Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
369 lượt xem

Đẻ mổ mấy ngày được tắm?

Rất nhiều bà mẹ trên thực tế thường lo ngại vấn đề tắm gội sau khi sinh mổ. Có mẹ thường quan niệm rằng việc tắm gội sau khi sinh mổ nên kiêng cữ vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, tắm rửa sau sinh là việc làm rất cần thiết. Vậy đẻ mổ mấy ngày được tắm? Cùng blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care đi tìm lời giải đáp ở nội dung bên dưới nhé!

Tắm gội sau khi sinh có gây ảnh hưởng gì hay không?

Theo quan niệm truyền miệng trước đây của các bà các mẹ thì các chị em phụ nữ sau khi sinh nên kiêng tắm gội khoảng 1 tháng để tránh gặp phải những ảnh hưởng về sức khỏe sau này. Tuy nhiên, thực tế thì hiện nay quan điểm này đã không còn được áp dụng và trở nên lạc hậu.

Sản phụ sau khi sinh nếu như kiêng tắm gội quá lâu có thể mắc phải một số bệnh về da như nấm, ngứa ngáy, viêm khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé.

Theo các bác sĩ, việc tắm rửa sau sinh mổ là rất cần thiết. Tắm rửa sau khi tiến hành sinh mổ được các bác sĩ khuyến khích bởi, việc làm này đem lại cho mẹ bỉm rất nhiều lợi ích, từ thể chất cho đến tinh thần. Có thể kể đến là:

  1. Giúp cho mẹ bỉm cảm thấy cơ thể sạch sẽ, góp phần trong việc phục hồi tinh thần và năng lượng để có thể chăm sóc em bé một cách tốt hơn.
  2. Nước ấm trong khi tắm có thể giúp kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể của người mẹ.
  3. Giúp mẹ bỉm giảm bớt tình trạng căng thẳng, xoa dịu cảm giác đau và khó chịu.
  4. Việc tắm rửa sau sinh mổ sẽ giúp mẹ bỉm làm sạch vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương từ môi trường bên ngoài.
  5. Cơ thể của mẹ bỉm cần được làm sạch thường xuyên, đặc biệt là khu vực 2 bầu sữa vì em bé sẽ bú sữa mẹ trong thời gian đầu sau khi sinh.
  6. Tắm sau sinh mổ cũng giúp giảm bớt các cơn đau tức ngực sau sinh ở người phụ nữ.

Đẻ mổ mấy ngày được tắm?

Các bác sĩ cho biết, tùy thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ cũng như các chị em đẻ thường hay đẻ mổ mà có thể đưa ra thời gian lý tưởng để thực hiện tắm gội sau sinh.

Đối với những người phụ nữ sinh thường, bác sĩ khuyến cáo không nên tiến hành kiêng cữ quá lâu việc tắm gội, đặc biệt khi cơ thể của người phụ nữ đã khỏe trở lại sau quá trình sinh nở. Phụ nữ sinh thường sau từ 2 đến 3 ngày là có thể tắm gội nhẹ nhàng được.

Các chị em phụ nữ nên tắm bằng nước ấm, có thể sử dụng vòi hoa sen để tắm rửa ở tư thế đứng. Mẹ bỉm không nên tắm ngâm bồn vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến vết thương do rạch tầng sinh môn. Ngoài ra, không nên tắm quá lâu, cần tắm ở nơi kín gió, sấy tóc thật khô sau khi tắm gội để đảm bảo sức khỏe.

Vậy với phụ nữ sinh mổ thì sao, đẻ mổ mấy ngày được tắm? Thường đối với các chị em phụ nữ sinh mổ, thời gian có thể tắm rửa sau sinh sẽ kéo dài hơn bởi vì vết mổ sẽ cần một thời gian để lành trước khi được tiếp xúc với nước.

Thực tế là, khoảng thời gian lý tưởng để tiến hành tắm gội sau khi sinh mổ là 7 ngày sau khi vết mổ đã khô bề mặt cũng như tình hình sức khoẻ của mẹ bỉm đã ổn định.

Khi tắm rửa, mẹ bỉm nên sử dụng nước ấm, dùng vòi hoa sen tắm nhẹ nhàng, hạn chế để nước len vào vết mổ. Sau khi tiến hành tắm xong, mẹ bỉm nên dùng gạc sạch để thấm vết mổ cho khô, tránh việc để nước đọng lại gây viêm nhiễm.

Một số lưu ý cần thiết khi mẹ bỉm tắm gội sau sinh

Như vậy, chúng ta đã biết rằng việc tắm gội sau khi sinh rất cần thiết để cơ thể mẹ bỉm được sạch sẽ và thoải mái. Cần biết rằng, sinh mổ khác hoàn toàn với việc sinh thường vì mẹ bỉm đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật lớn. Cùng với đó thì tình trạng vết mổ có thể khác nhau, tùy theo từng trường hợp-đối tượng.

Để có thể đảm bảo quá trình phục hồi tốt, những ngày đầu tiên sau sinh mổ, mẹ bỉm nên nghỉ ngơi tại chỗ trên giường. Tuy nhiên, vẫn cần phải vệ sinh cơ thể bằng cách dùng khăn sạch và ẩm để lau khô người, thay quần áo hàng ngày.

Từ 3 đến 4 ngày sau sinh mổ, mẹ bỉm nên bắt đầu tập di chuyển và đi dạo ở phạm vi gần vì nó rất tốt cho việc phục hồi. 7 ngày sau sinh mổ, việc tắm rửa sau sinh được các bác sĩ khuyến khích để nhận được những lợi ích tích cực.

Tuy nhiên, để tránh việc tắm rửa gây ảnh hưởng tới sức khỏe, mẹ bỉm cần lưu ý:

–     Luôn luôn lắng nghe cơ thể trước khi tắm gội: Thời gian đưa ra như trên chỉ mang tính chất định hướng và tham khảo. Mẹ bỉm cần dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để đưa ra quyết định khi nào tắm gội là hợp lý. Đối với các chị em phụ nữ trong quá trình sinh nếu không bị rạch tầng sinh môn hoặc không có vết thương thì chỉ cần sức khoẻ phục hồi tốt là có thể tắm gội nhẹ nhàng được luôn.

Nếu như người phụ nữ bị rạch tầng sinh môn hoặc là sinh mổ sẽ cần phải để vết thương hoặc để cho vết mổ ổn định trở lại. Khi cảm giác đau đã giảm đi và không còn, vết khâu đã khô, mẹ bỉm có thể đi lại được như bình thường thì có thể tắm gội. Tuy nhiên một điều cần chú ý là vết khâu vết mổ trong quá trình tắm cần tránh để chúng bị tổn thương hoặc là nhiễm trùng.

–     Sau khi sinh, người phụ nữ thường ra sản dịch. Sản dịch sẽ hết sau khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần. Khi tắm rửa, mẹ bỉm cần chú ý vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên.

–     Mặc dù mẹ bỉm chưa thể tắm gội được luôn ngay khi sinh xong, mẹ bỉm cũng có thể dùng khăn ấm để tiến hành lau người, nên vệ sinh vùng kín thường xuyên, 2 đến 3 lần/ngày bằng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng.

–     Mẹ bầu chú ý tắm gội sau sinh đúng cách: Trước khi tiến hành tắm gội, cần chú ý đến nhiệt độ của phòng cũng như là chuẩn bị nước tắm có nhiệt độ phù hợp để tắm. Đảm bảo rằng phòng tắm kín gió. Nếu như đang mùa đông có thể kết hợp sử dụng thêm đèn sưởi. Mẹ bỉm tuyệt đối không tắm nước lạnh, kể cả là mùa hè.

