Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
3626 lượt xem

Có bầu đi xe giường nằm được không?

Khi mang thai, vấn đề di chuyển, đi lại đường xa là điều nhiều mẹ bầu quan tâm. Mặc dù biết rằng di chuyển nhiều khi mang thai là không nên nhưng vì một số lý do mẹ bầu cần đi lại đường dài. Vậy, có bầu nên chọn loại xe nào?  Có bầu đi xe giường nằm được không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung sau đây.

Khi mang thai, một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, em bé phát triển ổn định là điều mà các mẹ bầu mong muốn. Tuy nhiên, trong hành trình 9 tháng 10 ngày gian khổ, người phụ nữ sẽ phải trải qua nhiều thay đổi từ ngoại hình cho tới chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, chế độ làm việc hay nghỉ ngơi cần được quan tâm hơn bao giờ hết suốt thai kỳ.

Trong đó, việc đi lại, di chuyển của mẹ bầu là vấn đề đáng chú ý, không biết mang thai mẹ bầu đi lại bằng phương tiện nào là thích hợp. Trong đó, trên các website, mạng xã hội có nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết có bầu đi xe giường nằm được không?

Có bầu đi xe giường nằm được không

Có bầu đi xe giường nằm được không?

Theo chuyên gia, về cơ bản việc di chuyển xa bằng các phương tiện giao thông nói chung đều an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, so với hành khách thông thường, mẹ bầu khi di chuyển có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhỏ. Vì thế, việc chú ý an toàn là cần thiết.

Về cơ bản, bà bầu đi xe giường nằm được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có những điều cơ bản dưới đây:

–          Bà bầu đi xe giường nằm được không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe từng người: nếu mẹ bầu mang thai có sức khỏe tốt, không gặp sự cố về động thai, dọa sảy thai,…mẹ và em bé hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể yên tâm di chuyển bằng xe giường nằm.

–         Đối với những trường hợp mẹ có sức khỏe yếu, mệt mỏi, nôn, nôn nhiều, có dấu hiệu dọa sảy thai, đau bụng, chảy máu âm đạo…thì tốt nhất không nên di chuyển bằng các loại phương tiện như xe máy hay xe giường nằm. Lúc này nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể tình trạng sức khỏe, kiểm tra thai phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó có thể can thiệp kịp thời.

Mang thai giai đoạn nào nên đi lại bằng xe giường nằm?

Theo đó, thời kỳ mang thai được chia thành 3 thời kỳ, thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Tương ứng với mỗi thời kỳ, mẹ bầu có sự thay đổi sinh lý, sinh hoạt….

Thông thường, vào khoảng thời gian 3 tháng đầu, thai phụ có thể gặp phải những biểu hiện ốm nghén, thường xuyên nôn và buồn nôn. Vì thế, khoảng thời gian này việc di chuyển, đi lại có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi đi xe giường nằm có thể khiến mẹ mệt mỏi, nôn nhiều…..chưa kể đến trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, khi thai nhi mới hình thành trong một thời gian ngắn, thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Vì thế, giai đoạn này có nguy cơ sảy thai tương đối cao. Do đó di chuyển đi lại trong thời gian này không được khuyến khích.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian cuối thai kỳ, khi bụng bầu lớn thì việc đi lại càng trở nên khó khăn hơn, có thể tiềm ẩn một vài rủi ro. Như vậy, thông thường, thời điểm thích hợp để di chuyển đi lại bằng xe giường nằm tốt nhất là vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Đối với phụ nữ mang thai từ tuần thứ 25 đến 36, khuyến cáo không nên đi xa quá 500km vì có thể gặp phải những khó khăn, việc chăm sóc y tế không kịp thời, có thể gặp những sự cố như cao huyết áp, chuyển dạ sớm….

Những lưu ý khi mẹ bầu đi xe giường nằm

Để đảm bảo an toàn khi di chuyển, mẹ bầu nên tìm hiểu về dịch vụ y tế ở nơi sắp đến. Bên cạnh đó, khi di chuyển bằng xe giường nằm, mẹ có thể phải đối mặt với những triệu chứng như mệt mỏi, ợ nóng, nôn hoặc buồn nôn, xuất hiện dịch tiết âm đạo; chuột rút chân, tiểu rắt, tiểu nhiều….

Ngoài ra, những dấu hiệu cần được chăm sóc khẩn cấp là tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng hoặc xuất hiện những cơn co tử cung, vỡ ối,….thì cần phải can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, khi đi xe giường nằm, mẹ nên chú ý chọn vị trí nằm phù hợp. Tốt nhất nên chọn giường nằm từ vị trí số 2 đến số 5, tránh chọn giường có hệ thống điều hòa quay thẳng vào người có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu hoặc nhiễm lạnh.

Mặt khác, mẹ bầu cần chú ý chọn hãng xe giường nằm uy tín để di chuyển, lái xe an toàn nhằm hạn chế những rủi ro. Nên tránh các loại xe nhồi nhét khách, xe chạy ẩu, phanh gấp hay va chạm….

Chú ý trước khi khởi hành, mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, đồ dùng mang thai không quá nhiều, tránh để mẹ bầu mang đồ nặng. Trước chuyến đi nên ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước, tránh ăn quá no, nên sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa.

Một mẹo nhỏ cho mẹ bầu khi đi xe giường nằm đó là nên mang theo nước uống, đồ ăn vặt, có thể mang theo những loại hạn chế say xe như vỏ cam quýt, bánh mì….có thể mang theo gối để kê lưng, gác chân, làm thế nào để mẹ cảm thấy thoải mái nhất.

Chú ý nên hạn chế những chuyến đi có thời gian di chuyển quá 6 tiếng để tránh tình trạng tụ máu ở chân và khung xương chậu. Bạn không nên ngồi quá lâu trên xe, không nên nằm nhiều mà có thể thay đổi tư thế sao cho thoải mái nhất. Trên quãng đường khởi hành, thi thoảng mẹ nên lắc cổ chân, tay để đảm bảo máu lưu thông tốt nhất.

Bà bầu nên đi lại như thế nào cho an toàn

Bà bầu nên đi lại như thế nào cho an toàn?

Ngày nay, hầu hết mẹ bầu khi mang thai vẫn lựa chọn tiếp tục làm việc, du lịch, di chuyển như thường….Do đó, để đảm bảo tốt nhất cho mẹ và em bé, mẹ bầu cần phải chú ý đến những quy định để đảm bảo an toàn. Dưới đây là lưu ý khi mẹ bầu di chuyển bằng phương tiện giao thông như sau:

–         Nếu di chuyển bằng máy bay

Theo khuyến cáo, khi di chuyển bằng máy bay, hầu như thời gian di chuyển sẽ rút ngắn hơn rất nhiều so với các phương tiện khác. Chính vì thế, những rủi ro cho mẹ bầu cũng giảm xuống. Theo quy định của hãng hàng không, bà bầu dưới 32 tuần được phép đi máy bay, di chuyển như hành khách thông thường.

Nếu di chuyển trong quãng thời gian bầu 32-36 tuần thì mẹ cần có sự xác nhận sức khỏe đạt yêu cầu trước chuyến bay, sau đó mới được phép di chuyển. Nếu mẹ bầu trên 36 tuần có thời gian dự sinh trong 7 ngày hoặc mới sinh em bé 1 tuần sẽ không được đi máy bay.

Khi di chuyển bằng máy bay, mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cá nhân cần thiết. Hãy vận động chân tay tại chỗ thường xuyên, thỉnh thoảng đi lại trong khoang và chú ý bổ sung nước uống.

–         Nếu di chuyển bằng oto

Trường hợp đi bằng ôtô đã được trình bày khá đầy đủ ở phần 1 bài viết. Tuy nhiên, một vài lưu ý nữa dành cho mẹ bầu đó là không nên di chuyển bằng ô tô những ngày lễ tết. Hãy thắt dây an toàn khi di chuyển, không nên ngồi gập bụng về phía trước tránh những va chạm mạnh.

–         Nếu mẹ bầu đi bộ

Chuyên gia khuyến rằng, trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu khỏe mạnh, không có dấu hiệu động thai, đau bụng, hay chảy máu thì nên đi bộ thường xuyên, vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông.

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu nên hình thành thói quen đi bộ, thời gian phù hợp là nên đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều muộn, thời gian đi bộ tốt nhất khoảng 20 phút, đi bộ 3 lần/tuần.

Bên cạnh đó, việc đi bộ còn phụ thuộc vào tâm trạng và sức khỏe của mẹ. Mẹ nên chọn không gian thoáng mát, trong lành, đi bộ chậm rãi, thoải mái nhất. Trong trường hợp có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp…nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi bộ.

Những điều phụ nữ mang thai nên làm

Chuyên gia khuyến cáo: Những điều phụ nữ mang thai nên làm

o   Chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi phù hợp với bà bầu. Tránh căng thẳng, lo lắng, stress… (1)

o   Tiếp tục uống axit folic trong suốt thời kỳ mang thai của mình. Tuy nhiên, tất cả những viên uống vitamin cần được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ có trình độ.

o   Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, tránh đồ hóa chất, đồ ăn nhanh. Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm chứa canxi, thịt nạc và nhiều loại hải sản nấu chín.

o   Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc 1,5-2 lít nước. Hãy hỏi bác sĩ trước khi bổ sung viên sắt trong thai kỳ.

o   Ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng trong thời điểm mang thai. Mẹ bầu cần cố gắng ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Khi ngủ nên nằm nghiêng trái sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn tránh tình trạng phù nề. Mẹ có thể sử dụng gối chuyên dụng dành cho bà bầu.

o   Hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Thuốc được kê theo đơn, thuốc không theo đơn và các loại thuốc thảo dược đều có thể gây hại cho thai nhi và sức khỏe của bạn

o   Tránh xa đồ uống có gas, đồ uống có cồn, rượu bia và chất kích thích sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết về vấn đề có bầu đi xe giường nằm được không, đã mang đến bạn thông tin hữu ích.

Chúc bạn sức khỏe.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *