Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
280 lượt xem

Thai 11 tuần phát triển như thế nào và nên ăn gì?

Thai 11 tuần tuổi là cột mốc đánh dấu việc mẹ bầu và bé yêu chuẩn bị bước sang chu kỳ mang thai thứ 2 với nhiều khó khăn hơn. Thai nhi 11 tuần đã dần hình thành hoàn chỉnh các bộ phận và ở giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé. Vậy thai 11 tuần phát triển như thế nào và nên ăn gì? Hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.

THAI 11 TUẦN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Theo các chuyên gia, bác sĩ sản phụ khoa, ở giai đoạn thai 11 tuần tuổi, thai nhi đã có kích thước nhỉnh hơn một chút. Thai nhi có chiều dài từ chân đến đầu khoảng 4cm và nặng khoảng 7g (tương đương với một quả quất). Đặc biệt, tỷ lệ giữa đầu và cơ thể thai nhi đang ở mức 1:1, nhưng mẹ bầu không cần lo lắng bởi bác sĩ cho biết đây là điều hoàn toàn bình thường và sẽ thay đổi sau một vài tuần.

Để đảm bảo cho thai nhi 11 tuần tuổi có thể phát triển khỏe mạnh và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất, số lượng và chất lượng các mạch máu của bé tăng lên theo cấp số nhân. Bên cạnh đó, các tế bào thần kinh của bé cũng phát triển nhanh chóng và các khớp thần kinh kết nối các dây thần kinh trong não cũng được hình thành để bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ.

Ở giai đoạn này, cơ thể của thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông tơ với vai trò bảo vệ làn da của bé trong môi trường nước ối. Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể thai nhi cũng dần dần phát triển và nằm đúng vị trí. Thanh quản của bé được hình thành, tai cũng di chuyển đến vị trí cố định để phát triển lâu dài. Đồng thời, cơ quan sinh dục của bé cũng đang phát triển nhưng vẫn chưa thể xác định được là bé trai hay bé gái.

Thai 11 tuần tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ nhưng vì còn quá bé nên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được những phản xạ này. Bé đã có thể xòe ngón tay ra và nắm lại, co ngón chân, nhắm chặt cơ mắt, đồng thời miệng của bé cũng sẽ có những động tác như đang mút. Móng tay và móng chân của thai nhi cũng bắt đầu phát triển trong tuần thai này và móng tay sẽ mọc dài ra trong vài tuần tới.

Nếu bụng mẹ bị chèn ép thì bé sẽ phản ứng lại bằng cách vặn mình dù mẹ không cảm nhận được. Ruột của bé lúc này phát triển với tốc độ nhanh chóng và bắt đầu nằm ở vị trí ổn định trong khoang bụng của bé. Thận của thai nhi cũng chuẩn bị cho chức năng bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé và quá trình này được bắt đầu khi thai 16 tuần đến 18 tuần tuổi.

THAI 11 TUẦN CƠ THỂ MẸ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi ở trong bụng thì bản thân mẹ bầu cũng sẽ có một số thay đổi trong tuần thai thứ 11.

Ở giai đoạn này, tử cung của mẹ đã lớn bằng một quả bưởi, do đó khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn. Tử cung của mẹ lớn nên bác sĩ khi thăm khám có thể cảm nhận được phần chóp (đáy tử cung) ở bụng dưới của mẹ, ngay trên xương mu. Lúc này, bụng mẹ đã bắt đầu to lên và cân nặng cũng sẽ tăng theo từng tuần trong thai kỳ, trung bình tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần. Vì vậy, từ tuần thai này mẹ có thể bắt đầu mặc đồ bầu nhưng nếu không thích đồ bầu thì bác sĩ khuyên mẹ nên lựa chọn trang phục rộng rãi và có độ co dãn nhiều để cả mẹ và thai nhi có thể thoải mái nhất.

Khi mang thai tuần thứ 11, mẹ bắt đầu thấy xuất hiện chứng ợ nóng, cảm giác nóng rát này thường kéo dài từ phía dưới của xương ức đến phần dưới cổ họng của mẹ bầu. Đặc biệt, nếu mẹ đã từng bị trước đây thì tình trạng này có thể tồi tệ hơn khi mang thai.

Vào thời điểm thai 11 tuần tuổi, nhau thai sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn và cơ thắt dưới của thực quản ngăn cách thực quản và dạ dày bị làm giãn ra. Do đó, axit dạ dày có thể đi ngược đường lên thực quản của mẹ, nhất là khi mẹ đang nằm, khiến mẹ có cảm giác nóng rát khó chịu và làm mẹ mệt mỏi, mất tập trung.

Bên cạnh đó, mẹ mang thai 11 tuần có thể gặp một số triệu chứng sau:

  1. Ốm nghén và buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng: Một số mẹ bầu may mắn có thể kiểm soát được hiện tượng này nên không cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, phần lớn mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 11 gặp phải tình trạng ốm nghén và buồn nôn ít nhất cho đến khi mẹ kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên.
  2. Chướng bụng và đầy hơi: Mang thai khiến mẹ thường xuyên cảm thấy chướng bụng và đầy hơi, và tình trạng này sẽ tiếp tục khiến mẹ khó chịu vì progesterone có xu hướng làm chậm quá trình tiêu hóa.
  3. Âm đạo tiết nhiều dịch hơn: Do đó mẹ hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô ráo bằng cách thay quần lót 2 lần/ngày.
  4. Chuột rút ở chân: Đây có lẽ là một trong những triệu chứng lớn nhất khi thai nhi 11 tuần. Những cơn chuột rút này sẽ xuất hiện vào ban ngày. Song mẹ cũng cần chuẩn bị cho một số gián đoạn khi mẹ ngủ vì các cơ bắp chân bị căng và đau có thể làm rối loạn giấc ngủ của mẹ.
  5. Thay đổi tâm trạng: Tâm trạng của mẹ có thể thay đổi nhanh chóng khi mang thai tuần thứ 11, do đó, mẹ nên tránh xa đám đông để tránh bị căng thẳng, mệt mỏi và khó chịu.
  6. Xuất hiện đường linea nigra – đường sọc nâu: Đường này chỉ xuất hiện ở tuần thứ 11 của thai kỳ. Hiện tượng này sẽ biểu hiện thành một đường sẫm màu kéo dài từ chân ngực đến xương mu, ngay giữa bụng của mẹ bầu. Đây là tình trạng bình thường khi mang thai và sẽ mờ đi sau khi sinh.

THAI 11 TUẦN MẸ BẦU NÊN ĂN GÌ?

Thai 11 tuần tuổi vẫn nằm trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nên em bé của mẹ cần hấp thụ một nguồn dinh dưỡng rất lớn để phát triển. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và khoa học vào thời điểm này.

Bác sĩ chuyên sản khoa khuyên mẹ mang thai 11 tuần nên bổ sung những loại thực phẩm sau để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ:

Thực phẩm giàu vitamin B6

Vitamin là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Đặc biệt đối với các phụ nữ đang mang thai thì việc bổ sung vitamin càng quan trọng hơn. Trong đó, vitamin B6 là một loại dưỡng chất mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa các carbohydrate, chất đạm, chất béo và tổng hợp hemoglobin, đồng thời hỗ trợ tuyến thượng thận thực hiện tốt chức năng bài tiết.

Bên cạnh đó, vitamin B6 còn có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Đối với thai nhi, vitamin B6 là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng giúp phát triển trí não và hệ thần kinh của trẻ.

Mẹ bầu có thể bổ sung loại vitamin này thông qua các loại thực phẩm hàng ngày giàu vitamin B6 như: khoai tây, cà chua, chuối, đậu, gà, trứng… Tuy nhiên, mẹ lưu ý bổ sung với liều lượng vừa phải vì lạm dụng vitamin B6 có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Thực phẩm giàu chất xơ

Táo bón là một trong những tình trạng phổ biến chị em thường gặp khi mang thai. Trong khi đó, bổ sung chất xơ được xem là cách tốt nhất giúp mẹ bầu giải quyết và hạn chế tình trạng này. Hơn nữa, bổ sung chất xơ còn giúp mẹ bầu trong việc kiểm soát cân nặng khi mang thai và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Để bổ sung chất xơ hiệu quả, mẹ nên tích cực ăn rau xanh và trái cây hàng ngày. Bác sĩ khuyên chị em nên đảm bảo bổ sung ít nhất 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cẩn trọng lựa chọn các loại rau phù hợp với phụ nữ có thai như các loại rau lá tươi, sạch, an toàn, có màu xanh đậm và các loại trái cây giàu vitamin, không hóa chất, ăn được cả vỏ lẫn ruột. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung các loại hạt, ngũ cốc giàu dinh dưỡng để vừa giúp bổ sung chất xơ vừa tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Thịt và sữa

Hai nguồn thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của phụ nữ có thai là thịt và sữa. Những thực phẩm này có khả năng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein, canxi, sắt,…cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác giúp cơ thể mẹ bầu được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Một số loại thịt bổ dưỡng mẹ có thể thêm vào thực đơn hàng ngày là: thịt bò đỏ, tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thịt lợn, thịt gà sạch, đã qua kiểm định…

Sữa và các chế phẩm từ sữa đem lại giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể, đồng thời cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

THAI 11 TUẦN MẸ BẦU KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Để tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu mang thai 11 tuần nên tránh ăn những loại thực phẩm sau đây:

  1. Đồ ăn cay, nóng.
  2. Hải sản như: ba ba, cua,…, đặc biệt là những loại hải sản chứa nhiều thủy ngân.
  3. Rượu, bia, nước có gas.
  4. Đồ ăn tái, sống.
  5. Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.
  6. Một số loại rau quả dễ gây sảy thai như: mướp đắng (khổ qua), rau răm, đu đủ xanh, dứa, đào, khoai tây mọc mầm,…

NÊN XEM THÊM:

Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về thắc mắc thai 11 tuần phát triển như thế nào và nên ăn gì?. Mọi thắc mắc về vấn đề  này, bạn vui lòng để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!