Mang thai luôn là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với người phụ nữ. Cũng chính vì thế nhiều chị em hiện nay thường có xu hướng đi nghỉ dưỡng ở các địa điểm du lịch nổi tiếng để tinh thần thoải mái từ đó giúp thai nhi khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên với những địa điểm gần mẹ bầu có thể ngồi ô tô nhưng với một số địa điểm xa thai phụ buộc phải di chuyển bằng máy bay. Cũng từ đây mà nhiều người thắc mắc có bầu bao nhiêu tháng không đi được máy bay? Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Có bầu bao nhiêu tháng không đi được máy bay?
Điều có bầu bao nhiêu tháng không đi được máy bay sẽ còn tùy thuộc vào hãng máy bay mà mẹ bầu lựa chọn. Cụ thể:
Hãng hàng không Vietnam Airline (1): Hãng hàng không này quy định không vận chuyển thai phụ chuẩn bị sinh hoặc sau sinh khoảng 7 ngày. Đồng thời, đối với những mẹ bầu đang mang thai từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 khi đi máy bay phải có giấy xác nhận sức khỏe. Đồng thời với một số trường hợp sau đây mẹ bầu cũng cần phải chuẩn bị giấy khám sức khỏe:
- Giấy xác định rõ ràng thời gian mang thai và dự sinh
- Có thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
- Đã từng sinh đôi, sinh ba hoặc đa thai
- Tiền sử về sinh non
Hãng hàng không Jetstar (2): Thai phụ phải có sổ khám thai có hiệu lực trong vòng 7 ngày trước khi khởi hành kèm theo một số giấy tờ liên quan. Với những trường hợp thai nhi từ tuần thứ 36 trở đi không được phép bay, thai nhi từ tuần 32 – tuần 35 khuyến cáo không nên đi trừ trường hợp khẩn cấp. Đồng thời trước khi bay, nếu thấy thai phụ có các biểu hiện xấu về sức khỏe tuyệt đối không nhận vận chuyển. Đối với phụ nữ mang thai từ 28 – 32 tuần nếu bay cần phải làm giấy miễn trừ trách nhiệm ngoài sân bay của nhân viên an ninh dưới mặt đất.
Hãng hàng không Vietjet (3): Hãng hàng không quy định như sau:
- Thai phụ đang mang thai đến tuần thứ 27 phải ký bản miễn trừ trách nhiệm tại thời điểm làm thủ tục đăng ký chuyến bay.
- Thai phụ mang thai từ tuần 28 đến tuần 32 cần phải xuất trình giấy xác nhận của bác sĩ.
- Trước khi bay thai phụ cần có giấy khám sức khỏe cũng như giấy xác nhận thời gian mang thai và dự sinh.
- Thai phụ mang thai từ tuần thứ 32 trở đi từ chối nhận vận chuyển.
Ảnh hưởng của máy bay đối với thai nhi
Trên thực tế, các chuyên gia Sản phụ khoa vẫn thường khuyến cáo chị em phụ nữ tốt nhất nên hạn chế di chuyển bằng máy bay trong quá trình mang thai. Đặc biệt khi mẹ bầu bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba lại càng không nên di chuyển bằng máy bay. Bởi khi mang thai cơ thể mẹ bầu thường xuyên bị thay đổi cộng thêm sự thay đổi môi trường xung quanh sẽ khiến nhịp tim mẹ bầu tăng lên, huyết áp cũng tăng theo nhưng lượng không khí để thai phụ hít thở lại ít đi.
Đồng thời, trong quá trình di chuyển bằng máy bay mẹ bầu thường sẽ phải ngồi im một chỗ kèm theo độ ẩm thấp trong khoang máy bay sẽ có thể gây ra một số hiện tượng như phù chi dưới và huyết khối tĩnh mạch. Chính vì thế, để đẩy lùi tình trạng này mẹ bầu nên sử dụng tất y khoa, không nên mặc đồ chật, vận động chân thường xuyên, thỉnh thoảng có thể đi lại nhẹ nhàng trong khoang và duy trì đủ lượng nước để cải thiện tình trạng trên. Bên cạnh đó, khi di chuyển bằng máy bay sẽ có thể tạo ra một số tiếng ồn, rung động và bức xạ gây ra một số rủi ro không đáng có cho thai phụ. Ngoài ra việc ngồi máy bay thai phụ sẽ không thể dự đoán trước được những rủi ro như chấn thương do rung lắc vì thế để đảm bảo sự an toàn bản thân và cho cả thai nhi khi lên máy bay, chị em nhớ thắt dây an toàn cẩn thận.
Đối với thai nhi, một số thai phụ có sức khỏe mạnh thì việc đi máy bay sẽ không gây ra những ảnh hưởng nào đến thai nhi. Tuy nhiên, ở một số người khi nhịp tim và huyết áp tăng do áp suất không khí trong cabin thấp có thể gây ra tình trạng khó thở từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hô hấp của thai nhi. Đặc biệt với những thai phụ bị ốm nghén thì càng không nên đi máy bay.
Mẹ bầu đi máy bay cần lưu ý gì?
Dù đi máy bay là điều không nên khi mang thai, tuy nhiên trong một số trường hợp chị em vẫn buộc phải di chuyển bằng máy bay. Vậy những lúc này mẹ bầu cần lưu ý gì? Theo đó:
- Đối với những thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, bong nhau thai, trường hợp thai phụ từng sinh non, sảy thai tuyệt đối không nên đi máy bay.
- Thai phụ sắp đến ngày sinh tuyệt đối không nên đi máy bay. Thời gian đi máy bay an toàn nhất cho mẹ bầu là khoảng tam cá nguyệt thứ 2 tức từ tuần 14 đến tuần 27.
- Trong quá trình bay nên uống nước nước hoặc sử dụng sữa, các loại trái cây để giữ nước cho cơ thể bởi độ ẩm thấp bên trong cabin có thể gây ra tình trạng mất nước ở mẹ bầu.
- Nên mang theo một số vật dụng cần thiết cho chuyến bao như gối ôm nhỏ, gối chữ U hoặc một số vật dụng mẹ bầu cảm thấy cần.
- Mẹ bầu có thể mang một số loại đồ ăn nhẹ để giúp kiểm soát các cơn buồn nôn.
- Mang theo một số loại thuốc cần thiết.
Bên cạnh đó, để có một chuyến bay thoải mái, mẹ bầu cần lưu ý:
- Không ăn bất kỳ thực phẩm nào khó tiêu trước khi cất cánh
- Ưu tiên chọn những chỗ ngồi gần lối đi để có thể di chuyển thuận tiện đến nhà vệ sinh.
- Thắt dây an toàn trong suốt chuyến bay. Vị trí của dây an toàn sẽ ở dưới bụng và thấp trên hông.
- Không nên ngồi lâu một tư thế để tránh bị căng cứng hoặc chuột rút.
- Uống nước trong quá trình di chuyển bằng máy bay.
Lưu ý đặt vé cho phụ nữ mang thai
Đối với tất cả các hãng hàng không thai phụ luôn là một hành khách đặc biệt vì thế khi đặt vé thường được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, trong quá trình đặt vé thai phụ cũng nên lưu ý một số điều như:
- Chia sẻ thành thật với nhân viên hãng, phòng vé về tình trạng thai nhi như sức khỏe, tuổi thai để được tư vấn cụ thể về các quy định cũng như thủ tục cần thiết.
- Nên sử dụng dịch vụ chọn chỗ ngồi và nên lựa chọn chỗ ngồi ở giữa khoang, gân máy bay để giảm thiểu tối đa dao động cũng như áp suất khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh cũng như rơi vào vùng nhiễu loạn áp suất.
- Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc thai nhi đang có vấn đề tốt nhất không nên sử dụng phương tiện di chuyển máy bay. Trong trường hợp buộc phải di chuyển nên xin tư vấn của bác sĩ hoặc tốt hơn hết nên có sự đồng hành của bác sĩ, y tá trong suốt chuyến bay.
Các trường hợp nên cân nhắc khi di chuyển bằng máy bay:
- Bị huyết áp cao trong giai đoạn mang thai
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng đường huyết mà chưa được kiểm soát
- Bệnh hồng cầu hình liễm (bệnh hồng cầu dễ vỡ khi ở trên cao và nồng độ oxy thấp).
- Có nguy cơ sinh non hoặc tiền sử sinh non, sảy thai
- Có những bất thường về nhau thai
Những giấy tờ thai phụ cần chuẩn bị trước chuyến bay
Đối với chuyến bay nội địa
- Vé máy bay
- Chứng minh thư / giấy phép lái xe / hộ chiếu / thẻ nhà báo / thẻ đảng viên /…
- Các giấy tờ về sức khỏe tùy thuộc vào hãng hàng không thai phụ đi quy định
Đối với chuyến bay quốc tế
- Vé máy bay
- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành
- Visa
- Giấy xác nhận sức khỏe
Một số kinh nghiệm đi máy bay dành cho mẹ bầu
- Nên nói với nhân viên an ninh tại sân bay để được đi cửa riêng thay vì đi qua cửa scan của sân bay.
- Hiện nay các chuyến bay dành cho nội địa các hãng không còn giới hạn về lượng chất lỏng nên mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn lượng nước vừa đủ cho chuyến bay. Mẹ bầu có thể mang nước lọc, trà ấm, sữa, nước ép hoa quả để uống trong suốt quá trình bay.
- Nên thông báo với nhân viên hàng không để được sắp xếp ngồi giữa khoang, gần lối đi lại, gần cửa sổ để tránh bị xóc khi bay vào vùng mây xấu. Đồng thời mẹ bầu cũng nên ưu tiên những chỗ ngồi có thể duỗi chân thoải mái, vận động bàn chân nhẹ nhàng trong suốt chuyến bay để không bị sưng hoặc phù chân.
- Thắt dây an toàn khi lên máy bay.
- Sử dụng bịt tai để chống bị ù tai. Trong quá trình bay nếu thấy ù tai mẹ bầu có thể nuốt nước bọt nhiều lần hoặc ngáp miệng để cải thiện tình trạng này.
- Mang theo gối nhỏ để có thể dùng khi cần thiết.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc có bầu bao nhiêu tháng không đi được máy bay. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có thêm được những kiến thức cần thiết để có một chuyến bay an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!