Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
585 lượt xem

Khi có thai bụng sẽ như thế nào?

Khi có thai bụng sẽ như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều chị em nữ giới quan tâm. Bởi khi mang thai, bụng là bộ phận có sự thay đổi nhiều nhất và thay đổi theo sự phát triển của thai nhi. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây các chuyên gia sẽ chia sẻ đến chị em về vấn đề khi có thai bụng sẽ như thế nào, cũng như các dấu hiệu nhận biết có thai sớm.

Khi có thai bụng như thế nào

Khi có thai bụng như thế nào?

Các chuyên gia cho biết: “Khác với phụ nữ bụng to do tăng cân, bụng bầu thường sẽ cứng và tròn hơn hẳn. Vì khi mang thai, vòng bụng của chị em cũng tăng lên rất nhiều theo sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, lượng nước ối thay đổi sẽ khiến vòng bụng tăng lên. Thế nhưng, ở giai đoạn đầu sự thay đổi ở giai đoạn này không đáng kể nên khó nhận biết bằng mắt thường.

Hơn nữa, tùy vào cơ địa mỗi người mà hình dáng bụng sẽ khác nhau. Nếu mẹ bầu có dáng người cao ráo, thon gọn thì bụng không khác biệt ở giai đoạn đầu. Còn nếu những mẹ thấp bé, mỡ bụng dày thì bụng thường dễ thấy hơn ở đầu thai kỳ. Thông thường, chỉ đến tháng thứ 3 thì bụng của bà bầu mới có sự thay đổi rõ rệt.

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cũng có thể thấy bụng nhô lên ngay ở tam cá nguyệt đầu tiên. Đặc biệt, nếu mẹ bầu từng sinh nở thì khi mang thai bụng sẽ phát triển rõ rệt hơn so với mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Bên cạnh đó, trên bụng mẹ bầu còn có thể xuất hiện một đường màu nâu dọc theo giữa bụng. Da bụng khi mang thai có thể xuất hiện vết nứt do da căng giãn khi thai nhi lớn dần.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có biểu hiện đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,… trong tháng đầu do thai đang làm tổ ở tử cung. Cùng với đó là cảm giác tưng tức ở bụng dưới. Nhưng bà bầu cần theo dõi hiện tượng đau bụng, nếu thấy đau bụng dữ dội khi mang thai cần đi khám ngay. Bởi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non,….”

Các dấu hiệu có thai sớm

Các dấu hiệu có thai sớm

Có thể thấy việc dựa vào vòng bụng rất khó để có thể xác định được mình có thai hay không ở tháng đầu. Vì vậy, thay vì theo dõi vòng bụng, mẹ bầu có thể dựa vào các dấu hiệu sau để nhận biết việc mình có thai:

+ Chảy máu âm đạo: Khi trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Chảy máu do mang thai thường ít, chỉ rỉ ra một chút  ở quần lót, máu có màu nâu và hồng nhạt, kéo dài khoảng từ 1 – 2 ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng có dấu hiệu này vì thể trạng mỗi người mỗi là khác nhau.

+ Trễ kinh: Đây cũng là dấu hiệu mang thai sớm khá phổ biến. Vì vậy, nếu như trước đó chị em có quan hệ tình dục và không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn có hiện tượng trễ kinh thì khả năng cao chị em đã mang thai.

+ Thay đổi ở vùng ngực: Khi mang thai, bà bầu sẽ thấy vùng ngực sưng, đau; núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra; quầng vú lớn hơn. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ.

+ Nhạy cảm với mùi: Đây là giai đoạn mẹ bầu đặc biệt nhạy cảm với mùi, đặc biệt là mùi tanh, mùi hải sản.

+ Đi tiểu thường xuyên: Nếu thường xuyên để đi tiểu, đây có thể là dấu hiệu có thai sớm. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang.

+ Thay đổi khẩu vị: Hormone hCG tăng cao trong suốt thời kỳ đầu mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị kích thích cảm giác thèm ăn đối với một số loại thực phẩm, đồng thời cũng khiến mẹ bầu khó chịu với một số món ăn, kể cả những món ăn mà trước đó mẹ rất thích.

+ Mệt mỏi: Không ít mẹ bầu trong thời gian đầu có thai thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Vì lúc này, cơ thể phải hoạt động liên tục với mục đích cấp dưỡng cho bào thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ thấy hiện tượng tim đập nhanh, hồi hộp, dễ xúc động, dễ phấn chấn hoặc dễ khóc.

+ Buồn nôn và nôn: Đây là tình trạng cơ bản ở hầu hết cả chị em phụ nữ lúc có thai. Đặc biệt là ở 3 tháng đầu tiên. Sang đầu tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn. Nhưng cũng có một số ít trường hợp mẹ bầu bị chứng buồn nôn “theo” đến tận lúc sinh.

+ Đau lưng: Khi có thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai khiến chị em sẽ cảm nhận được các cơn đau ở vùng sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần, những cơn đau lưng cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, các dấu hiệu như thân nhiệt tăng, hồi hộp, khó thở, đầy hơi, táo bón, màu sắc âm đạo thay đổi,… cũng có thể là những dấu hiệu mang thai nếu như trước đó chị em có quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu trên, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để có được kết quả chính xác nhất.

Nhưng các mẹ bầu cần phải biết một điều rằng là các dấu hiệu mang thai sớm trên đây không phải sẽ có ở mọi trường hợp mang thai, nhưng nó là phổ biến. Tùy thể trạng của từng người mà mức độ xuất hiện các dấu hiệu ấy cũng có sự khác nhau. Hơn nữa, một số dấu hiệu trong đó có thể là cảnh báo kỳ kinh sắp bắt đầu hoặc chị em gặp phải vấn đề nào đó.

Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu mang thai sớm, chị em nên dùng que thử để kiểm tra. Đây là cách đơn giản nhất giúp chị em kiểm tra xem mình thai hay không và cho kết quả chính xác lên đến hơn 90%. Trong trường hợp nếu chậm kinh mà kết quả chỉ một vạch thì có thể là do chị em thử thai quá sớm. Lúc này, hãy đợi vài ngày sau đó rồi tiếp tục thử lại. Ngoài ra, nếu chị em vẫn nghi ngờ que thử cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm biết mình có đang mang thai hay không.

Lưu ý dành cho cho mẹ bầu

Lưu ý dành cho cho mẹ bầu

Để có một sức khỏe tốt và giúp thai thai phát triển một cách toàn diện thì trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều như sau:

  1. Chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đúng cách để tránh các vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm vùng kín làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
  2. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá (1), môi trường ô nhiễm và các hóa chất độc hại (sơn móng tay, nhuộm tóc,..), đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
  3. Có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là các chất như canxi, sắt, axit folic,…
  4. Tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích,…
  5. Tránh đi giày cao gót, không leo trèo cao
  6. Chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, quá sức hay công việc phải đứng lâu, ở nơi nhiệt độ cao.
  7. Trường hợp nếu bị ốm, ho, cảm cúm… tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo y kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, một điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện đó là khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc thăm khám thai định kỳ này không chỉ giúp mẹ bầu biết được sự phát triển của thai nhi mà còn giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và có hướng xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề khi có thai bụng sẽ như thế nào? Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *