Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
432 lượt xem

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở nữ giới, đang có xu hướng tăng dần và trẻ hóa, vì vậy việc phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Ung thư vú có di truyền không là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi có thành viên trong gia đình mắc phải căn bệnh này. Cùng các chuyên gia giải đáp những thắc mắc này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Ung thư vú là gì

Ung thư vú là gì?

Ung thư là kết quả của quá trình tích lũy đột biến trên nhiều gen xảy ra do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư từ môi trường bên ngoài hoặc do di truyền qua các thế hệ. Khi có sự đột biến xảy ra ở gen sinh ung thư, gen ức chế khối u hoặc cả hai sẽ gây ra rối loạn về cấu trúc và chức năng tế nào, chúng phát triển mất kiểm soát và hình thành khối u.

Trong đó, ung thư vú là bệnh phổ biến xảy ra ở phụ nữ với tần suất mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Đây là dạng u vú ác tính. Đa số các trường hợp mắc bệnh ung thư vú đều bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Nếu không phát hiện sớm và điều trị, bệnh có thể di căn vào xương và các bộ phận khác gây đau đớn.

Bình thường, các tế bào tuyến vú sẽ tự sinh ra và mất đi theo cơ chế thiết lập sẵn của cơ thể. Nên khi xảy ra hiện tượng đột biến gen thì các tế bào sẽ tăng nhanh về số lượng và phát triển không theo kiểm soát của hệ miễn dịch, từ đó hình thành khối u ác tính ở vú. Lâu dần các khối u có thể lan rộng sang cơ quan , tổ chức xung quanh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

UNG THƯ VÚ CÓ MẤY GIAI ĐOẠN

Các giai đoạn ung thư vú

Ung thư vú không giống những bệnh ung thư khác, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở những giai đoạn đầu.

2.1. Ung thư vú giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn các tế bào ung thư vú được phát hiện trong các ống dẫn sữa, gọi là ung thư vú không xâm lấn hoặc ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được điều trị để ngăn chặn sự di căn. Thường chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng phương pháp xạ trị.

2.2. Ung thư vú giai đoạn 1

Ung thư vú giai đoạn 1A khối u vẫn có kích thước nhỏ từ 2cm, các hạch bạch huyết vẫn chưa bị ảnh hưởng. Khi bệnh sang giai đoạn 1B thì ngoài khối u ở vú thì còn có các khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. Đây vẫn được cho là giai đoạn phát hiện sớm của bệnh, có thể dùng phương pháp phẫu thuật kết hợp với các liệu pháp để điều trị.

2.3. Ung thư vú giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, các khối u đã có kích thước to hơn từ 2cm đến 5cm, có thể chưa lây sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn 2A chưa xuất hiện khối u nguyên phát và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước từ 2cm, chưa lan đến hạch bạch huyết và hạch dưới cánh tay.

Giai đoạn 2B khối u có kích thước 2cm đến 4cm, có các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, từ 1 đến 3 hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương ức. Kích thước khối u lớn hơn và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết. Người bệnh có thể điều trị bằng các liệu pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, kích thích tố.

2.4 Ung thư vú giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, các khối u đã lan rộng 4 đến 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú. Khi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn 3 và có các khối u nguyên phát lớn thì sẽ phải dùng phương pháp hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.

2.5. Ung thư vú giai đoạn cuối

Ung thư vú giai đoạn cuối các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan khác như xương, não, phổi, gan. Đây là giai đoạn mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị toàn thân tích cực, phương pháp này khó phổ biến đối với những người đang điều trị bệnh ung thư vú ở giai đoạn cuối.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ VÚ MÀ CÁC CHỊ EM CẦN PHẢI CẢNH GIÁC

Dấu hiệu ung thư vú

Dưới đây là những dấu hiệu ung thư vú mà bạn nên biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời:

  1. Đau vùng ngực: Ngực có cảm giác đau âm ỉ, không theo quy luật rõ ràng, nóng rát liên tục và các cơn đau ngày càng rõ.
  2. Thay đổi da ở vùng ngực: Màu sắc và tính chất da ở vùng ngực thay đổi. Vùng da này thường xuất hiện nhiều nếp nhăn hoặc lõm như lúm đồng tiền, xung quanh có mụn nước, ngứa không dứt điểm.
  3. Nổi hạch hoặc sưng: Phát hiện có khối u hoặc vết sưng đau vùng dưới da kéo dài không rõ nguyên nhân thì đây cũng là dấu hiệu ung thư vú mà bạn không nên bỏ qua.
  4. Đau lưng, vai, gáy: Những cơn đau lưng trên hoặc giữa 2 bả vai có thể nhầm với việc giãn dây chằng hoặc các bệnh liên quan đến cột sống.
  5. Ngực to bất thường: Nếu 2 bên ngực không tương xứng hoặc thường xuyên cảm thấy cương cứng, to bất thường thì đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư vú.

Ung thư vú có di truyền không

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến nhưng chỉ có khoảng 5 đến 10% trong số đó là di truyền. Các đột biến di truyền thường phát sinh từ tế bào tinh trùng hoặc trứng. Sua khi phân chia, biệt hóa, những đột biến này sẽ tồn tại trong mọi tế bào, cơ quan của cơ thể và có khả năng di truyền cho thế hệ sau với xác suất là 50%.

Theo các nhà nghiên cứu thì có khoảng trên 20 loại ung thư có tính di truyền trong như ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày,  ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu, ung thư phổi,… Trong đó, ung thư vú cũng nằm trong danh sách các bệnh di truyền.

Có đến 7-% phụ nữ mắc ung thư vú khi gia đình không có ai mắc bệnh. Đây là ung thư vú do một đột biến thân thể, không phải đột biến di truyền. Nhưng cũng có khoảng 30% người mắc ung thư vú có ít nhất một người trong gia đình mắc bệnh trước đó như mẹ hoặc chị em gái, dì. Các đột biến gen có thể di truyền theo một số cách khác nhau. Mỗi người đều có 2 bản sao của mỗi gen là từ bố và mẹ, đồng thời mỗi bản sao gen truyền cho con với xác suất 50%.

Phụ nữ có đột biến gen di truyền như BRCA1 và BRCA2 có khả năng mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng là 50% đến 80%, nếu thừa hưởng gen đột biến này từ mẹ thì khả năng con mắc ung thư vú rất cao. Ngoài ra, con cái có thể thừa hưởng gen này từ bên gia đình bố.

Khả năng di truyền của các loại ung thư khác nhau. Tùy từng loại ung thư mà thời gian phát bệnh và di truyền cũng khác nhau.

Hiện nay, ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa. Những người trẻ phát hiện mắc ung thư vú ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, phụ nữ nên tầm soát bệnh ung thư có phải do đột biến gen di truyền hay không để kịp thời phát hiện và điều trị.

NÊN XEM THÊM:

Ung thư vú có nguy hiểm không?

Ung thư vú có ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe, cuộc sống mà thậm chí là cả tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời.

Sau khi điều trị ung thư vú, phụ nữ có thể không bị ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi sau này. Nhưng bệnh có thể tái phát trong khoảng 2 đến 3 năm sau phẫu thuật. Vì vậy, nếu muốn mang thai, chị em nên để sau khoảng 3 năm để đảm bảo cho sức khỏe ổn định.

Trường hợp mang thai trước khi phát hiện ung thư vú thì tùy từng đối tượng mà có những biện pháp khắc phục khác nhau. Không nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian điều trị ung thư vú để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Bệnh ở giai đoạn đầu khi được chữa khỏi thưởng để lại ít biến chứng. Ngược lại, ung thư vú càng ở giai đoạn sau có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Một số người phải cắt bỏ bán phần hoặc toàn phần ngực. Quá trình thực hiện có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ.

Với những người trong độ tuổi sinh sản và muốn có con có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Hóa trị liệu làm ảnh hưởng chức năng buồng trứng, suy giảm số lượng và chất lượng trứng gây rối loạn kinh nguyệt, khó khăn trong việc mang thai, thậm chí là vô sinh.

Mang thai đối với người bị ung thư vú cần một khoảng thời gian dài sau khi điều trị để phục hồi. Thực hiện hóa trị, xạ trị ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu muốn sinh con sau điều trị cần có sự tư vấn của các bác sĩ.

Các liệu pháp điều trị ung thư vú có thể gây khô âm đạo, mãn kinh sớm, khiến phụ nữ giảm ham muốn tình dục.

Đặc biệt, ung thư vú là căn bệnh có nguy cơ tái phát cao. Khi bệnh tái phát sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với lần đầu. Tốc độ di căn nhanh hơn, 3 năm sau điều trị là khoảng thời gian dễ tái phát nhất. Chị em nên tầm soát ung thư vú thường xuyên để phát hiện bệnh sớm từ giai đoạn đầu.

GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH UNG THƯ VÚ HIỆU QUẢ

Cách phòng tránh ung thư vú

  1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn các đồ chiên rán nhiều lần. Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
  2. Tập thể dục hàng ngày để kiểm soát cân nặng và tránh béo phì.
  3. Không uống rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, tạo điều kiện cho tế bào tuyến vú phát triển mạnh.
  4. Theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường.
  5. Nếu trong gia đình có người bị ung thư vú thì bạn nên tầm soát ung thư và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện.
  6. Hạn chế điều trị nội tiết tố sau mãn kinh.

Với những thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ung thư vú có di truyền không để từ đó biết cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe tốt nhất, hạn chế những lo lắng về nguy cơ di truyền bệnh từ mẹ và gia đình. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi. 

Bài viết có tham khảo tài liệu tại:

+ Ung thư vú – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách tầm soát https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-vu-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-tam-soat-169211017174952853.htm Truy cập ngày 7/4/2022

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!