–     Cơ thể của mẹ bỉm sau sinh khá yếu hoặc vết mổ vẫn còn hơi đau, vì thế mẹ bỉm có thể nhờ người thân giúp đỡ tắm gội ở những lần tắm đầu tiên. Đi lại cẩn thận khi tắm, tránh trơn trượt té ngá. Nếu có thể, nên tắm bằng vòi sen ở tư thế đứng, tư thế này giúp tránh tác động đến vết thương hay vết mổ quá nhiều. Các mẹ bỉm tuyệt đối không ngâm mình vào bồn tắm vì tác nhân gây hại rất dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm nơi vết mổ hoặc vết thương.

–     Trong quá trình tắm rửa, sử dụng vòi sen với nước ấm, lực tắm vừa đủ, không chà xát vào vết mổ. Sau khi tắm rửa xong, mẹ bỉm cần phải lau khô người bằng khăn bông mềm, sạch.

–     Việc tắm rửa sau khi tiến hành sinh mổ có thể gây ra một số rủi ro cho mẹ bỉm trong thời gian đầu. Để có thể phòng tránh, mẹ bỉm nên:

+ Không tự ý thực hiện việc tắm rửa khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

+ Trong trường hợp vết thương đang có dấu hiệu bị nhiễm trùng, việc tắm rửa  của mẹ bỉm cần được hạn chế.

+ Cần đảm bảo rằng nước tắm không quá nóng cũng như là không quá lạnh.

+ Nên sử dụng các loại dép có độ bám tốt trong nhà vệ sinh để tránh nguy cơ bị té ngã.

+ Vào những lần tắm rửa đầu tiên sau khi sinh mổ có thể gây xuất dịch tiết âm đạo, hiện tượng này là bình thường và mẹ bỉm không cần phải quá lo lắng.

–     Về vấn đề sản dịch: Sau khi mẹ bỉm sinh em bé, dù là mẹ sinh mổ hay sinh thường thì các bà mẹ đều sẽ xuất hiện hiện tượng sản dịch (tương tự như kinh nguyệt) do bong tróc lớp nội mạc của tử cung. Ban đầu thì sản dịch sẽ có màu đỏ tươi, sản dịch ra rất nhiều. Sau đó, lượng máu sẽ giảm dần, màu sắc sáng hơn (đỏ tươi, đỏ hồng, vàng, trắng…).

Sự xuất hiện của sản dịch có thể kéo dài khoảng 6 tuần. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bỉm nên sử dụng miếng đệm tampon để thấm hút hết lượng sản dịch trên. Để tránh các vấn đề như nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu…, cần phải thay băng thường xuyên mỗi 2 đến 4 giờ một lần.

–     Về vấn đề vệ sinh: Theo các bác sĩ, việc đi tiểu và đi đại tiện của mẹ bỉm trong thời gian này cũng cần phải được chú ý như sau:

+ Sau khi mẹ bỉm đi tiêu/đi tiểu,… mẹ bỉm cần vệ sinh bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm hoặc là khăn lau trẻ em. Tuyệt đối không sử dụng các loại giấy vệ sinh.

+ Uống thật nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón, tránh gây ảnh hưởng đến vết thương sau khi đi đại tiện.

+ Chú ý ăn nhiều chất xơ để giúp nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón sau khi sinh.

Tóm lại, việc tắm rửa sau khi sinh mổ là việc làm rất cần thiết, mang lại những lợi ích về sức khỏe tâm lý và thể chất cho các mẹ bỉm. Tuy nhiên, chỉ nên bắt đầu tắm rửa sau khi sinh tối thiểu 7 ngày, cần đảm bảo vết mổ đã khô và sức khỏe của người mẹ đã ổn định. Trong quá trình tắm rửa, cũng cần lưu ý tới nhiệt độ nước, đảm bảo phòng kín gió, sử dụng vòi hòa sen, đi dép chống trơn trượt,… Trên đây là giải đáp của bác sĩ đẻ mổ mấy ngày được tắm, nếu mẹ bỉm có thắc mắc khác cần được bác sĩ tư vấn về sức khỏe, chăm sóc em bé sau sinh, đừng ngần ngại để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận