Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
394 lượt xem

Triệu chứng mang thai tuần đầu tiên

Nhận biết triệu chứng mang thai tuần đầu tiên tạo điều kiện cho chị em được khám thai sớm, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh hoặc trong một vài trường hợp mang thai ngoài ý muốn có thể chủ động chấm dứt thai kỳ, giúp hạn chế tối đa những biến chứng về sức khỏe. Vậy các dấu hiệu đó là gì?

Người phụ nữ bắt đầu mang thai khi nào?

Mang thai là kết quả của quá trình thụ thai, được tính kể từ lúc tinh trùng bắt đầu di chuyển qua âm đạo đi vào tử cung, để bắt đầu quá trình thụ tinh cùng với trứng ngay trong ống dẫn trứng.

Quá trình thụ thai có thể xảy ra khi người phụ nữ có hiện tượng rụng trứng. Vào thời kỳ rụng trứng, hiện tượng giải phóng trứng sẽ xảy ra ở 1 trong 2 buồng trứng. Trứng sau khi được giải phóng sẽ đi xuống ống dẫn trứng và ngay tại đây nếu như gặp được tinh trùng sẽ xảy ra quá trình thụ tinh.

Các bác sĩ cho biết thời gian để trứng có thể thụ tinh được với tinh trùng là khoảng từ 12 đến 24 giờ. Đặc biệt, tinh trùng khỏe mạnh có thể sống tối đa tới 5 ngày trong cơ quan sinh dục-sinh sản của người phụ nữ. Bởi vậy, khi trứng được giải phóng, tinh trùng của nam giới có từ quá trình giao hợp từ vài ngày trước đó vẫn có thể thụ tinh với trứng. Ngoài ra thì khi người phụ nữ quan hệ tình dục vào thời gian trứng rụng, trứng vừa rụng có thể thụ tinh ngay với tinh trùng.

Để quá trình thụ thai diễn ra, cần đảm bảo về sự có mặt của cả hai yếu tố là:

  1. Tế bào trứng của người vợ: Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ giải phóng ra từ 1 đến 3 quả trứng. Khi trứng rụng, trứng sẽ phải đi qua loa vòi để tiến vào ống dẫn trứng. Sau khi rụng, trứng chỉ có thể tồn tại được trong khoảng thời gian 24 – 30 giờ. Do đó, muốn thụ thai thành công, trứng cần được thụ tinh với tinh trùng trong khoảng thời gian này. Nếu như quá thời gian trên, trứng không gặp được tình trùng, quá trình thụ tinh không diễn ra, trứng sẽ tự thoái triển sau đó được đưa ra ngoài cùng với máu kinh của kỳ kinh tiếp theo.
  2. Tế bào tinh trùng của người chồng: Theo các bác sĩ, tinh trùng của một người đàn ông được sản xuất liên tục, nhưng phải cần từ 2 tới 3 tháng mới hình thành được tế bào tinh trùng mới. Khi xuất tinh, một người đàn ông có thể phóng thích từ 40 tới 300 triệu tinh trùng. Tuy nhiên, chỉ có 1 tinh trùng là có khả năng thụ tinh được với trứng. Khi đi vào cơ quan sinh dục-sinh sản người phụ nữ, tinh trùng có thể sống tối đa tới 5 ngày trong ống dẫn trứng và nếu như gặp được trứng trong thời gian này, quá trình thụ tinh từ đó sẽ diễn ra.

Trên thực tế, quá trình thụ thai thành công sẽ bao gồm 2 giai đoạn là:

  • Giai đoạn thứ nhất: Trứng và tinh trùng gặp được nhau

Khi nam giới quan hệ tình dục và đạt cực khoái, nam giới sẽ xuất tinh vào trong âm đạo. Tinh trùng được đẩy vào tử cung, cổ tử cung của nữ giới liên tục co thắt để cho tinh trùng dễ dàng di chuyển hơn.

Trên đường đi, tinh trùng sẽ gặp trở ngại đầu tiên là chất nhầy ở cổ tử cung. Tuy nhiên, chất nhầy này thường có xu hướng đặc và dẻo vào trước và sau khi rụng trứng. Nhưng đối với những ngày quanh thời điểm trứng rụng, chất nhầy lại trơn, lỏng và mịn nên tinh trùng có thể dễ dàng bơi qua được.

Phần lớn tinh trùng sẽ bị mắc kẹt vì bị chết ở trên đường đi hoặc không di chuyển được vào trong ống dẫn trứng. Thực tế, có rất ít tinh trùng đến được ống dẫn trứng để tiếp cận trứng. Khi đã gặp được trứng, các tinh trùng phải xâm nhập qua lớp vỏ bên ngoài của trứng mới có thể vào được bên trong trứng. Chỉ cần có một tinh trùng xâm nhập được vào trong trứng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra. Lớp vỏ ngoài của trứng sẽ ngăn chặn mọi sự xâm nhập của các con tinh trùng khác.

  • Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn thụ thai

Trứng và tinh trùng sau khi đã thụ tinh thành công, nó sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng và tiến hành phân chia tế bào. Khoảng 1 tuần sau khi thụ tinh thành công, trứng đã được thụ tinh sẽ đi đến tử cung, thành 1 cụm với khoảng 100 tế bào được gọi là phôi nang.

Phôi nang lúc này dần bám chắc vào nội mạc tử cung. Nhờ hormone progesterone và estrogen, lớp nội mạc tử cung dày lên, phôi nang có chất dinh dưỡng để phát triển, hình thành nên thai nhi.

Khi quá trình phân chia của các tế bào lại tiếp tục diễn ra, một số sẽ phát triển thành thai nhi trong khi một số khác sẽ hình thành nhau thai nhằm giúp cung cấp oxy và nuôi dưỡng bào thai. Lúc này, các hormone sẽ được tiết ra, báo hiệu cơ thể biết về sự có mặt của thai nhi trong tử cung, nhờ đó tử cung không bong niêm mạc ra nữa. Kết quả là, bắt đầu từ tháng quá trình thụ thai thành công, kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ không xuất hiện.

Triệu chứng mang thai tuần đầu tiên

Khi đậu thai thành công, các triệu chứng mang thai tuần đầu tiên có thể kể đến là:

  1. Hiện tượng trễ kinh

Nếu như các chị em phụ nữ có hiện tượng bị trễ kinh từ 5 ngày trở lên, tuy nhiên trước đấy có quan hệ tình dục không an toàn, khả năng mang thai là rất cao.

  1. Xuất hiện máu báo thai

Các bác sĩ cho biết quá trình làm tổ của phôi thai tại vị trí tử cung sẽ gây tổn thương tới niêm mạc, từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết. Máu báo thai thường là những đốm nhỏ, màu đỏ tươi, màu hồng hoặc là nâu và chỉ xuất hiện trong thời gian từ 1 – 2 ngày.

  1. Tăng tiết khí hư

Khí hư thường ra nhiều hơn khi mang thai. Dịch đặc hơn, có màu trắng sữa.

  1. Mệt mỏi

Người phụ nữ có cảm giác mệt mỏi, bản thân không muốn làm gì. Điều này thường xảy ra khi thụ thai thành công.

  1. Cảm giác buồn tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn mọi ngày

Khi mang thai, chị em sẽ có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

  1. Buồn nôn và nôn khan

Buồn nôn và nôn khan – đây là những biểu hiện đặc trưng của người phụ nữ khi mang thai ở những tuần đầu, thường có thể kéo dài trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.

  1. Thân nhiệt tăng cao

Hormone progesterone tăng cao trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân khiến cho thân nhiệt của thai phụ tăng nhẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này thân nhiệt bà bầu thường sẽ tăng thêm 0,5 độ C so với bình thường.

  1. Cảm thấy nóng, lạnh một cách thất thường

Cảm giác nóng và lạnh thất thường có thể là biểu hiện thông thường khi bắt đầu người phụ nữ mang thai và xuất hiện trong suốt thai kỳ.

  1. Đau đầu

Người phụ nữ có thể bị đau đầu trong những tuần đầu tiên của thai kỳ do sự thay đổi về hormone.

  1. Thường xuyên chóng mặt

Mang thai khiến cơ thể phải hoạt động vất vả hơn, gây áp lực lên hệ thống tim mạch. Khi cơ thể chưa dần thích nghi có thể khiến chị em thường xuyên cảm thấy chóng mặt.

  1. Tâm trạng thay đổi thất thường

Sự thay đổi về hàm lượng nội tiết tố có thể khiến mẹ bầu rất nhạy cảm, tâm trạng thay đổi thất thường hơn.

  1. Khó thở khi mang thai

Khi mới mang thai, một số chị em sẽ có triệu chứng khó thở.

  1. Đau lưng

Tình trạng đau lưng xuất hiện khá phổ biến ở những thai phụ mang thai những tuần đầu.

  1. Đau bụng âm ỉ

Quá trình thai kỳ thúc đẩy bơm máu tới cơ quan sinh sản cộng thêm việc tăng kích thước trứng đã được thụ tinh khiến cho bề mặt lớp cơ tử cung kéo giãn, từ đó gây nên tình trạng đau bụng âm ỉ.

  1. Trướng bụng

Sự gia tăng về hormone progesterone trong thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó chị em thường cảm thấy bị trướng bụng, khó tiêu.

  1. Nhạy cảm với mùi vị

Trong 3 tháng đầu mang thai, nồng độ estrogen tăng cao khiến cho khứu giác, vị giác của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn.

  1. Thèm ăn

Mang thai có thể khiến các chị em thèm ăn hơn do sự thay đổi hormone và là tín hiệu của cơ thể cần bổ sung dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai kỳ.

  1. Tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt – đây là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà mẹ bầu có thể gặp phải đấy nhé.

  1. Ngủ nhiều

Hormone progesterone tăng cao, tình trạng này có thể gây mất cân bằng năng lượng bên trong cơ thể. vì thế, thai phụ luôn có cảm giác thèm ngủ, ngủ nhiều hơn bình thường.

  1. Nướu sưng và đau

Khi phụ nữ mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao làm cho vi khuẩn và mảng bám phát triển nhanh hơn, dễ dàng tấn công nướu gây sưng đau.

  1. Căng tức ngực, đầu vú sẫm hơn

Lượng hormone trong cơ thể thay đổi khi mang thai có thể khiến cho lưu lượng máu ở vùng ngực tăng lên, từ đó dẫn đến tình trạng căng tức. Đầu vú sẫm màu và nhô ra.

  1. Táo bón

Progesterone cũng là nguyên nhân khiến hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên kém hiệu quả gây ra hiện tượng táo bón.

  1. Thay đổi màu sắc vùng kín

Vùng kín thường chuyển sang màu đỏ thẫm hơn khi mang thai do sự gia tăng lưu lượng máu.

  1. Xuất hiện rôm sảy

Hiện tượng nổi rôm sảy có thể sẽ xảy ra, xuất hiện nhiều ở những vùng da có nhiều nếp gấp do mức thân nhiệt cơ thể tăng cao, lượng mồ hôi không đào thải kịp.

  1. Nổi mụn

Các tuyến dầu trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn bình thường khi mang thai có thể gây nổi mụn do bít tắc dầu ở các lỗ chân lông.

  1. Nám da

Sự thay đổi hormone khi mang thai có thể làm tăng sắc tố melanin gây nám da.

  1. Tóc rụng

Các bà bầu khi mang thai có thể gặp phải tình trạng rụng tóc ở mức độ nhẹ do sự thay đổi nội tiết.

  1. Chảy máu cam

Triệu chứng chảy máu cam có thể gặp phải ở những người mới mang thai.

  1. Chuột rút

Hiện tượng chuột rút có thể xảy ra khi người phụ nữ mang thai.

  1. Cân nặng thay đổi

Trong những tuần đầu, thai phụ có thể tăng cân do thường xuyên thèm ăn và cũng có thể sụt cân do chán ăn vì ốm nghén.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ triệu chứng mang thai tuần đầu tiên. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần bác sĩ tư vấn, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận