Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
476 lượt xem

Ăn khoai sọ có béo không và có chứa bao nhiêu calo trong 100g?

Khoai sọ là một trong những loại củ quen thuộc và phổ biến nhất ở Việt Nam. Hương vị bùi bùi, thơm ngọt đặc trưng của khoai sọ được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ăn khoai sọ có béo không và có chứa bao nhiêu calo trong 100g? là câu hỏi khiến nhiều người bối rối? Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Khoai sọ bao nhiêu calo

Khoai sọ bao nhiêu calo?

Khoai sọ là tên của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta, thuộc học nhà của Ráy. Khoai sọ có nguồn gốc từ các vùng đồng bằng đất ngập nước của Malaysia.

Ở Việt Nam, khoai sọ có rất nhiều giống loài khác nhau như khoai sọ trắng, khoai sọ nghệ, khoai sọ dọc xanh, … Loại củ này có thể ăn tươi, luộc, nấu canh hay làm các món hầm đều rất ngon và bổ dưỡng. Vậy thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai sọ là bao nhiêu?

+ Thành phần dinh dưỡng trong khoai sọ

Để xác định khoai sọ bao nhiêu calo, hãy cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của chúng nhé!

Thành phần dinh dưỡng Trọng lượng
Nước 63 – 85%
Chất xơ 0,6 – 1,18 %
 Protein 1,4 – 3,0%
Cacbonhydrat 13 – 29%
Chất khoáng 0,5 – 1,0%
Vitamin C 7 – 9mg/ 100g

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai sọ

Có thể thấy, các thành phần dinh dưỡng trong khoai sọ đều rất cần thiết cho con người. Từ chất xơ, protein, chất khoáng… Bên cạnh đó, những dưỡng chất này khi đi vào cơ thể còn giúp người ăn nhanh no, kiểm soát cơn đói vô cùng hiệu quả.

Các chất xơ trong khoai sọ đặc biệt thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Từ đây, cơ thể sẽ dễ dàng tiêu hao năng lượng, hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn, hạn chế năng lượng dư thừa. Vậy khoai sọ bao nhiêu calo? Đáp án sẽ được tiết lộ ngay sau đây.

+ 100g khoai sọ chứa bao nhiêu calo?

Sau khi đã phân tích các thành phần dinh dưỡng trong khoai sọ, chúng ta sẽ dễ dàng xác định khoai sọ bao nhiêu calo. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g khoai sọ chứa khoảng 115 calories. Đặc biệt nhất là trong khoai sọ không hề có chất béo.

Ngoài ra, các món ăn được chế biến từ khoai sọ cũng chứa những nguồn năng lượng khác nhau:

  1. Khoai sọ luộc chứa 100 calories/100g
  2. Một chiếc bánh khoai sọ nhân đậu xanh chứa 217 calories
  3. Canh khoai sọ chứa khoảng 680 calories/ tô
  4. Khoai mỡ chứa 117 calories/ 100g

Có thể bạn chưa biết, khoai sọ chứa khá nhiều chất tinh bột, trong 100g khoai sẽ chứa khoảng 13 – 29% tinh bột. Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá lượng tinh bột trong khoai sọ bình thường, không quá cao hay quá thấp. Vì vậy, những người đang ăn kiêng hay giảm cân đều có thể ăn được.

Ăn khoai sọ có béo không

Ăn khoai sọ có béo không?

Nếu phân tích về cả chất và lượng, thì khoai sọ thực tế KHÔNG BÉO, nếu các bạn ăn với lượng vừa đủ và kết hợp tập luyện mỗi ngày.

Với lượng calories là 115 kcal/ 100g và kết hợp với các chất dinh dưỡng mà khoai sọ mang lại. Loại củ này không những không gây tăng cân mà còn khá lý tưởng trong thực đơn ăn kiêng nữa đấy!

Ăn khoai sọ có tác dụng gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, khi bạn ăn khoai sọ khoa học và đúng cách, chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Ví dụ như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Khoai sọ giàu chất xơ ( khoảng 25% ) nhu cầu hấp thụ của cơ thể con người. Khi bạn ăn khoai sọ, chúng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhuận tràng… Đồng thời, ngăn chặn một số căn bệnh về đường ruột như tiêu chảy, táo bón…

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai sọ có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào của chúng. Từ đó, khoai sọ sẽ giúp mọi người cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế suy nhược cơ thể, …

  • Tốt cho mẹ bầu

Bên cạnh những công dụng kể trên, khoai sọ thực sự là món ăn lý tưởng đối với các mẹ bầu. Một số lợi ích đó có thể kể đến như ổn định đường huyết, ngủ sâu giấc, ngăn cảm cúm, cảm lạnh…

Đồng thời, khoai sọ có tác dụng rất tuyệt vời trong sự phát triển của thai nhi cả về thể chất lẫn trí tuệ. Các mẹ bầu đừng ngại thêm khoai sọ vào chế độ ăn của mình nhé!

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không?

Không chỉ khoai sọ mà cả khoai tây, khoai lang đều được lời khuyên không nên ăn khi đã mọc mầm bởi:

  1. + Khi mọc mầm sẽ có chất solaine gây độc cho cơ thể
  2. + Đồng thời giá trị dinh dưỡng sẽ bị mất đi khi những loại củ này mọc mầm

Kết luận lại, bài viết khoai sọ có béo không, đã phần nào làm rõ những thắc mắc bấy lâu của các bạn. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn và những người thân yêu. Cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận