Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
301 lượt xem

Thai 3 tuần phát triển như thế nào?

Khi khi trứng và tinh trùng gặp được nhau thì sau 3 tuần sẽ hình thành nên một hợp tử nhỏ. Lúc này thì cơ thể của người mẹ cũng sẽ có những thay đổi, xuất hiện những dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Vậy thì thai 3 tuần phát triển như thế nào? Kích thước ra sao? Cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu qua những nội dung dưới đây để xem quá trình hình thành và phát triển của thai nhi 3 tuần ra sao nhé.

Thai 3 tuần phát triển như thế nào?

Tuần thứ 3 là thời gia tinh trùng thụ tinh và hình thành hợp tử. Sau khi thụ tinh trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng, đến tử cung để làm tổ trên niêm mạc tử cung và dần hình thành thai nhi.

Lúc này thai có kích thước rất nhỏ, và đang trong quá trình phân chia tế bào, không ngừng nhân lên với tốc độ vô cùng nhanh. Thai nhĩ nhận được tất cả thông tin di truyền cần thiết cho việc hình thành và phát triển.

Trong thời gian này việc hình thành đang trong giai đoạn nhạy cảm, bắt cứ can thiệp hay bất cần nào cũng có thể khiến thai bị tổn thương.

Thai 3 tuần có kích thước rất nhỏ và chính xác thì vẫn chưa được gọi là thai, mà lúc này có được gọi là phôi thai, phôi nang và đang bao chứa hàng trăm tế bào đang được phân chia và nhân lên.

Trong đó có một tế bào ở giữa sẽ hình thành phôi thai. Còn tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, và các cơ quan để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời cũng sẽ đảm nhận chức năng loại bỏ chất thải cho thai nhi.

Các tế bào đang phát triển này sẽ khiến cơ thể tăng cường tiết ra các hormone thai kỳ, được gọi là hCG, hormone này được tiết ra nhiều hơn sẽ là dấu hiệu để buồng trứng ngừng rụng trứng và tăng cường sản xuất progesterone. Việc này có ý nghĩa quan trọng để không khiến tử cung bị bong chóc, thai nhi không bị sảy, bong ra khỏi niêm mạc.

Khi nồng độ hCG tăng cao khoảng 3 tuần thì bạn có thể có kết quả thử thai dương tính với que thử thai.

Thai 3 tuần thì nước ối cũng hình thành dần và phát triển thành túi ối. Dịch ối có vai trò quan trọng, tạo thành lớp đệm và lá chắn bảo vệ cho thai nhi trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.

Thai ở tuần thứ 3 là thời gian mà thai nhi thay đổi nhanh chóng, rõ rệt về kích thước, tuy nhiên là kích thước của thai nhi lúc này vẫn rất nhỏ, nhưng đã có những sự tồn tại rõ ràng trong cơ thể người mẹ. Kích thước của thai thường sẽ là 0.35-0.6 mm.

Thai 3 tuần tuổi mà những biểu hiện mang thai đầu tiên

  • Chậm kinh

Chậm kinh chính là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy. Thông thường nếu bạn là người có chu kì kinh nguyệt đều đặn thì khi bị chậm kinh, trễ kinh khoảng 10 ngày thì khả năng cao đây chính là dấu hiệu của việc bạn đã mang thai.

Tuy nhiên dấu hiệu chậm kinh hay trễ kinh này cũng thường dễ nhầm lẫn với tình trạng, bệnh lý phụ khoa. Hoặc có tính chính xác không cao nếu chu kì kinh nguyệt của bạn không đều, thưa kinh hoặc không nhớ đúng ngày kinh của mình.

  • Đau tức ngực

Những thay đổi ở ngực, căng tức ngực cũng là một trong những dấu hiệu sớm nhất để bạn nhận biết tình trạng mang thai. Do trong thời gian 3 tuần này hormone không ngừng được cơ thể tiết ra, tăng cao khiến ngực bạn đầy nên và gây cảm giác căng tức.

  • Xuất hiện máu báo thai

Phần lớn chị em nữ giới khi mang thai đều sẽ xuất hiện máu bao thai. Một chút máu sẽ rỉ ra từ âm đạo, lượng máu ra rất ít, ít hơn so với máu trong kì kinh nguyệt. Nguyên nhân của tình trạng rỉ máu âm đạo này là do phôi thai sau khi thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng và đến tử cung để làm tổ.

Trong quá trình làm tổ, bám dính và tư cung thì trứng sẽ làm bể mặt tử cung bị tổn thương một chút, bong chóc và dẫn đến tình trạng chảy máu gọi là máu bao thai.

Lượng máu này ít, thời gian ngắn và thường có màu đỏ hồng hoặc hơi nâu không ra nhiều và kéo dài như máu kinh nguyệt.

  • Thường xuyên bị chuột rút

Trong những ngày đầu mang thai, phôi thai sẽ dần dần bám chắc vào thành tử cung. Vì vậy mà trong những ngày này, tử cung sẽ bị kéo căng hơn so với bình thường và bạn sẽ thường xuyên cảm nhận những cơn chuột rút.

Trong những tuần đâu mang thai, hiện tượng thường xuyên bị chuột rút là rất bình thường. Như vậy có xuất hiện tình trạng thường xuyên bị chuột rút thì đây cũng chính là một dấu hiệu để bạn nhận biết cơ thể đang mang thai.

  • Cơ thể rất dễ bị mệt mỏi

Khi mang thai 3 tuần cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi rất nhanh và sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, thường xuyên rơi vào tình trạng buồn ngủ, thiếu sức sống và gần như không muốn vận động.

Nguyên nhân khiến bạn dễ mệt mỏi chính là do cơ thể đang sử dụng hết năm lượng cho việc hình thành thai nhi, cộng thêm việc cơ thể có những thay đổi quá nhanh cũng rất dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.

  • Choáng váng hoặc thường xuyên bị đau đầu

Khi bạn mang thai tuần thứ 3 thì cơ thể cần rất nhiều chất dinh dưỡng, máu và oxy để cung cấp cho thai nhi đang dần phát triển. Vì vậy mà lượng máu lưu thông cũng sẽ nhiều hơn, bạn có thể cảm bị đau đầu hoặc cảm thấy choáng váng, khó thở…

  • Rối loạn tiêu hoá

Khi mang thai, cơ thể có những thay đổi nhanh chóng để có thể thích nghi với việc mang thai. Nhưng do cơ thể có những thay đổi quá nhanh, khiến bạn có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón hoặc thường xuyên bị đầy hơi khó tiêu.

Do có sự tăng lên rất cao của hormone Progesterol cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hoá.

  • Thường xuyên buồn tiểu và tiểu nhiều hơn

Tử cung bị ksich thích và ngày càng tăng kích thước do dự phát triển của thai nhi. Bởi vậy mà khi kích thước tử cung tăng lên sẽ gây ra chèn ép nên bàng quang, đồng thời thì thận cũng phải hoạt động nhiều hơn do nhu cầu máu của cơ thể nhiều hơn.

Vì vậy mà bạn cũng sẽ thường xuyên cảm thấy mắc tiểu, tiểu nhiều lần hơn do thể tích của bàng quang bị nhỏ lại và thận hoạt động nhiều.

  • Buồn ngủ và thèm ăn

Một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm chính là tình trạng buồn ngủ và thèm ăn. Trong 3 tuần đầu khi mang thai bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, ngủ nhiều hơn và ngủ gà ngủ gật thường xuyên.

Tuy nhiên không phải chị em phụ nữ mang thai nào cũng cảm thấy buồn ngủ khi mang thai, mà thực tế là có không ít trường hợp chị em bị mất ngủ khi mang thai.

Đồng thời với những cơn buồn ngủ, thì bạn trong những tuần đầu mang thao bạn cũng sẽ có cảm giác thường xuyên thèm ăn và ăn nhiều hơn. Sở dĩ vì khi mang thai, cơ thể có nhu cầu năng lượng cao hơn vì vậy mà bà bầu cũng sẽ thèm ăn nhiều hơn.

