thì nhiều người cũng băn khoăn không biết sinh mổ nên ăn gì và không nên ăn gì để đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng. Cùng tham khảo những thực phẩm tốt cho sản phụ sau sinh mổ được liệt kê sau đây:

  • Bổ sung thực phẩm giàu protein

Đây là nhóm chất có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng hơn vì chúng giúp tái tạo tế bào và những mô bị hư hại sau khi mổ. Những thực phẩm chứa nhiều protein như sữ, đậu phụ, các loại hạt,…

  • Thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao

Sinh mổ khiến chị em mất đi một lượng máu lớn, vì vậy việc bổ sung sắt sẽ hỗ trợ quá trình tạo máu trong cơ thể. Những thực phẩm chứa lượng sắt cao như: bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, nho, chuốt, hạt hạnh nhân, óc chó,…

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin C đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương: ớt chuông, cam, quýt, bông cải xanh, dâu tây, cà chua, súp lơ, khoai tây, rau bina và đậu Hà Lan.

Vitamin A giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm: khoai lang, bí, cà rốt, xoài, mơ, cải xoăn, rau bina, trứng, đậu, cá hồi, cá ngừ,…

Vitamin E hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm sẹo: mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật như dầu cây rum và dầu đậu tương, rau bina, bông cải xanh,…

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen và tổng hợp protein: thịt, hải sản, các loại hạt, đậu, phô mai và sữa.

  • Nhóm thực phẩm giúp lợi sữa

Các thực phẩm hỗ trợ tăng lượng sữa cho mẹ: cháo thịt bò, cháo móng giò đu đủ xanh, cháo mè đen,…

Ngoài ra, sau sinh cũng cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể ít nhất 1.5- 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước. Bên cạnh đó, mẹ có thể uống thêm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tất cả các thực phẩm cần được đảm bảo chất lượng, vệ sinh và nấu chín kỹ.

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn sau sinh mổ thì chị em cũng cần tránh những thực phẩm sau đây:

  1. Không nên ăn những thực phẩm có tính hàn vì nó sẽ có thể làm cho cơ thể sản phụ nhiễm lạnh, ức chế sự ngưng tụ máu khiến cho vết mổ sẽ khó lành, lâu lành hơn. Một số thực phẩm có tính hàn cần tránh như cua, ốc, hay rau đay,…
  2. Những thực phẩm như gạo nếp, lòng trắng trứng, rau muống,… có thể gây viêm vết mổ, dễ gây sẹo lồi,… vì thế, bạn nên tránh những thực phẩm này.
  3. Không nên ăn những thực phẩm nhiều mỡ như da của các loại gia cầm (da gà, da vịt,..), không nên ăn đồ ăn chiên xào,…
  4. Không ăn những thực phẩm cay nóng, chẳng hạt như ớt hoặc hạt tiêu,…
  5. Không sử dụng chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
  6. Không ăn thực phẩm tái sống.
  7. Nên tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
  8. Nếu sản phụ bị cao huyết áp thì không nên ăn thức ăn quá mặn.

Việc kiêng cữ sau sinh mổ nên ăn gì đều cần có sự tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa sản hoặc dinh dưỡng.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc sinh mổ ăn quýt được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận