Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
335 lượt xem

Có kinh nguyệt tập gym được không?

Chắc hẳn các chị em thường băn khoăn không biết có kinh nguyệt tập gym đươc không? Bởi vào ngày đèn đỏ, cơ thể có nhiều thay đổi, chị em phải đối mặt với những triệu chứng đau bụng mệt mỏi nên việc tập luyện trở thành áp lực đối với nhiều người. Cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care giải đáp chi tiết vấn đề tập gym khi có kinh nguyệt qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục của cơ thể nữ giới. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện khi nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì và diễn ra hàng tháng theo tính chu kỳ. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của nữ giới.

Kinh nguyệt là do sự thay đổi hormone sinh dục nữ. Mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể nữ giới sẽ rụng 1- 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, nội mạc tử cung sẽ bao phủ toàn bộ tử cung để chuẩn bị làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không gặp tinh trùng để thụ tinh thì lớp nội mạc này sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Một chu kỳ bình thường sẽ diễn ra từ 3- 7 ngày và khoảng thời gian giữa các chu kỳ từ 28- 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe không ổn định, cần tới gặp bác sĩ.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, các hormone sinh dục kiểm soát cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khía cạnh về sức khỏe khác như các vấn đề về tình cảm, tinh thần và sức khỏe.

Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới có thể cảm thấy có nhiều năng lượng hơn, trí nhớ tốt hơn và khả năng chịu đau tốt hơn. Tuy nhiên, nửa sau chu kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy uể oải hơn, trí nhớ kém. Ngoài ra, nếu đang gặp một số vấn đề về sức khỏe khác như đau nửa đầu, trầm cảm, hen suyễn,… thì các triệu chứng này sẽ nặng hơn ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu. Những vấn đề này sẽ gặp phổ biến hơn đối với những phụ nữ có các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt.

Có nên tập gym, thể dục ngày đèn đỏ không?

Đây là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc vì lo ngại những tác động mạnh của bài tập gym có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến ngày đèn đỏ trở nên càng mệt mỏi hơn.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc tập gym vào ngày kinh nguyệt không gây hại cho cơ thể chị em, nếu như tập luyện đúng cách còn có thể hỗ trợ giảm các cơn đau do kinh nguyệt.

Tập gym giúp nữ giới tiết ra được mồ hôi và làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh. Khi tập luyện, cơ thể còn tiết ra hormone endorphin – một loại hormone cảm xúc giúp giải tỏa căng thẳng, giảm cảm giác khó chịu và các cơn chuột rút.

Đặc biệt, vào kỳ kinh nguyệt, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể hạ thấp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn. Do đó, các chị em nên tập gym vào ngày đèn đỏ và tăng cường các bài tập HIIT.

Có kinh nguyệt tập gym tốt không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc phụ nữ tập gym vào ngày đèn đỏ mang lại những lợi ích bất ngờ cho cơ thể và sức khỏe, cụ thể:

+ Giảm triệu chứng khó chịu

Tập thể thao có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, tập gym giúp xoa dịu cảm giác đau bụng. Các bài tập còn giúp cơ thể sản sinh hormone endorphin, từ đó giúp tâm trạng chị em thoải mái hơn.

Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa cường độ luyện tập cao và sự thuyên giảm các triệu chứng kinh nguyệt thường gặp.

+ Tập gym trong kỳ kinh giúp cơ thể ấm hơn

Thân nhiệt của cơ thể phụ nữ sẽ hạ thấp hơn trong ngày hành kinh. Vì vậy, khi tập thể dục ngày đèn đỏ, không cần lo lắng về sức nóng tác động đến dây thần kinh và gây các triệu chứng khó chịu. Thân nhiệt lúc này cho phép việc luyện tập để được giữ ấm và nhẹ nhàng vượt qua ngày đèn đỏ.

+ Giảm cân hiệu quả

Đây là thời điểm vàng để tập HIIT, bài tập cường độ cao ngắt quãng, nghĩa là sự kết hợp của tập luyện cường độ cao cùng với các giai đoạn phục hồi ở cường độ thấp.

Khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể hạ thấp. Vì vậy, cơ thể nữ giới có thể hấp thu carbohydrate hoặc glycogen dễ dàng hơn. Sự thay đổi hormone ở kỳ kinh nguyệt sẽ giúp cơ thể tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn kỳ tập thể dục, từ đó giúp chị em dễ dàng giảm cân và có được cơ thể săn chắc.

+ Duy trì sự thoải mái khi tập gym

Những ngày đèn đỏ đến chị em thường gặp những triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, đau lưng,…

Một nghiên cứu cho thấy, 2 tuần đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian đạt được sức mạnh và sức bền lớn hơn thường ngày do mức độ hormone nữ trở nên thấp đi. Lúc này, tập thể dục đúng cách sẽ giúp duy trì cảm giác thư giãn, giảm mệt mỏi và tăng cường thể lực.

+ Cải thiện lượng endorphin trong cơ thể

Endorphin chính là chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, nó có tác dụng tạo ra cảm xúc tích cực, tâm trạng thoải mái. Đây cũng là chất giảm đau tự nhiên, hạn chế được những cảm giác mệt mỏi và tính khí thất thường trong ngày đèn đỏ.

Tập gym chính là phương pháp cải thiện lượng hormone endorphin trong cơ thể hiệu quả.

Lưu ý tập gym ngày đèn đỏ

Có thể thấy những tác động tích cực mà việc tập gym mang lại cho chị em trong ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, để tập thể dục đúng cách và không ảnh hưởng đến sức khỏe, chị em cần lưu ý:

  1. Nên nghỉ ngơi 1- 2 ngày đầu kinh nguyệt vì lúc này cơn đau bụng hoạt động mạnh. Sau khi cảm thấy các triệu chứng không đáng kể thì hãy tập gym để cơ thể không bị quá sức.
  2. Hạn chế thực hiện các động tác như chống ngược, nhào lộn, nhảy dây,… Thay vào đó nên tập các bài kéo dãn như pilates, cardio,…
  3. Không uống cà phê, rượu hoặc các chất kích thích khác. Chú ký bổ sung đủ nước, các thực phẩm giàu protein, sắt cho cơ thể khi tập luyện.
  4. Vào những ngày kinh nguyệt, nên chú ý vệ sinh cá nhân, thay băng về sinh thường xuyên, chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon để khi luyện tập không cảm thấy vướng víu.
  5. Nêu có bị hội chứng tiền kinh nguyệt, nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập để đảm bảo an toàn và lựa chọn được bài tập phù hợp.

Đặc biệt, không nên thúc ép bản thân luyện tập quá nhiều trong ngày đèn đỏ. Hãy tập luyện khi cơ thể cảm thấy thoải mái và chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, dễ dàng giúp hạn chế chảy máu nhiều. Nếu như cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi 1- 2 ngày và tiếp tục tập luyện trở lại sau đó.

Các bài tập giãn cơ rất thích hợp để tập luyện trong những ngày hành kinh. Các động tác giãn cơ sẽ giúp giảm cảm giác đau bụng, khắc phục tình trạng chuột rút, đau mỏi lưng. Giãn cơ còn giúp bạn duy trì cơ thể linh hoạt và dẻo dai. Các bài tập giãn cơ đơn giản, bạn có thể áp dụng như:

  1. Tư thế con mèo: Chống người bằng hai bàn tay và đầu gối. Hai bàn tay thẳng hàng ngay dưới vai và đầu gối thẳng hàng ngay dưới hông. Lúc này, cột sống sẽ là một đường thẳng nối vai với hông.Giãn dài cổ và nhìn xuống. Hít vào và thở ra đều đặn.
  2. Tư thế gối chạm ngực: Nằm thẳng trên sàn, kéo đầu gối về phía ngực, giữa yên trong vài phút rồi trở về tư thế ban đầu.
  3. Tư thế em bé: Ngồi xuống sàn, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Gập người về trước giữa 2 đùi và thở ra. Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai trên sàn. Hít thở đều và nâng người lên từ từ.
  4. Tư thế nhân sư (Sphinx): Bắt đầu ở tư thế nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng ra phía sau và mở rộng bằng hông. 2 cẳng tay đặt trên sàn và song song với nhau.

Lưu ý cuối cùng, nếu như kinh nguyệt không đều, tắc kinh hoặc gặp các vấn đề rối loạn kinh nguyệt, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần kiểm tra những cơn đau bụng, nếu đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài không giảm trong ngày đèn đỏ thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em không nên chủ quan.

Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care mong rằng, với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc có kinh nguyệt tập gym được không. Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe chưa rõ, hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận