Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
543 lượt xem

Có bầu bị ho phải làm sao?

Sức khỏe mẹ bầu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là khoảng thời gian thai phụ cần nhận được nhiều sự quan tâm cả về tinh thần lẫn thể chất. Đôi khi trên hành trình mang thai mẹ bầu cũng gặp những khó khăn như mất ngủ, khó tiêu, cảm,… Và một trong những tình trạng mà hầu hết thai phụ thường gặp là ho. Vậy có bầu bị ho phải làm sao? Hãy cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Ho là một trong những triệu chứng liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp hoặc đôi khi là các vấn đề liên quan đến cổ họng. Hầu hết tất cả các mẹ bầu trong khi mang thai đều bị ho ít nhất một lần và mỗi lần như vậy đa số thai phụ đều lo lắng và hoang mang. Theo các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho thai kỳ (1). Cụ thể như sau:

  1. Do sự thay đổi thời tiết: thời tiết Việt Nam khá đa dạng, nhất là ở khu vực miền Bắc thời tiết có bốn mùa nên khi giao mùa, nhất là mùa giữa thu đông sẽ khiến nhiều người mắc các bệnh viêm hô hấp, viêm phế quản, viêm họng từ đó dẫn đến bị họ. Đặc biệt, khi mang thai nhiều chị em có sức đề kháng kém sẽ là những người có nguy cơ mắc các bệnh này nhiều nhất, nhất là khi trời vào đông hoặc khí có các cơn rét đột ngột.
  2. Sự thay đổi của nội tiết tố: trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể chị em thay đổi. Trong khi đó, sự thay đổi về nội tiết tố cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức đề kháng. Đặc biệt với những thai phụ có sức đề kháng yếu và không ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ có tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn so với những mẹ bầu có sức đề kháng tốt.
  3. Mắc một số bệnh về đường hô hấp: đây chính là nguyên nhân phổ biến mất gây nên tình trạng ho ở thai phụ. Điển hình với những mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp sẽ rất dễ bị ho. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị trào ngược dạ dày hoặc dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho mà mẹ bầu hết sức phải lưu ý.
  4. Suy giảm hệ miễn dịch: mang thai thường khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch chị em bị kém nên dễ mẹ bầu thường dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Nhất là những chị em có chế độ ăn nghèo nàn dưỡng chất hoặc thiếu hụt vitamin C trong thực đơn hàng ngày.
  5. Không khí bị ô nhiễm: môi trường xung quanh cũng là một trong những tác nhân khiến mẹ bầu bị ho.

Khi bị ho, mẹ bầu sẽ gặp các triệu chứng như:

  1. Ho khó thở: cơ thể nữ giới khi mang thai sẽ có sự thay đổi so với lúc bình thường. Một số thai phụ sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, tức ngực hoặc khó thở,… Nguyên do chủ yếu đến từ việc khi mang thai mẹ bầu cần nhiều oxy hơn vì thế việc thở nhanh là cách để thai phụ lấy oxy vào cơ thể từ đó gây áp lực lên cơ hoành, nhất là khi bị ho mẹ bầu sẽ càng cảm thấy khó khăn hơn trong việc thở.
  2. Ho són tiểu: mang thai khiến bà bầu đi tiểu tương đối nhiều, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do vùng cơ đáy của xương chậu bị căng ra khi mang bầu. Đặc biệt khi thai nhi ngày một lớn thì cơ xương chậu càng phải nâng đỡ bụng bầu với trọng lượng lớn. Vì thế mỗi khi ho sẽ làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu từ đó kéo theo việc nước tiểu bị thoát ra ngoài không kiểm soát.
  3. Ho nghẹt mũi: trong giai đoạn mang thai hàm lượng estrogen của mẹ bầu sẽ đạt mức cao khiến màng mũi bị sưng và đóng nhiều dịch nhầy từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Tình trạng này càng tệ hơn mỗi khi chị em ngủ hoặc bị ho.
  4. Ho có đờm: nguyên nhân ho có đờm chủ yếu là do mẹ bầu bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang,… Ngoài ra việc thay đổi lượng hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân kích thích chất nhầy nhiều hơn làm cho chất này đông đặc hoặc loãng ra gây nên tình trạng ho có đờm.

Mẹ bầu bị ho có sao không

Mẹ bầu bị ho có sao không?

Ho là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bầu mắc phải. Đôi khi những cơn ho này có thể tự đến và tự khỏi nhưng cũng có nhiều lúc ho dai dẳng kéo dài từ đó gây nên một số ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi:

  1. Cảnh báo tình trạng nhiễm trùng: nếu những cơn ho dai dẳng kéo dài sẽ thường xuất phát từ những nguyên nhân như mẹ bầu bị nhiễm trùng đường hô hấp do đó bạn cần phải điều trị sớm để tránh để nhiễm trùng ảnh hưởng đến thai nhi từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
  2. Kích thích thai nhi: với những cơn ho dai dẳng, ho khan, ho mạnh hoặc ho liên tục có thể gây nên một số kích thích dẫn tới cơn gò tử cung hoặc đe dọa gây sinh non hoặc động thai sớm.
  3. Gây có thắt vùng ngực: ho kéo dài sẽ khiến cho mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, suy nhược cơ thể từ đó làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu bị ho nên lưu ý gì?

Ho là một trong những vấn đề về sức khỏe mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Vì thế, khi bị ho mẹ bầu cần lưu ý một số điều dưới đây để biết cách chăm sóc bản thân mình tốt hơn. Cụ thể bao gồm:

  1. Ngủ nghỉ hợp lý. Duy trì lối sống lành mạnh, không nên làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược từ đó làm cho sức đề kháng bị suy giảm.
  2. Hạn chế tối đa việc đến những nơi đông người hoặc môi trường nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh.
  3. Luôn tắm bằng nước ấm và uống nước ấm.
  4. Phòng tắm cần kín gió, mùa đông nên bật đèn sưởi (nếu có)
  5. Khi tắm nên thêm một bài tinh dầu tràm.
  6. Súc miệng thường xuyên để làm sạch khuẩn vùng họng.
  7. Những hôm trời lạnh nên mặc kín gió. Đảm bảo cơ thể luôn ấm áp để tránh bị cảm lạnh.
  8. Khi bị ho tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc mà chưa có sự kê đơn của bác sĩ.
  9. Ăn chín uống sôi.
  10. Khi thấy tình trạng ho kéo dài kèm theo đờm, sốt,… cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng cho cả mẹ và bé.

Có bầu bị ho phải làm sao

Có bầu bị ho phải làm sao?

Khi mang bầu, cơ thể mẹ bầu vô cùng nhạy cảm vì thế không nên tùy tiện sử dụng thuốc linh tinh mà cần có sự kê đơn chỉ dẫn đàng hoàng của bác sĩ. Trong một số trường hợp chị em chưa đi khám được thì bạn có thể điều trị ho bằng một số bài thuốc dân gian như sau:

  1. Quất và mật ong: quất nổi tiếng là một loại quả chứa nhiều vitamin C, pectin, axit hữu cơ có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó mật ong chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho, giải độc. Do đó khi bị ho mẹ bầu có thể sử dụng quất và mật ong bằng cách cắt đôi quả quất rồi trộn với một lượng mật ong vừa đủ sau đó đem chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút và đem dùng cả cái và nước. Mỗi ngày bạn ăn 2 – 3 lần và mỗi lần 2 – 3 thìa nhỏ sẽ có được hiệu quả tốt nhất.
  2. Gừng: trong Đông y, gừng có tính ấm giúp giữ nhiệt cơ thể đồng thời gừng cũng có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao. Khi bị ho mẹ bầu chỉ cần thái vài lát gừng tươi cho vào ly nước sôi và đợi chừng 15 phút rồi uống trực tiếp hoặc pha thêm mật ong cho dễ uống.
  3. Tỏi: tỏi từ lâu đã nổi tiếng là một loại thực phẩm có tính sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần ăn vài tép tỏi sống và nuốt từ từ là có thể giảm được các triệu chứng ở cổ họng.
  4. Húng chanh: để dùng húng chanh trị ho mẹ bầu dùng húng chanh xay nhuyễn với quất rồi thêm một ít đường phèn và hấp cách thủy khoảng 10 phút sau đó chắt lấy nước cốt và uống ngày 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  5. Cam: cam chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ bầu dùng cam rửa sạch sau đó ngâm muối rồi bỏ vô lò nướng, lò vi sóng nướng khoảng 10 phút. Trong quá trình nướng chị em nhớ lật cam thường xuyên để cam chín đều sau đó bóc vỏ cam và ăn lúc còn nóng.
  6. Lê: lê đem cắt hạt lựu rồi trộn với vài lát gừng và mật ong rồi đem hấp cách thủy cho đến khi chín mềm. Ngày dùng 2 lần sẽ giúp mẹ bầu điều trị ho, tiêu đờm hiệu quả.
  7. Diếp cá: lá diếp cá sau khi mua về đem rửa sạch và để ráo rồi giã nhuyễn. Tiếp đến trộn với nước vo gạo và đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho đến khi diếp cá chín nhừ và lọc lấy nước cất uống 2 – 3 lần.
  8. Có bầu bị ho phải làm sao? Chú ý súc miệng nước muối ấm: súc miệng hàng ngày với nước muối ấm sẽ giúp làm sạch, sát trùng nhẹ khu vực cổ họng. Đồng thời nước muối cũng giúp làm giảm dịch nhầy, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Do đó dù là bị ho hoặc không bị ho mẹ bầu cũng nên súc miệng bằng nước muối từ 3 – 4 lần mỗi ngày.

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?

Khi bị ho, bên cạnh việc bổ sung những nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, kẽm, thực phẩm giàu vitamin A và C,… để tăng cường sức đề kháng thì mẹ bầu cũng cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm dưới đây:

  1. Thực phẩm lạnh: khi mang bầu và nhất là khi bị ho mẹ bầu tuyệt đối không được ăn đồ lạnh để tránh tình trạng ho kéo dài hơn.
  2. Đồ tanh: các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực… sẽ khiến cho cổ họng mẹ bị kích ứng và gây ra những cơn ho nhiều hơn.
  3. Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: nhóm thực phẩm này sẽ khiến cho hệ hô hấp của bà bầu tiết nhiều dịch đờm từ đó khiến cơn ho trở nên dai dẳng hơn.
  4. Đồ ngọt và mặn: những loại đồ uống có gas, đồ mặn sẽ khiến cho các cơn ho xuất hiện nhiều hơn.

NÊN XEM THÊM:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin trả lời câu hỏi có bầu bị ho phải làm sao? Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ chọn lựa được cho cách chữa ho hiệu quả khi mang thai. Chúc các bạn sức khỏe!

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!