Đặc biệt có rất nhiều trường hợp chị em trong những ngày đầu mang thai, chị em sẽ thèm ăn những món ăn lạ thường, mới lạ hoặc thèm ăn những món ăn mà trước đây chị em không thích hoặc không ăn được. Và đặc biệt là những món ăn có vị ngọt, chua…

  • Buồn nôn và nhạy cảm với mùi hương

Trong 3-4 tuần bạn có thể sẽ bắt gặp tình trạng dễ bị buồn nôn, ghê cổ đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngủi thấy những mùi hương hoặc mùi đồ ăn.

Tình trạng buồn nôn thường xuyên sảy ra này thường được mọi người gọi là ốm nghén. Vì vậy nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, buồn nôn ngay cản khi bạn chưa hề ăn gì, đặc biệt là khi ngủi thấy mùi của một số món ăn… thì đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.

Những dấu hiẹu này đều là những dấu hiệu đặc trưng, xuất hiện phổ biến khi bạn mang thai. Tuy nhiên khi mang thai có thể bạn sẽ có cả những biểu hiện khác nữa, hoặc cũng có thể sẽ không xuất hiện một vài những dấu hiệu ở đây.

Nên làm gì khi mang thai 3 tuần?

Khi mang thai đến tuần thứ 2-3 thì phôi thai sẽ ngày càng phát triển, bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và tiếp tục quá trình phân chia tế bào và dần hình thành thai nhi, nhau thai và túi ối.

Thực tế thai 3 tuần tuổi thì kích thước rất nhỏ, lúc này siêu âm cũng chưa thể phát hiện được bạn có thai. Để xác định chính xác thì cần kiểm tra nồng độ hCG thông qua xét nghiệm máu để biết chính xác bạn có đang mang thai không.

Khi xuất hiện những dấu hiệu của việc mang thai hoặc nghi ngờ bạn thân đã mang thai, bạn có thể thử bằng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tiến hành kiểm tra.

Việc thăm khám kiểm tra không chỉ giúp bạn xác định chính xác mình có mang thai hay không, mà còn có thể kịp thời phát hiện những bệnh lý phụ khoa và kịp thời khắc phục, điều trị.

Sau khi thăm khám và xác định mình đang mang thai thì nên có những sự chuẩn bị, chăm sóc, nghỉ ngời và chế độ dinh dưỡng phù hợp để cơ thể có đủ điều kiện cho thai nhi hình thành và phát triển khoẻ mạnh.

Đối với chế độ dinh dưỡng thì nên tăng cường bổ sung sắt, canxi, các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là sắt, vitamin A, Folate… nếu cần thiết bác sĩ có thể yêu cần bạn uống bổ sung thêm các viên uống để đảm bảo cung cấp đủ chất cho quá trình mang thai.

Khi mang thai thì bà bầu cũng cần tránh những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… và đồng thời trong những ngày đầu mang thai bạn cũng nên thận trọng với các thực phẩm như: cá ngừ, cá hồi, cá nóc, cá thu, hải sản hun khói,… và đặc biệt chỉ nên ăn những món ăn được chế biến chín kỹ.

Khi mang thai 3 tuần đầu thì bà mẹ cũng nên chú ý khi quan hệ tình dục. Đặc biệt là nếu từng có tiền sản bị sảy thai, thì nên chú ý và nên hạn chế quan hệ trong những tuần đầu mang thai. Tuy nhiên sau đó và trong quá trình mang thai, bạn vãn có thể quan hệ bình thường, nhưng nên chú ý đến tần suất, tư thế quan hệ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên đây là những chia sẻ về sự hình thành cũng như phát triển của thai nhi khi được 3 tuần tuổi. Thực tế lúc này thì thai nhi vẫn chưa được gọi là thai nhi, và vẫn đang là phôi thai với kích thước rất nhỏ. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích và có thể giải đáp được thắc mắc: thai 3 tuần phát triển như thế nào?

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận