Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1398 lượt xem

Thai 7 tuần là bao nhiêu tháng?

Mang thai là hành tình kỳ diệu của cơ thể người mẹ. Trong quá tình mang thai, thai nhi thường được theo dõi tình trạng phát triển bằng cách tính theo tuần. Một hành trình mang thai sẽ trải qua 9 thàng 10 ngày. Như vậy nhiều nhiều bà bầu khi mang thai 7 tuần thì thường thắc mắc thai 7 tuần là bao nhiêu tháng? Thai 7 tuần phát triển như thế nào, chiều dài và cân nặng ra sao? Cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về thai nhi 7 tuần nhé.

THAI 7 TUẦN LÀ BAO NHIÊU THÁNG?

Thông thường khi bạn thăm khám thai định kỳ, bác sĩ thường tính tuổi thai theo tuần. Bắt đầu tính từ ngày trứng được thụ thai và làm tổ trong tử cung và thường tính theo đơn vị tuần.

Như vậy nếu bạn đang băn khoăn không biết thai 7 tuần là bao nhiêu tháng. Thì chúng ta có thể tiến hành một phép quy đổi như sau:

1 tháng sẽ có 4 tuần, như vậy thai 7 tuần thì tức là thai đã được gần 2 tháng. Và đang trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, tam cá nguyệt đầu tiên chính là thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kì.

Khi mang thai 7 tuần cơ thể bà mẹ sẽ có những dấu hiệu, những thay đổi rõ rệt khác nhau như:

  1. Tăng cân: Trong quá trình mang thai, bạn sẽ tăng cân theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Tuy nhiên ở tuần thai thứ 7, cân nặng của bạn sẽ tăng nhưng không đáng kể từ 0.5-1kg. Tăng cân trong quá trình mang thai là điều hiển nhiên, bạn không lên quá lo lắng bởi việc tăng cân cũng là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển.
  2. Âm đạo tăng tiết dịch nhầy: Khi mang thai ở những tháng đầu tiên này thì âm đạo của bà mẹ sẽ tăng tiết ra dịch nhầy nhiều hơn so với bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu bình thường bạn không nên lo lắng, nhưng nếu bạn tiết dịch có màu vàng, bã đậu bất thường hoặc có mùi hôi thì nên kiểm tra và thăm khám ngay.
  3. Ốm nghén: Khi mang thai 7 tuần thì những biểu hiện ốm nghén cũng đã xuất hiện và có thể tăng nhiều hơn. Thậm chí một số trường hợp ốm nghén nặng còn khiến bà mẹ bị sụt cân, mệt mỏi. Thông thường tình trạng ốm nghén thường sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và dần dấn sẽ biến mất.
  4. Chuột rút: Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ thì chuột rút cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của việc bạn đang mang thai, và trong giai đoạn này chuột rút có thể xuất hiện nhiều hơn.
  5. Thay đổi về cơ thể: Trong 7 tuần mang thai cơ thể người phụ nữ cũng có những thay đổi khác nhau như: tăng kích thước vòng ngực, đầu ngực có kích thước to hơn, căng tức và mún vú có màu sậm hơn.

Vòng bụng cũng dần to lên, eo đầy hơn và kích thước tử cung cũng tăng lên theo sự phát triển của thai nhi.

  1. Rối loạn tiêu hoá, táo bón: Trong thời gian mang thai co ảnh hưởng của hormone Progesterone được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy mà bà bầu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng táo bón. Để khắc phục tình trạng này thì bà mẹ nên uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi mỗi ngày.
  2. Tâm trạng thay đổi thất thường: Do có sự thay đổi nội tiết tố và sự thay đổi của các hormone trong cơ thể, nên bà mẹ cũng có sự thay đổi về cảm xúc , dễ xúc động hơn, và cũng dễ thất thường vui buồn hoặc tăng những cáu giận vô cơ.

THAI 7 TUẦN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Khi thai nhi bước sang tuần thứ 7 thì đây là thời gian mà bà mẹ thường xuyên tò mò không biết thai ở tuần thai này đã phát triển như thế nào?, vì sự xuất hiện và hiện diện của thai nhi ngày càng rõ ràng hơn trong cơ thể người mẹ.

Vậy thì thai 7 tuần có những bước phát triển ra sao? Cùng tìm hiểu nhé:

  1. So với tuần thai đầu tiên thì tuần thai thứ 7 này, phôi thai đã phát triển rất nhiều, phần đuôi đang dần co lại và đuôi sẽ dần biến mất trong những tuần tiếp theo.
  2. Tuy đã ở tuần thai thứ 7 rồi nhưng kích thước của thai vẫn còn rất nhỏ, kích thước lúc này thì bằng khoảng hạt đậu hà lan và bà mẹ vẫn chưa cảm nhận được nhiều về sự hiện diện của thai.
  3. Ở tuần thai thứ 7 này, tim thai đã xuất hiện nhưng chỉ có thể nghe được khi thăm khám và bác sĩ có thể nghe được thông qua máy siêu âm.
  4. Thai 7 tuần cũng đã xuất hiện những nhú lên để hình thành ngón tay, ngón chân những vẫn có màng giống như chân vịt. Và trong những tuần tiếp theo sẽ dần phát triển thành ngón tay, ngón chân và màng cũng sẽ biến mất.
  5. Các cơ quan nội tạng đã xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Phần mặt cũng đã xuất hiện mí mắt, thanh khí quản được hình thành, kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi và phổi cũng đang phát triển và hoàn thiện.
  6. Lưỡi cũng đang được hình thành bên trong khoang miệng và răng cũng đã hình thành bên trong hàm.
  7. Tuần thai thứ 7 thì bộ phận sinh dục vẫn chưa phát triển, vì vậy trong tuần thai thứ ta chưa thể xác định được giới tính của thai nhi. Tuy nhiên trong tuần này và tuần sau thì bộ phận sinh dục sẽ phát triển và có thể nhận biết được giới tính của thai nhi.

