Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
224 lượt xem

Mổ ruột thừa bao lâu thì ăn uống bình thường?

Ruột thừa là một phần nhỏ của ruột non và có hình dạng giống như ngón tay. Mổ ruột thừa là một thủ thuật phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa bị viêm hoặc vỡ. Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh cần phải tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh để giúp cơ thể phục hồi. Vậy mổ ruột thừa bao lâu thì ăn uống bình thường? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Sơ lược về phẫu thuật mổ ruột thừa

Sơ lược về phẫu thuật mổ ruột thừa

  • Mổ ruột thừa là gì?

Phẫu thuật mổ ruột thừa là quá trình y tế được sử dụng để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do viêm ruột thừa cấp. (1)

Trong lĩnh vực y khoa, có ba phương pháp phẫu thuật được sử dụng để cắt ruột thừa, bao gồm: phẫu thuật mở (phương pháp phẫu thuật truyền thống), phẫu thuật nội soi sử dụng dụng cụ nội soi và phẫu thuật nội soi với sự hỗ trợ của robot. Tuy nhiên, quyết định sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ nghiêm trọng của viêm ruột thừa, tình trạng sức khỏe chung và bệnh lý nền của bệnh nhân…

  • Khi nào cần tiến hành mổ ruột thừa?

Phần lớn các trường hợp viêm ruột thừa là viêm ruột thừa cấp, do đó, phẫu thuật được coi là biện pháp chữa trị chính trong trường hợp này. Việc thực hiện phẫu thuật sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu viêm ruột thừa cấp được chẩn đoán và tiến hành phẫu thuật trong vòng 6 giờ đầu thì hầu như không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật ruột thừa được thực hiện sau 72 giờ thì có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh do viêm nhiễm lan rộng ra bên ngoài.

Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán là viêm ruột thừa đều cần phải thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể không chỉ định mổ ruột thừa, bao gồm:

  1. Trường hợp hình thành ổ áp xe ruột thừa: Khi có sự hình thành ổ áp xe ruột thừa, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tiếp tục theo dõi và dẫn lưu làm sạch ổ áp xe trước. Sau đó, sau khoảng 6 tháng, mổ ruột thừa sẽ được thực hiện.
  2. Trường hợp đám quánh ruột thừa: Trong những tình huống này, bác sĩ có thể quyết định theo dõi thêm một thời gian vì có trường hợp ruột thừa có thể tự tiêu. Sau 3 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lại tình trạng. Nếu đám quánh ruột thừa phát triển thành ổ áp xe ruột thừa, phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện.

Mổ ruột thừa bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục sau mổ ruột thừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của viêm ruột thừa, phương pháp phẫu thuật, quá trình chăm sóc sau mổ và chế độ ăn uống của bệnh nhân.

So với phương pháp mổ truyền thống (mổ mở), phẫu thuật nội soi có thể giúp rút ngắn thời gian hồi phục sau mổ.

Trong trường hợp phẫu thuật ruột thừa bằng phương pháp nội soi, bệnh nhân có thể được xuất viện chỉ sau vài ngày và phục hồi sức khỏe tại nhà nếu tình trạng sức khỏe sau mổ ổn định. Ngược lại, với phương pháp mổ truyền thống, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện đến 1 tuần để được theo dõi và chỉ được xuất viện khi vết thương hồi phục tốt và tình trạng sức khỏe được cải thiện. Bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường sau vài ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để hoàn toàn phục hồi sau mổ ruột thừa thì có thể mất từ 4 đến 6 tuần, hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Mổ ruột thừa bao lâu thì ăn uống bình thường (1)

Mổ ruột thừa bao lâu thì ăn uống bình thường?

Sau phẫu thuật mổ ruột thừa, thời gian để người bệnh có thể trở lại ăn uống bình thường phụ thuộc vào quá trình phục hồi và khỏe mạnh của từng người. Dưới đây là một khung thời gian chung bạn có thể tham khảo:

  1. Ngày đầu sau phẫu thuật: Trong những ngày đầu sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước hoa quả…
  2. Hai ngày sau mổ: Nếu sức khỏe ổn định và không có biến chứng, người bệnh có thể trở lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý nên ưu tiên các món dễ tiêu hóa, ăn chia làm nhiều bữa trong ngày và hạn chế ăn quá no trong một bữa để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  3. 5 – 7 ngày sau mổ: Thường sau khoảng 5 – 7 ngày sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các món cay, nóng, các món gây đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, người bệnh chú ý cần hạn chế tuyệt đối rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Quan trọng nhất là người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống dựa trên sự phục hồi và tình trạng cá nhân của mình.

Người sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề mổ ruột thừa bao lâu thì ăn uống bình thường, người bệnh cũng cần nắm được danh sách những loại thực phẩm nên ăn để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau mổ.

  • Thực phẩm dễ tiêu hóa:

Phẫu thuật mổ ruột thừa thường không can thiệp vào hệ tiêu hóa của người bệnh. Do đó, ngay sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân thường cần được cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau một ngày phẫu thuật, người bệnh có thể bắt đầu uống sữa và nước cháo. Sau đó, họ có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ hấp thu như khoai tây nghiền, sữa chua, chuối, khoai lang, bơ…

  • Thực phẩm mềm:

Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên ưu tiên chọn các món ăn mềm như cháo, canh, súp hoặc cơm nhão. Lựa chọn này giúp người bệnh có thể dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn mà không gây áp lực cho đường tiêu hóa sau phẫu thuật.

  • Thực phẩm giàu chất xơ:

Sau phẫu thuật mổ ruột thừa, quá trình phục hồi có thể được hỗ trợ bằng việc người bệnh tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ. Thức ăn chứa chất xơ không chỉ giúp duy trì sự tuần hoàn dễ dàng của thức ăn qua hệ tiêu hóa, mà còn giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân có thể tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách tiêu thụ rau xanh, trái cây, cà rốt, rau bina, cũng như sử dụng ngũ cốc nguyên cám như đậu, mè đen, gạo lức…

  • Thực phẩm giàu protein:

Sau khi mổ ruột thừa, bổ sung các loại thực phẩm giàu protein là việc rất cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào mới, giúp làm lành vết mổ và thúc đẩy quá trình hồi phục. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu protein mà người bệnh sau mổ ruột thừa có thể bổ sung vào chế độ ăn uống:

  1. Hải sản: Tôm, cua, cá (cá thu, cá mòi, cá hồi…).
  2. Thịt: Thịt bò, thịt gà.
  3. Đậu và sản phẩm từ đậu: Đậu phụ, đậu nành, đậu đen…
  • Thực phẩm giàu vitamin và kẽm:

Vitamin và kẽm có vai trò quan trọng trong việc làm lành vết mổ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các thực phẩm giàu vitamin C và beta-caroten (tiền chất của vitamin A) bao gồm:

  1. Trái cây: Bưởi, chanh, cam, dâu tây, kiwi.
  2. Rau xanh: Rau ngót, rau xanh lá, cải bó xôi.
  3. Rau và quả có màu vàng đỏ: Cà rốt, đu đủ, bí đỏ, gấc.
  4. Khoai lang.

Mổ ruột thừa nên kiêng ăn những gì

Mổ ruột thừa nên kiêng ăn những gì?

Sau phẫu thuật cắt ruột thừa, việc kiêng ăn một số loại thực phẩm cụ thể là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ gây khó tiêu, kích ứng ruột, và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Dưới đây là danh sách chi tiết các loại thực phẩm người bệnh cần kiêng sau khi mổ ruột thừa:

  1. Thực phẩm khó tiêu: Bao gồm các loại thịt đỏ, thịt mỡ, hải sản, nội tạng động vật, rau củ quả sống, và trái cây có múi… Các thực phẩm này có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, và tiêu chảy.
  2. Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm chứa nhiều ớt, tiêu, tỏi, hành, và các loại gia vị cay nóng khác có thể gây kích ứng cho ruột, khiến vùng vết mổ sưng tấy và gây đau đớn.
  3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán và đồ ăn nhanh có thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn và gây ra tình trạng táo bón.
  4. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Ngoại trừ sữa chua lên men, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa sau phẫu thuật mổ ruột thừa. Sữa chứa lượng lớn chất béo có thể gây khó tiêu, và việc tiêu thụ quá nhiều sữa có thể tạo ra mảng dày bám dính trên niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho sự hình thành độc tố và tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng vết mổ. Hơn nữa, uống quá nhiều sữa còn có thể gây ra tình trạng táo bón. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng sữa sau phẫu thuật, và nếu cần, chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải.
  5. Thức ăn chứa nhiều đường: Đường có khả năng tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây hại, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết mổ. Hơn nữa, tiêu thụ nhiều thức ăn chứa đường có thể kích thích đường ruột, gây ra tình trạng tiêu chảy. Vì vậy, trong giai đoạn hồi phục, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa đường như bánh kẹo, kem, mứt ngọt, và nước ngọt…
  6. Rượu, bia, và thuốc lá: Rượu, bia, và thuốc lá có thể làm chậm quá trình hồi phục của vết mổ và gây ra các biến chứng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh hãy tránh tiêu thụ những chất này trong thời gian hồi phục sau mổ ruột thừa để đảm bảo quá trình lành vết mổ và tăng khả năng hồi phục nhanh chóng.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc mổ ruột thừa bao lâu thì ăn uống bình thường? Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!