Protein được biết đến là một trong những dưỡng chất rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Mặc dù quan trọng là thể, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại dưỡng chất này. Do đó, có rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi protein có phải là đạm không? Có chức năng gì? Có vai trò gì? Chính vì vậy, trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này.
Protein có phải là đạm không?
Câu trả lời là có. Theo đó, protein hay còn gọi là đạm là những phân tử sinh học hay đại phân tử có chứa một hoặc nhiều mạch các axit amin. Chúng được liên kết với nhau bởi peptid. Cụ thể, protein là sự kết hợp của các axit amin, có đế 23 loại axit amin khác nhau cần thiết để giúp cơ thể hoạt động.
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể. Cơ thể cần protein để sửa chữa các tế bào và duy trì sức khỏe. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh của các tế bào, chúng còn tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết.
Protein được tạo thành từ các phân tử axit amin. Theo nguyên tắc, các axit amin khác nhau khi tổng hợp lại sẽ tạo ra các protein khác. Các axit amin liên kết hình thành các chuỗi protein dài, sau đó được xếp thành các hình dạng phức tạp. Có khoảng 14 axit amin cơ thể có thể tự tổng hợp và có khoảng 9 axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần hấp thụ qua chế độ ăn uống (gọi là axit amin “thiết yếu”).
Cơ thể cần một lượng protein bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào, giúp hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch.
Protein có chức năng gì?
Cũng theo các chuyên gia thì các chức năng của protein có thể kể đến như:
+ Tăng cường quá trình trao đổi chất: Enzyme là loại protein giúp hỗ trợ các phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và bên ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme cho phép chúng kết hợp với các phân tử khác bên trong tế bào gọi là chất nền (substrate), giúp xúc tác cho các phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất cơ thể. Cũng như giúp tiêu hóa đường trong dạ dày.
Ngoài ra, một số loại enzyme cần các phân tử khác như vitamin hoặc khoáng chất để hoạt động. Chức năng của protein enzyme đóng vai trò trong các hoạt động cơ thể bao gồm: Tiêu hóa, đông máu, co duỗi cơ, sản xuất năng lượng
+ Truyền tín hiệu giữa các tế bào: Một số loại protein là hormone, kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các mô – cơ quan và giữa các tế bào với nhau. Những hormone này được tạo và tiết ra bởi các mô hoặc tuyến nội tiết. Sau đó theo máu đến các mô hoặc cơ quan đích – nơi chúng liên kết với các protein trên bề mặt tế bào.
Một số protein tín hiệu quan trọng như:
- Insulin: tín hiệu hấp thu glucose và tế bào
- Glucagon: tín hiệu phân hủy glucose dự trữ trong gan
- Hormon tăng trưởng (hGH): kích thích mô phát triển
- Hormon chống lợi tiểu (ADH): tín hiệu yêu cầu thận tái hấp thu nước
- Hormon vỏ thượng thận (ACTH): kích thích giải phóng cortisol, tăng cường trao đổi chất
+ Định hình cấu trúc cơ thể: Một số protein có dạng sợi giúp tạo sức mạnh và độ đàn hồi cho tế bào và mô. Những protein này giúp xây dựng khung liên kết của các cấu trúc nhất định trong cơ thể. Cụ thể như sau:
- Keratin: Protein cấu trúc có trong da, tóc và móng tay.
- Collagen: Là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể, thành phần cấu trúc của xương, gân, dây chằng và da.
- Elastin: Chúng linh hoạt hơn so với collagen. Elastin giúp làm tăng sự đàn hồi của mô trong cơ thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi kéo dài hoặc co bóp, chẳng hạn như ở tử cung, phổi và động mạch,…
+ Tăng cường hệ miễn dịch: Protein giúp cơ thể hình thành các globulin miễn dịch hoặc kháng thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Kháng thể là loại protein trong máu giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn và virus.
+ Giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể: Protein giúp điều chỉnh các quá trình cơ thể để duy trì cân bằng chất lỏng. Albumin và globulin là các protein trong máu giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể bạn bằng cách thu hút và giữ nước.
+ Vận chuyển và dự trữ chất dinh dưỡng: Protein có chức năng giúp vận chuyển mang các chất dinh dưỡng tới các cơ quan hoặc tới nơi dự trữ. Chẳng hạn như:
- Hemoglobin: vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể.
- Ferritin: dự trữ sắt
- Casein: là một protein lưu trữ, có nhiều trong sữa, giúp trẻ sơ sinh phát triển
+ Cung cấp năng lượng: Chức năng của protein có thể giúp cung cấp năng lượng calorie cho cơ thể. Trong 1g protein chứa 4 calorie (tương đương tinh bột). Chất béo cung cấp năng lượng nhiều nhất, 1g chất béo chứa 9 calorie
Do protein tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể nên đây là chất mà cơ thể sử dụng làm năng lượng sau cùng. Hơn nữa, chuyển hóa năng lượng từ tinh bột và chất béo hiệu quả hơn so với protein.
Đây chính là lý do vì sao, cùng một giá trị năng lượng, bạn cần hoạt động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng từ protein. Điều này cũng giải thích vì sao thực đơn của người giảm cân thường giàu protein và ít chất béo, tinh bột.
Protein có vai trò gì?
Bên cạnh các chức năng vừa kể trên thì protein cũng có rất nhiều vai trò đối với cơ thể như:
+ Giúp duy trì các mô cơ thể: Protein có vai trò giúp tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể. Tuy nhiên, khi các mô được xây dựng hoặc sửa chữa lại (tập luyện, sau phẫu thuật, bị thương,..), cơ thể sẽ phá vỡ một lượng protein nhất định và cần bổ sung một lượng protein nhiều hơn thông thường. Chẳng hạn như: Người tập gym, người lớn tuổi, vận động viên, người bệnh, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người vừa phẫu thuật,… (1)
+ Cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể: Protein có thể hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống. Protein là cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể của bạn như: Cơ bắp, kích thích tố, men và kháng thể đều được protein xây dựng. Protein giúp đông máu, cân bằng chất lỏng, tầm nhìn và vận chuyển các chất quan trọng cho cơ thể của bạn.
Ngoài ra, protein có thể được chuyển hóa thành năng lượng khi khi carbohydrate và chất béo không đủ cung cấp cho cơ thể bạn
+ Hỗ trợ cấu trúc cơ bắp: Protein là nền tảng cho cơ bắp, xương, da, gân và dây chằng. Nên khi nạp protein vào cơ thể chúng sẽ thay thế các tế bào chết, hư hỏng. Để thuận lợi cho sự phát triển và duy trì bình thường.
Ví dụ, các tế bào thường chỉ sống trong khoảng 30 ngày. Khi các tế bào chết đi, thay thế vào là protein phát triển giúp xây dựng cơ bắp, tóc và móng tay. Chính vì thế, những người thường xuyên luyện tập thường phải bổ sung đầy đủ protein. Ngoài bổ sung qua thực phẩm, còn có thể uống thêm các loại bột whey protein,…
+ Bảo vệ cơ thể: Các tế bào bạch cầu trong cơ thể có thành phần chính là protein. Chúng có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch sản xuất các protein (interferon) cũng giúp chống lại virus. Cùng các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
+ Giúp điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng độ pH trong cơ thể: Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng độ pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion. Bởi protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.
Ngoài ra, Protein còn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó chiếm tới 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều thành phần của cơ thể sau nước. Chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.
Mặc dù protein có rất nhiều chức năng và vai trò tốt cho cơ thể. Nhưng không phải vì thế mà các bạn nạp quá nhiều dưỡng chất này. Vì nếu nạp quá nhiều protein có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, các bạn cần sử dụng protein với số lượng hợp lý.
Theo khuyến nghị dinh dưỡng RDA (Recommended Dietary Allowances) của viện Y học (IOM) thuộc viện quốc gia hoa kỳ khuyên rằng mỗi ngày cơ thể con người cần nạp khoảng 0,8g protein/kg. Tương đương 56 gram đối với đàn ông 70kg và 46 gram đối với phụ nữ 57 kg.
Nhưng theo nghiên cứu thì với số lượng protein như vậy là chưa đủ để đảm bảo cho một sức khỏe và thể chất tốt nhất. Bởi lượng protein mà cơ thể chúng ta cần nạp sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như trọng lượng cơ thể, độ tuổi, mức độ hoạt động thể chất, mục tiêu vóc dáng và hiện trạng sức khoẻ,… Cụ thể như sau:
- Em bé là khoảng 10gr/ ngày
- Trẻ em độ tuổi đi học cần khoảng từ 19 – 34gr/ ngày
- Trẻ em trai tuổi thiếu niên cần khoảng 52gr/ ngày
- Trẻ em gái tuổi thiếu niên cần khoảng 46gr/ ngày
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần khoảng 71gr/ ngày
- Người tham gia môn điền kinh để giải trí cần khoảng 1.1 – 1.4g/kg/ ngày
- Các vận động viên thi đấu hoặc các môn thể thao cần sức bền cần khoảng 1.2 – 2g/kg/ ngày
- Vận động viên thể hình cần khoảng từ 1.5 – 2.0g/kg/ ngày
Có hai loại protein là protein hoàn chỉnh và protein không hoàn chỉnh. Protein hoàn chỉnh có trong các thức ăn nguồn gốc động vật. Còn protein không hoàn chỉnh có trong thức ăn nguồn gốc thực vật. Do đó, các bạn nên sử dụng kết hợp các nguồn protein để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh.
Để bổ sung protein cho cơ thể, các bạn có thể bổ sung protein qua một số thực phẩm như:
+ Thịt: Thịt không chỉ chứa vitamin B cần thiết cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng mà còn chứa rất nhiều protein. Thậm chí, một số loại thịt như thịt bò, thịt cừu còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm,… cho cơ thể.
+ Hải sản: Ngoài việc có chứa lượng protein dồi dào thì các loại hải sản như tôm, mực, cá hồi,.. còn có chứa rất nhiều omega-3 tốt cho tim mạch và bổ máu rất tốt cho cơ thể.
+ Trứng: Trứng không chỉ chứa nhiều vi chất dinh dưỡng để cấu tạo nên tế bào mà trong một quả trứng còn chứa tới 6 gam protein.
+ Đậu nành: Đây được xem là một protein thực vật cung cấp nhiều acid amin thiết yếu. Các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất trong đậu này giúp phòng chống ung thư và à giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
+ Ngũ cốc: Trong 26 gam ngũ cốc chứa tới 6 gam protein. Các protein được cung cấp từ ngũ cốc nguyên cám rất phong phú.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề protein có phải là đạm không? có chức năng gì? có vai trò gì? Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, các bạn vui lòng để lại câu hỏi tại mục liên hệ
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!