Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
397 lượt xem

Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng do nguyên nhân nào?

Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng do nguyên nhân nào hiện là câu hỏi đang được nhiều cha mẹ quan tâm. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc em bé đúng hơn.

Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng do nguyên nhân nào?

Giải đáp câu hỏi vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng do nguyên nhân nào, các bác sĩ cho biết, theo thời gian, khi người phụ nữ mang thai, hàm lượng nội tiết tố nữ, cụ thể ở đây là hormone estrogen ở trong máu của người mẹ sẽ từ nhau thai vào máu của con.

Sau khi mẹ sinh em bé, lượng nội tiết tố này bị sụt giảm ở trẻ sơ sinh do không còn được gắn với nhau thai nữa. Điều này dẫn đến hiện tượng vùng kín của bé ra chất dịch có bợn trắng giống như huyết trắng.

Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, mẹ chỉ cần tiến hành vệ sinh vùng kín của em bé bằng bông gòn sạch cùng với nước ấm, chùi từ trên xuống phía dưới, không lau ngược từ hậu môn đi lên vì điều này có thể làm chất dơ ở hậu môn nhiễm vào vùng kín em bé.

Thông thường, hiện tượng có thể tự hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bợn trắng này có mùi hôi, kéo dài kèm theo các triệu chứng dưới dây, mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ để kiểm tra xem liệu có phải bé đang bị viêm nhiễm không.

  1. Bé quấy khóc, sờ và gãi vùng kín thường xuyên.
  2. Môi nhỏ của vùng kín dính với nhau, lỗ tiểu bị che kín, khi đi tiểu không thành dòng mà bị tắc và chia nhỏ tia.
  3. Vùng kín mẩn đỏ, nổi hăm hoặc rôm sảy li ti.

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé gái sơ sinh hàng ngày

Các bác sĩ cho biết, việc vệ sinh mông luôn phải đi kèm với việc thay quần áo mới cho bé. Vệ sinh vùng này thường xuyên sẽ rất tốt, giúp bảo vệ làn da của em bé bởi vì ở trong phân và nước tiểu có chứa tính axit và các tác nhân gây hại.

Cha mẹ cần phải chú ý việc làm khô da của em bé với khăn tắm thấm nước bằng việc vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, cần đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn của bé. Vùng sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc một cách kỹ lưỡng.

Đối với các bé gái, cần sử dụng miếng gạc hay vải cotton ướt không có xà phòng để thực hiện vệ sinh trong mọi nếp gấp, kể cả mép âm đạo, theo hướng  từ âm hộ xuống tới hậu môn.

Cụ thể, cha mẹ cần thực hiện các bước sau để tiến hành vệ sinh cho em bé:

  1. Bước 1: Cha mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi tiến hành tắm rửa, vệ sinh cho em bé. Cần chuẩn bị một chậu nước ấm, nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước, khoảng 35-38 độ C là phù hợp.
  2. Bước 2: Cha mẹ sử dụng miếng khăn xô mềm, nhúng miếng khăn ướt nước ấm và quấn quanh ngón tay trỏ hoặc là ngón cái, sau đó nhẹ nhàng lau dọc xung quanh vùng kín của em bé.
  3. Bước 3: Cha mẹ tiếp tục sử dụng khăn mềm sạch, nhúng ướt, quấn quanh ngón tay của mình rồi nhẹ nhàng chùi dọc theo các nếp gấp vùng kín. Không cần thiết phải tách môi âm đạo ra, hãy lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn. Cha mẹ lưu ý là không thực hiện việc lau rửa sâu vào bên trong. Cũng không nên dùng xà phòng vì có thể sẽ làm cho em bé bị rát. Cần thực hiện đúng động tác rửa từ đằng trước ra đằng sau để đảm bảo vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập vào vùng kín của em bé.
  4. Bước 4: Sau khi tiến hành vệ sinh vùng kín cho em bé xong, mẹ có thể sử dụng khăn mềm sạch để thấm khô vùng kín của bé rồi mới đóng bỉm và mặc quần áo vào cho bé.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín của bé gái sơ sinh

Trẻ ở trong độ tuổi sơ sinh sẽ đặc biệt nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường ở bên ngoài. Bởi vậy, cha mẹ hãy nhớ kỹ những lưu ý dưới đây của bác sĩ để đảm bảo việc vệ sinh cho em bé được sạch sẽ:

  1. Không nên tắm cho bé sơ sinh trước khi cuống rốn rụng (khoảng thời gian cho cuống rốn rụng từ 1 đến 3 tuần) vì nguy cơ nhiễm trùng cao. Thay vào đó hãy lau người cho bé với khăn ướt và mềm.
  2. Việc thụt rửa sâu vào vùng kín của bé tuyệt đối không nên vì đối với trẻ sơ sinh, kết cấu của âm đạo còn đang rất hẹp và rất dễ tổn thương.
  3. Cha mẹ khi chọn chậu tắm cho em bé cần phải lưu ý trong việc chọn lựa loại có thiết kế nằm ngửa ngồi có kích thước phù hợp. Nên đổ nước nông ngập nửa thau, không để cho nước tràn vào mắt, mang tai, lỗ mũi của em bé.
  4. Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi theo các bác sĩ chưa nhất thiết cần phải dùng sữa tắm vì việc sử dụng chúng có thể làm cho da của trẻ bị khô và dễ kích ứng, giai đoạn khi em bé đã rụng rốn mới đủ vững để tắm trong bồn hoặc chậu và lúc đó cha mẹ có thể lựa chọn loại sữa tắm thật dịu nhẹ, phù hợp với làn da của em bé sơ sinh.
  5. Trong trường hợp cha mẹ muốn sử dụng dung dịch vệ sinh cho em bé ở giai đoạn này, cần tham khảo hướng dẫn của các chuyên gia y tế để có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp với em bé.
  6. Nhiều cha mẹ áp dụng theo kinh nghiệm dân gian, tắm rửa cho trẻ sơ sinh bằng các loại nước lá để trị chứng mụn nhọt, ngứa ngáy, giúp cho con dễ ngủ hơn. Tuy nhiên cần phải lưu ý là nên chọn mua và sơ chế nguyên liệu cẩn thận, tránh để tạp chất vì có thể khiến cho nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
  7. Cha mẹ tuyệt đối không nên bôi gel hoặc bất kì một loại kem nào vào trực tiếp hay gần sát vào khu vực vùng kín của bé khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.
  8. Cha mẹ cần thường xuyên thay bỉm tã cho con. Nếu để lâu, một lượng vi khuẩn lớn có trong nước tiểu cùng với phân có thể làm cho vùng kín của em bé bị viêm nhiễm.
  9. Cha mẹ cũng không nên sử dụng phấn rôm để làm khô vùng bẹn, mông, vùng kín của em bé. Nguyên nhân bởi các tinh thể phấn rôm siêu nhỏ, rất dễ phát tán trong không khí nên có thể dẫn đến ngạt đường thở và nhiều bệnh hô hấp khác cho trẻ.

Điểm qua một số sai lầm thường gặp khi cha mẹ vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh

  1. Cha mẹ vệ sinh vùng kín cho bé gái bằng các sữa tắm: Như đã chia sẻ ở trên, khi tắm cho em bé, nhiều cha mẹ thường sẽ tranh thủ dùng luôn sữa tắm hoặc xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín của em bé. Tuy nhiên, điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi trong các sản phẩm tắm, vệ sinh cơ thể thường có chứa chất kiềm, tẩy rửa. Chúng không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây hại mà còn tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi ở vùng kín khiến cho làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  2. Cha mẹ dùng nước lá trầu không hoặc là lá chè để vệ sinh vùng kín cho bé gái: Nhiều trường hợp khi thấy vùng kín của trẻ bị hăm đỏ, tiết dịch có mùi hôi khó chịu do đóng bỉm nhiều, nhiều cha mẹ thường áp dụng phương pháp dân gian, chẳng hạn như rửa bằng lá chè hoặc lá trầu không. Trên thực tế, các loại lá này thường có tính sát khuẩn rất mạnh, thường khó xác định được nồng độ chuẩn khi pha loãng, do đó dễ gây mất cân bằng pH ở âm đạo của bé.
  3. Cha mẹ dùng nước muối để vệ sinh vùng kín cho con: Dùng nước muối để vệ sinh vùng kín của bé là sai lầm khác khá phổ biến ở các bậc làm cha làm mẹ vì cho rằng nước muối sinh lý rất an toàn để tiến hành vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên, thực tế là nước muối có tính kiềm trong khi độ pH âm đạo của bé lại thường là trung tính. Do đó, khi dùng nước muối để tiến hành vệ sinh vùng kín cho bé cũng dễ làm cho môi trường pH âm đạo của bé bị mất cân bằng.
  4. Vệ sinh vùng kín của bé gái sơ sinh bằng nước lọc: Không ít cha mẹ quan niệm rằng em bé thì khó bị viêm nhiễm vùng kín nên cha mẹ thường ít lưu tâm đến vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách cho em bé. Hoặc tâm lý ngược lại, lo sợ việc dùng dung dịch vệ sinh sẽ không an toàn với bé nên chỉ vệ sinh cho con bằng nước lọc. Điều này trên thực tế sẽ không thể làm sạch vùng kín của bé một cách hoàn toàn và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn cũng như nấm men xâm nhập gây viêm nhiễm ở trẻ.
  5. Dùng dung dịch vệ sinh của mẹ để tiến hành vệ sinh vùng kín cho em bé: Cũng như các loại sữa tắm, xà phòng tắm, việc sử dụng các dung dịch vệ sinh của mẹ cũng không an toàn và không phù hợp với môi trường pH âm đạo của các em bé sơ sinh. Nguyên nhân bởi chúng thường có chứa chất tạo màu, tạo bọt, có tính sát khuẩn cao nên càng khiến cho vùng kín của bé có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.

Một số lời khuyên khác về vấn đề vệ sinh cơ thể em bé

  1. Đối với trẻ sơ sinh thì mỗi ngày mẹ có thể tắm cho em bé từ một đến hai lần. Mỗi lần tắm cần rửa sạch và vệ sinh vùng kín cho bé để em bé không bị hăm tã và cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, sau mỗi lần em bé đi tiểu hoặc đi nặng, cha mẹ cần rửa lại khu vực vùng kín của bé bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm hoặc là bông gòn.
  2. Khi vệ sinh vùng kín cho các bé gái sơ sinh, ngoài rửa phần môi ngoài, cần phải rửa cả môi nhỏ nữa nhé. Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc là dầu olive để làm mềm các mảng dơ trước khi vệ sinh như thông thường.
  3. Cha mẹ có thể đặt lịch thay tã cho bé 3 giờ một lần nếu như dùng tã giấy có chất lượng thấm hút tốt, có bề mặt khô thoáng.

Nên Xem Thêm:

+ Vùng kín bị ngứa và ra dịch màu xanh triệu chứng báo hiệu của bệnh lý gì?

Trên đây là giải đáp vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng do nguyên nhân nào. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần tư vấn, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!