X

Ăn ốc xong ăn kem được không?

Ốc là một món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi vì chúng vừa thơm ngon lại rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có một số loại thực phẩm kiêng kỵ với ốc mà nếu kết hợp chúng chung với nhau thì sẽ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy ốc kỵ với món gì? Ăn ốc xong ăn kem được không? Bài viết dưới đây blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề này!

ĂN ỐC XONG ĂN KEM ĐƯỢC KHÔNG?

Ốc là một loại động vật thân mềm, một mảnh vỏ, sau khi nấu chín thì có thể ăn được. Với nhiều cách chế biến khác nhau như: Hấp, luộc, xào, nướng,…, từ lâu ốc đã trở thành một món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng, được nhiều người yêu thích. 

Ngoài ra, ốc còn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ít chất béo, giàu protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin A, B, E, magie, selen, canxi, photpho, sắt, đồng, kẽm,…

Tuy nhiên, khi ăn ốc, các bạn cần phải hết sức cẩn trọng trong việc kết hợp với các loại nguyên liệu khác. Có một số loại thực phẩm có thể giúp nâng cao hương vị của ốc, khiến món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, cũng một số loại thực phẩm khi kết hợp với ốc thì sẽ có thể tạo ra những tác động bất lợi, làm thay đổi hương vị hoặc giảm giá trị dinh dưỡng của thịt ốc, thậm chí gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Vậy ăn ốc xong ăn kem được không? Theo các chuyên gia, ốc là loại thực phẩm có tính hàn (1). Do đó, khi ăn ốc, các bạn nên tránh kết hợp cùng với những loại thực phẩm cũng có tính hàn như kem. Bởi việc dung nạp nhiều món ăn có tính hàn trong cùng một bữa sẽ có thể làm cho các mạch máu trong ruột và dạ dày bị co lại. Từ đó, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến các tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy.

Do đó, nếu muốn ăn kem thì các bạn nên chờ ít nhất 2 tiếng sau khi ăn ốc thì mới nên thưởng thức. 

Ngoài kem thì các bạn cần tránh sử dụng các món ăn từ ốc chung với những loại thực phẩm, đồ uống có tính hàn khác như: Nước đá lạnh, rau muống, rau mồng tơi, bí đao, khổ qua, dưa hấu, dưa lê, dưa chuột,….

5 THỰC PHẨM KHÁC CẦN TRÁNH DÙNG CHUNG VỚI ỐC

Khi ăn ốc, ngoài kem thì các bạn cần lưu ý tránh kết hợp cùng với những loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe:

  • Bia rượu

Việc thưởng thức ốc luộc cùng với bia rượu sẽ có thể tạo ra những tác động xấu trong cơ thể. Trong bia rượu có hàm lượng vitamin B1 cao, khi kết hợp cùng với chất đạm có trong ốc thì sẽ có thể tạo ra hợp chất kết tủa. Từ đó, làm tăng áp lực cho gan, làm suy giảm chức năng của gan.

Bên cạnh đó, trong các loại động vật có vỏ như ốc sẽ có chứa nhiều purin. Chất này sau khi đi vào cơ thể thì sẽ chuyển hóa thành axit uric. Nếu sử dụng thêm rượu bia thì sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành axit uric trong cơ thể. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ và lắng đọng tại các ổ khớp, từ đó gây sưng, nóng, đỏ và dẫn tới bệnh Gout.

  • Trà xanh

Nhiều người thường có thói quen uống trà sau khi ăn ốc để khử đi mùi tanh trong miệng. Tuy nhiên, việc này lại có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bởi lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi trong ốc thì sẽ tạo thành hợp chất kết tủa không hòa tan, gây kích thích đường tiêu hóa. Từ đó, dẫn tới các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.

  • Nước ép trái cây

Các loại nước ép trái cây như: Nước cam, nước chanh, nước ép bưởi, nước ép dứa,..thường có chứa nhiều vitamin C. Trong khi đó, các loại thủy hải sản có vỏ như: Cua, sò, ốc, ngao,..thường có chứa một lượng lớn asen pentavenlent. 

Hai thành phần kể trên khi kết hợp với nhau thì sẽ tạo ra hợp chất asen hóa trị III ( hay còn gọi là thạch tín), có khả năng gây ngộ độc cấp tính cho cơ thể. 

  • Nhân sâm

Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tính đại bổ khí, còn ốc hay các loại thủy hải sản nói chung thì có tính đại hạ khí. Hai nhóm thực phẩm này có thể triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho sức khỏe người dùng. Do đó, các bạn không nên uống nước nhân sâm trong hoặc sau khi ăn ốc để tránh các tình trạng đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. 

  • Các thực phẩm giàu chất đạm khác

Ốc là món ăn có chứa hàm lượng protein dồi dào. Theo các chuyên gia, các bạn nên hạn chế kết hợp ốc cùng với những thực phẩm giàu protein khác như: Cá, hải sản, các loại đậu, sữa, trứng,…Vì điều này có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải để chuyển hóa một lượng lớn protein cùng một lúc. Từ đó, dễ gây khó tiêu, đau bụng và táo bón.

ỐC NGON LÀ VẬY NHƯNG CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI ĂN?

Bên cạnh việc tìm hiểu ốc kỵ với món gì để kết hợp các loại thực phẩm đúng cách, các bạn cũng cần nắm rõ những nguyên tắc khi sử dụng ốc để ngăn ngừa những rủi ro cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

– Sau khi mua ốc về thì các bạn cần ngâm ốc trong thau kim loại, nước vo gạo hay hỗn hợp nước pha với chanh ớt để ốc nhả sạch hết sạn bẩn và chất nhớt. Sau đó, các bạn hãy rửa lại với nước, rồi đem để chế biến món ăn.

– Các bạn chỉ nên ngâm ốc trong khoảng 2 – 3 tiếng, không nên ngâm ốc quá lâu hoặc thậm chí qua đêm. Vì việc này sẽ khiến ốc dễ bị ngạt thở và chết. Một số con ốc chết sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng ốc còn lại. Chưa kể đến việc ăn phải những con ốc chết sẽ có thể dẫn tới các tình trạng đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.

– Các bạn cần nấu chín ốc thật kỹ, không ăn ốc tái, sống vì chúng có chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại, có thể dẫn tới các bệnh lý tại đường tiêu hóa, ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

– Chỉ nên ăn ốc khoảng 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần chỉ tiêu thụ khoảng từ 200 – 300 gram. Không nên ăn ốc quá nhiều và quá thường xuyên vì ốc có tính hàn, sẽ dễ gây lạnh bụng, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.

– Ốc có tính hàn, nên lúc chế biến và khi ăn thì các bạn nên kết hợp cùng với những loại gia vị có tính ấm như: Gừng, sả, ớt,…để cân bằng lại nhiệt độ trong cơ thể, hạn chế tình trạng lạnh bụng, đau bụng sau khi ăn ốc.

– Nên tự chế biến ốc tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn ốc tại các hàng rong, quán vỉa hè bởi quy trình chế biến tại những nơi này thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Tiêu chảy, bệnh tả,…

– Những người có thể trạng hư hàn, đang mắc bệnh thận, bệnh Gout, huyết áp cao,… nên hạn chế tiêu thụ các món ăn từ ốc để tránh khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho băn khoăn “ Ăn ốc xong ăn kem được không?” cũng như những lưu ý trong quá trình chế biến và thưởng thức ốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn bình luận tại mục dưới đây sau nội dung bài viết

Bùi Thị Thào: Năm 2010 bắt đầu theo học trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa chuyên ngành y sỹ đa khoa, hệ trung cấp y 2 năm 2012 tốt nghiệp. 2012 bắt đầu theo học chuyên ngành XÃ HỘI HỌC HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN, hệ đại học 4 năm 2016 ra trường. Bằng kinh nghiệm y dược và khả năng biên tập sáng tạo nội dung Thảo đã có duyên với lĩnh vực sức khoẻ cho đến nay đã được 8 năm