Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1399 lượt xem

Thai 11 tuần hết nghén có sao không?

Ốm nghén là một trong những biểu hiện đặc trưng của quá trình mang thai. Tuy nhiên thời gian ốm nghén sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó sẽ biến mất. Như vậy ốm nghén bắt đầu khi nào và thai 11 tuần hết nghén có sao không? Có bình thường không?… Để giải đáp những băn khoăn này thì, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.

ỐM NGHÉN BẮT ĐẦU TỪ KHI NÀO TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI

Ốm nghén là tình trạng rất phổ biến khi mang thai của chị em nữ giới. Trung bình có đến 80% nữ giới xuất hiện tình trạng ốm nghén khi mang thai.

Khi mang thai thì tình trạng ốm nghén thường sẽ xuất hiện trong thời gian 3 thàng đầu tiên của thai kỳ. Thông thường dấu hiệu ốm nghén sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ. Tuy nhiên cũng có những bà bầu có những dấu hiệu ốm nghén xuất hiện sớm hơn.

Mức độ ốm nghén của mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ vào tình trạng cơ thể, sức khoẻ của bạn như thế nào. Tuy nhiên tình trạng ốm nghén có thể tăng nặng nhất và khoảng tuần thai thứ 9 hoặc thức 10 của thai kỳ.

Thông thường thì vào tuần thai thứ 9 đến tuần thai thứ 10, thì nồng độ hormione hCG tăng cao nhất, như vậy thời kỳ ốm nghén nặng nhất có thể được dự đoán dựa vào nồng độ hormone hCG. Sau đó đến từ tuần thai thứ 10 đến khoảng tuần thai thứ 15 thì nồng độ hCG sẽ dần giảm đi, và có thể chỉ còn khoảng một nửa so với tuần thai có nồng độ hCG cao nhất.

ỐM NGHÉN KÉO DÀI BAO LÂU TRONG THỜI GIAN MANG THAI

Ốm nghén thường sẽ xuất hiện vào tuần thai thứ 6 hoặc thứ 7, đến tuần thai thứ 9, thứ 10 thì mức độ ốm nghén có thể tăng cao nhất trong chu kỳ ốm nghén. Sau thời gian đỉnh điểm ốm nghén này thì hormone giảm dần và mức độ ốm nghén cũng giảm dần.

Thông thường thì tình trạng ốm nghén sẽ giảm dần và biến mất ở tuần thai thứ 13 đến tuần thai thứ 14. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bà bầu sẽ bị tăng nặng tình trạng ốm nghén hơn so với những tuần trước đó. Ngoài ra thì cũng có những trường hợp bà bầu sẽ ốm nghén trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày.

Để hạn chế tình trạng ốm nghén nặng, bạn có thể thử áp dụng một số những mẹo nhở như sau:

  1. Uống đủ nước, uống nhiều nước tuy nhiên không nên uống nhiều nước hoặc ăn nhiều canh trong bữa ăn.
  2. Nghỉ ngởi điều độ, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức hoặc quá căng thẳng.
  3. Ăn uống đầy đủ, nếu tình trạng ốm nghén khiến bạn cảm thấy chán ăn, thì nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
  4. Khi cảm thấy khó chịu, buồn nôn bạn có thể uống một chúng trà gừng nóng để làm ấm cơ thể và đồng thời giảm bớt sự khó chịu và những cơn buồn nôn.
  5. Hạn chế ăn những món khiến bạn cảm thấy khó chịu, đặc biệt là những món ăn chưa chín kỹ, có mùi nồng, tanh và đồng thời cũng nên hạn chế và tránh ăn những món ăn có nhiều gia vị cay nóng, chiên rán nhiều chất béo và dầu mỡ…

THAI 11 TUẦN HẾT ỐM NGHÉN CÓ SAO KHÔNG?

Thời gian ốm nghén thường sẽ kéo dài trong thời gian 3 tháng đầu của quá trình mang thai. Trùngh bình và phổ biến nhất là xuất hiện vào tuần thứ 6, 7 và giảm dần hoặc biến mất vào tuần thứ 13, 14 của thai kỳ. Nhưng cũng có rất nhiều những trường hợp chị em nữ giới, xuất hiện những biểu hiện ốm nghén sớm hơn hoặc muộn hơn. Đồng thời cũng có những trường hợp phụ nữ mang thai, ốm nghén kéo dài lâu hơn hoặc thậm chí là kéo dài suốt 9 tháng 10 ngày mang thai.

Thai 11 tuần hết ốm nghén có sao không? Theo những chia sẻ từ Bác sĩ Đình Thị Quỳnh Huế – Chuyên Khoa I Sản Phụ Khoa, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Phụ khoa cho biết như sau:

Thực tế việc mang thai và hết ốm nghén ở tuần thai thứ 11 là dấu hiệu bình thường. Nếu mẹ bầu thấy cơ thể mình vẫn bình thường, ổn định và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì không nên lo lắng.

Khi đến tuần thai thứ 11 thì cơ thể có những thay đổi về nồng độ hormone hCG, thai nhi cũng có những thay đổi nhất định như: tăng kích thước, lúc này thì sẽ thai sẽ có kích thước tương đường với 1 quả trứng gà. Tử cũng bắt đầu dẫn ra lớn hơn để đảm bảo không gian cho thai nhi có thể thuận lợi phát triển. Đồng thời thai cũng đã làm tổ và bắm chắc chắn hơn vào tử cung, có những liên kết mạnh mẽ hơn với cơ thể của người mẹ.

Trong thời gian này, có thể mẹ sẽ hết ốm nghén hoặc có thể vẫn ốm nghén. Nhưng nếu hết ốm nghén ở tuần thai thứ 11 này, thì cũng rất bình thường và không nên lo lắng.

Trong thời gian này bà bầu nên tăng cường nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo thai nhi có đủ điều kiện để thuận lợi cho quá trình phát triển. Đồng thời cũng để bà mẹ có sức khoẻ tốt nhất cho việc mang thai.

Tuy hết ốm nghén vào tuần thai thứ 11 là dấu hiệu bình thường, nhưng để yêu tâm và chắc chắn hơn thì bạn có thể đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra

NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG KHI MANG THAI CẦN THĂM KHÁM NGAY

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, thăm khám ngay:

  • Xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng, sốt hoặc ớn lạnh

Tình trạng chảy máu có thể xuất hiện trong quá tình mang thai của chị em phụ nữ. Tình trạng chảy máu âm đạo có thể xuất hiện với những mức độ khác nhau. Tình trạng nặng có thể xuất hiện xuất huyết kèm với đau bụng dưới. Nếu trong thời gian 3 thàng đầu tiên của thai kỳ, bạn ra máu âm đạo và kèm theo đó là tình trạng đau bụng dữ dội thì đây có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Tình trạng thai làm tổ bên ngoài tử cung, làm tổ sai không đúng chỗ rất nguy hiểm và có thể đe doạ trực tiếp đến tính mạng của chị em phụ nữ. Thai ngoài tử cung không những không thể phát triển được mà còn còn gây nguy hiểm đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của người phụ nữ, vì vậy cần có phương pháp để khắc phục nhanh chóng tình trạng này.

Tình trạng đau bụng, chảy máu âm đạo cũng có thể là một trong những dấu hiệu sảy thai. Nếu bạn bị đau bụng trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên hoặc đầu thai kỳ tiếp theo, đây có thể là dấu hiệu thai bị bong nhau thai. Nhau thai có thể bị tách khỏi niêm mạc tử cung và có thể dẫn đến sảy thai.

Bởi vậy mà trong 3 thàng đầu thai kì, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường, thì nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và thăm khám kịp thời.

  • Nôn ói quá nhiều

Buồn nôn khi mang thai là biểu hiện thường gặp và rất phổ biến, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nếu bạn nôn quá nhiều, nôn quá nặng nề dẫn đến mất nước hoặc choáng váng, thậm chí là ngấy xỉu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Nếu trong thời gian 3 tháng đầu bạn có những biểu hiện ốm nghén nặng nề quá mức, nôn nặng thì có thể là dấu hiệu bạn mang thai trứng, hoặc mang đa thai. Hoặc cũng có thể liên quan đến một số bệnh nội khoa hoặc tình trạng bị độc.

Như vậy để đảm bảo an toàn, chắc chắn thì khi có tình trạng ốm nghén quá mức bạn cũng nên thăm khám và kiểm tra để có được sự tư vấn cũng những hướng khắc phục hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn và thuận lợi nhất cho sự phát triển của thai nhi.

  • Thai nhi đột ngột giảm hoạt động

Thai nhi giảm đi những cử động thường ngày trong tử cung. Thông thường trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ có những cử động ở mức vừa phải để người mẹ có thể cảm nhận được là thai nhi vẫn đang bình thường, mạnh khoẻ.

Vì vậy nếu những hoạt động của thai nhi giảm đi bất thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho mạ bầu biết, thai đang không khoẻ mạnh, đang gặp phải vấn đề bất thường. Mẹo nhỏ để kiểm tra hoạt động của em bé là bạn có thể nằm nghiêng hoặc ăn một thức gì đó lạnh để thấy em bé phản ứng.

Tuy nhiên khi cảm nhận những dấu hiệu bất thường, những hoạt động của thai nhi gảm đi đáng kể thì nên thăm khám chuyên khoa ngay để kịp thời phát hiện vấn đề và kịp thời khắc phục.

  • Những biểu hiện của cúm

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm một cách đáng kể. Trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu thì việc phòng ngừa cúm là một điều hết sức cần thiết và quan trọng.

Khi mang thai nếu bị cúm hoặc một số nhiễm trùng nguy hiểm như Rubella sẽ rất nguy hiểm, chúng có thể khiến thai nhi mắc phải các dị tật bẩm sinh. Vì vậy trong thời gian mang thai bà bầu cần tuân thủ, tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Khi mang thai đến tuàn thai thứ 11, đây là thời gian cơ thể và thai nhi có nhiều sự thay đổi và phát triển quan trọng. Thai nhi không chỉ phát triển hơn về kích thước, bạn có thể thấy bụng mình ngày càng to lên thì ngoài ra thai nhi lớn hơn và có những cư động và liên kết lớn hơn với người mẹ, và bạn cũng có thể cảm nhận một cách rõ ràng hơn.

Thai 11 tuần hết nghén có sao không? Khi mang thai đến tuần thứ 11 bạn đã hết ốm nghén thì cũng không nên lo lắng quá đâu nhé. Trong thời gian ốm nghén nếu cân nặng của bạn giảm đi, ăn uống kém thì sau khi hết ốm nghén bạn bắt đầu ăn uống ngon miệng hơn, bắt đầu tăng cân. Đặc biệt là sức khoẻ ổn định, không xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì không nên quá lo lắng.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận