Ung thư vú sống được bao lâu? Ung thư vú là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Đây là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa trị hiệu quả cao hơn. Vì thế, bạn hãy trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh này từ đó chủ động phòng tránh cũng như phát hiện bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư gia tăng từng ngày và có dấu hiệu trẻ hóa. Trong số rất nhiều loại bệnh ung thư, có bệnh ung thư vú thường gặp đi kèm với những biến chứng nguy hiểm.
Ung thư vú là gì?
Thông thường một khối u bất thường nào đó sẽ được kiểm tra xét nghiệm phân tích, nó có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính thì sẽ gọi là ung thư. Ung thư vú được xác định là loại ung thư ác tính có nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Đa phần các trường hợp ung thư vú sẽ xuất phát từ các ống dẫn tia sữa, một phần nhỏ có thể phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Trong trường hợp nếu như bạn phát hiện ung thư vú ở giai đoạn muộn, bệnh đã chuyển sang di căn thì các triệu chứng đau đớn theo đó càng tăng lên rất nhiều.
Những dấu hiệu điển hình của tình trạng ung thư vú ở giai đoạn sớm thường không quá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu như gặp phải những triệu chứng dưới đây cần thăm khám ngay, cụ thể:
– Đau vùng ngực khó chịu: Người bệnh xuất hiện tình trạng đau âm ỉ vùng ngực không rõ ràng. Dấu hiệu này xuất hiện chốc lát khiến người bệnh chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư vú ác tính. Đặc biệt khi xuất hiện kèm theo tình trạng nóng rát liên tục và đau vùng ngực ngày càng rõ ràng hơn.
– Thay đổi vùng da: Thông thường, những người mắc bệnh ung thư vú thường thấy màu sắc da xung quanh khu vực vú khác thường. Có thể xuất hiện nếp nhăn nhiều hơn thậm chí có điểm lõm. Xung quanh xuất hiện có mụn nước.
– Biểu hiện nổi hạch bẹn: Được xác định là tình trạng sưng đau hạch bạch huyết. Đây là dấu hiệu thông thường được xác định như cảm cúm, nhiễm trùng vùng da bị ung thư. Nếu như khối u có tính chất sưng đau hơn kéo dài trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân thì bạn nên sớm thăm khám.
– Biểu hiện đau lưng vai gáy: Một số ít phụ nữ có triệu chứng đau ngực, lưng, vai gáy. Những cơn đau này diễn ra thường ở 2 bả vai nhiều hơn; có liên quan đến dây chằng hoặc cột sống.
Các giai đoạn bệnh:
Ung thư vú chia làm 4 giai đoạn bệnh, cụ thể được xác định như sau:
– Ung thư vú giai đoạn 0: là giai đoạn bệnh nhẹ nhất, thông thường khối u mới bắt đầu từ các ống dẫn sữa hay còn gọi là ung thư biểu mô vú. Thông thường giai đoạn này khó phát hiện bệnh, nhân nhân thường được chẩn đoán khi đi khám sức khỏe định kỳ.
– Ung thư vú giai đoạn 1: ở giai đoạn này, khối u đã hình thành rõ nét hơn khoảng chừng 2cm và có xuất hiện hiện tượng hạch bạch huyết phát triển. Ở giai đoạn này việc điều trị cần phẫu thuật kết hợp trị liệu.
– Ung thư vú giai đoạn 2: ở giai đoạn này kích thước khối u đã lớn hơn khoảng chừng 3-5cm. Đối với giai đoạn 2 được chia thành 2 đoạn nhỏ tiếp theo đó là giai đoạn 2A khi khối hạch bạch huyết 2-4cm thường xuất hiện dưới cánh tay. Đối với giai đoạn 2B có thể thấy kích thước khối ung thư lớn, hạch xuất hiện gần xương đòn kích thước hơn 5cm.
– Ung thư vú giai đoạn 3: Khi phát hiện ở giai đoạn này, khối u đã lan rộng khách các tuyến bên trong vú.
– Giai đoạn cuối: tế bào ung thư đã di căn gây đau đớn rất nhiều cho người bệnh, di căn có thể tiến triển nhanh đến xương, não, tủy…
Ung thư vú được xác định là căn bệnh nguy hiểm cần điều trị tích cực để có thể kéo dài sự sống cho người bệnh. Do vậy, một số người thắc mắc không biết ung thư vú sống được bao lâu.
Giải đáp: ung thư vú sống được bao lâu?
Khi một người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, ngoài phương pháp điều trị, thời gian điều trị thì vấn đề ung thư vú sống được bao lâu là điều quan tâm hàng đầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiên lượng của bệnh ung thư vú khá dè dặt, thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản như sau:
– Loại ung thư vú mà bạn mắc phải
– Bệnh nhân mắc ung thư vú ở giai đoạn nào
– Mức độ phát triển ung thư vú
– Những bệnh nền kèm theo
– Độ tuổi của bệnh nhân
– Các phản ứng của cơ thể người bệnh với phác đồ điều trị.
Ngoài ra, tỷ lệ sống của bệnh ung thư vú phản ánh tỷ lệ sống được 5 năm hoặc lâu hơn khi được chẩn đoán. Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại thì việc điều trị ung thư vú đã được cải tiến hơn rất nhiều, cập nhập những phương pháp chẩn đoán và điều trị chính xác hơn với những chuyển biến tích cực.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ sống của những người ung thư vú sau khoảng 10 năm là khoảng 84%. Điều này có nghĩa là 100 phụ nữ mắc bệnh thì có khoảng 84 người có thể sống trong vòng 10 năm sau. Trong đó đối với loại ung thư xâm lấn, tỷ lệ sống đến 80% sau 15 năm.
Ngoài ra, thời gian sống của những người mắc bệnh ung thư vú còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản như sau:
Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn bệnh
Nhìn chung hiện nay thời gian sống của những người mắc bệnh ung thư vú sẽ được tính theo từng giai đoạn bệnh, cụ thể tương đối như sau:
– Nếu người bệnh mắc ung thư vú giai đoạn đầu, gồm 0, 1, 2A và 2B thời gian sống trên 5 năm là 99%.
– Trường hợp ung thư vú đã chuyển sang giai đoạn 3 khi các mô bạch huyết có xu hướng lan rộng, thời gian sống sau 5 năm khoảng 86%.
– Trường hợp nếu như người bệnh mắc ung thư vú ở giai đoạn muộn, giai đoạn 4. Lúc này tình trạng di căn tiến triển thì tỷ lệ sống giảm đi đáng kể, khoảng 28%.
Thời gian sống của người bệnh ung thư vú dựa theo độ tuổi
Theo một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng thời gian sống của người mắc bệnh ung thư vú tương đương 5 năm theo độ tuổi tại thời điểm đó được chẩn đoán như sau:
- Nếu như người bệnh dưới 45 tuổi, tỷ lệ 88%
- Nếu như độ tuổi 45-54 tuổi, tỷ lệ 91%
- Nếu như độ tuổi 55-64 tuổi, tỷ lệ 91%
- Nếu như độ tuổi 65-74 tuổi, tỷ lệ 92%
- Nếu như độ tuổi 75 trở lên, tỷ lệ 86 %
Làm sao để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả nhất?
Theo chuyên gia y tế, để giúp phòng ngừa ung thư vú, bệnh nhân cần phải chú ý thay đổi lối sống để có thể cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh được tốt hơn. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia:
– Tuyệt đối không hút thuốc hay sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào từ thuốc lá. Bởi, thuốc lá được nghiên cứu chứng minh rằng thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gia tăng nguy cơ ung thư vú rất cao.
– Hạn chế tối đa sử dụng bia rượu và các chất kích thích: đây là lời khuyên dành cho mọi người nếu như muốn phòng tránh ung thư vú hiệu quả. Rượu bia và đồ uống có cồn sử dụng quá nhiều có thể gây nên rất nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn.
– Luôn bảo vệ da: Theo khuyến cáo, để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bạn nên bảo làn da của mình dưới ánh nắng mặt trời, tránh tình trạng chiếu trực tiếp vào da. Hãy sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng, kính râm, mũ nón…
– Xây dựng lối sống lành mạnh: để phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư vú bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học hơn. Chú ý thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để có thể một sức khỏe, sức đề kháng tốt nhất.
– Hãy cố gắng giữ cân nặng lý tưởng: Không quá mập nhưng cũng không quá gầy là tiêu chuẩn có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư vú.
– Chú ý đến môi trường sống: để phòng tránh ung thư vú hiệu quả, bạn cần có môi trường sống trong sạch, tránh xa phóng xạ và các hóa chất độc hại.
– Chế độ ăn uống: Song song với chế độ luyện tập, chế độ ăn uống được cho là vô cùng quan trọng có thể giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có ung thư vú. Nên lựa chọn thực phẩm rõ ràng nguồn gốc xuất xứ để sử dụng tốt cho sức khỏe. Đồ ăn cần được ăn chín, uống sôi để đảm bảo tốt nhất.
– Thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ: là một trong những điều cơ bản, quan trọng cần thiết để có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bạn, tầm soát ung thư vú, phát hiện sớm bệnh từ giai đoạn đầu từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đặc biệt, theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế, những đối tượng dưới đây cần phải tầm soát ung thư vú càng sớm càng tốt:
– Những phụ nữ trên 30 tuổi
– Gia đình có người từng mắc ung thư vú
– Phụ nữ tiếp xúc nhiều với hóa chất, phóng xạ
– Phụ nữ không có con, con đầu trên 35 tuổi
– Phụ nữ không cho con bú
– Sử dụng các liệu pháp hocrmone hoặc sau mãn kinh
– Những chị em dậy thì sớm trước 10 tuổi
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật, có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư vú được thực hiện hiệu quả có thể kể đến như: khám lâm sàng tìm khối u vú, chụp xquang tuyến vú; siêu âm vú,….
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được những điều cơ bản về căn bệnh ung thư vú; giải đáp được thắc mắc ung thư vú sống được bao lâu. Nếu bạn còn có thắc mắc có thể comment bên dưới bài viết để được giải đáp cụ thể.
Chúc bạn sức khỏe.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!