NHỮNG ĐIỀU BÀ BẦU CẦN LÀM KHI MANG THAI TUẦN THỨ 7

  • Không để bụng bị đói

Trong thời gian mang thai bà bầu tuyệt đối không để bụng bị trống rỗng. Dạ dày luôn có một chút thức ăn sẽ giúp bà bầu cảm thấy đỡ hơn trước những trận ốm nghén, giảm bớt cảm giác buồn nôn.

Đồng thời ăn nhẹ sẽ giảm bớt nguy cơ bị tụt đường huyết, bởi vậy mà bà bầu nên mang theo một chút đồ ăn nhẹ để có thể ăn thành nhiều những bữa nhỏ, và không để dạ dày bị trống rỗng.

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trong thời gian mang thai thì vấn đề ăn uống và chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều rất cần thiết và quan trọng. Khi mang hai bạn cần tìm hiểu để tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm, để không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khoẻ của mình.

Bà bầu nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi, folate., vitamin, khoáng và chất xơ… vào bữa ăn hàng ngày, nếu cần thiết có thể tham khảo ý khiến bác sĩ để sử dụng thêm những viên uống bổ sung sắt, vitamin A, folate…

Ngoài việc bổ sung thêm thực phẩm đa dạng, dinh dưỡng ra thì bà bầu cũng cần chú ý và tránh xa những chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống chứa cồn, thuốc lá, cà phê…

  • Có những thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bà bầu nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh tình trạng thức quá khuya. Đồng thời bà bầu cũng nên nghỉ ngơi và làm việc điều độ, không nên làm việc nặng nhọc quá sức. Đồng thời cũng nên chú ý để giữ cho tình thần được thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Ngoài ra bà bầu cũng nên chú đến vấn đề vệ sinh thân thể và đặc biệt là vùng kín, nên thường xuyên thay đố lót, nếu cân phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng thì nên mang thai khăn ướt hoặc giấy vệ sinh để lau sơ bề mặt toilet.

NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO BÀ BẦU KHI MANG THAI TUẦN THỨ 7

 Mang thai đến tuần thai 7 là thời gian thích hợp để bạn thông báo tin vui này đến người thân và gia đình. Trong thời gian mang thai tuần thứ 7 này cơ thể vẫn còn khá nhạy cảm và bà bầu cũng nên chú ý những điều như sau:

  • Bổ sung donh dưỡng cần thiết, đa dạng

Khi mang thai đến tuần thai thứ 7, cơ thể người mẹ gia tăng những nhu cần về năng lượng, máu, canxi… Vì vậy bạn chú ý bổ sung sắt để đảm bảo đủ máu cho cơ thể cũng như sự phát triển của thai. Bởi đây là giai đoạn mà thai phát triển rất nhanh chóng và cần nhiều chất dinh dương để phát triển khoẻ mạnh, vì vậy cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi nhé.

  • Cố gắng cải thiện những biểu hiện khó chịu của ốm nghén.

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ này thì bà bầu thường sẽ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Ốm nghén, buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, nhạy cảm với mùi hương… sẽ ảnh hưởng và khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn. Để khắc phục tình trạng này bạn nên chia nhỏ các bữa ăn ra và ăn thành nhiều những bữa nhỏ trong ngày.

Đặc biệt nên hạn chế những đồ ăn có nguy cơ gây kích ứng dạ dày, luôn ăn những thực phẩm đã được nấu chín thật kỹ và uống nhiều nước mỗi ngày hoặc bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa, nước ép trái cây…

  • Vận động và tập luyện thể thể thao

Trong thời gian mang thai bạn nên chú ý, thường xuyên vận động thể dục thể thao để cơ thể nâng cao sức đề kháng, tinh thần cũng thoải mái hơn và vận động cũng rất tốt cho tim mạch và hoạt động trao đổi chất, lưu thông máu của cơ thể.

Vì vậy trong thời gian mang thai bà bầu nên chú ý chọn những môn thể thao nhje nhàng, phù hợp với bà bầu như: yoga, đi bộ… để duy trì tập luyện hàng ngày.

Đối với những bà bầu có đặc điểm công việc phải ngồi nhiều, thì nên thường xuyên đúng lên và đi lại một chút để cơ thể được thoải mái, cơ được thả lỏng và tăng cường lưu thông máu.

  • Tránh xa khói thuốc lá

Trong thời gian mang thai bà bầu nên tránh khói thuốc, tránh xa những khu vực có người hút thuốc. Tác hại cảu khói thuốc lá gây ra cho bà bầu và thai nhi còn nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì nó gây ra cho chính người hút. Vì vậy để tránh ảnh hưởng, giảm nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi thì nên tránh xa khói thuốc và cả rượu, bia, cà phê, chất kích thích.

Như vậy thai 7 tuần là bao nhiêu tháng? Thì thai 7 tuần là gần 2 tháng. Lúc này thai nhi có kích thước khá nhỏ, bằng khoảng hạt đậu hà lan hoặc quả mâm xôi. Tuy nhiên đã có những bước phát triển rất rõ rệt, phát triển cả thân thể bên ngoài và cả các cơ quan bên trong.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận