Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
341 lượt xem

Ăn mướp đắng có giảm cân không?

Ăn mướp đắng có giảm cân không? Mướp đắng là một trong những thực phẩm khá quen thuộc đối với người châu Á, trong đó có Việt Nam. Mướp đắng không chỉ là nguyên liệu trong nhiều món ăn của người Việt, loại quả này còn được làm thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Mướp đắng bao nhiêu calo?

Mướp đắng là một loại quả mềm, như tên gọi, loại quả này có vị đắng đặc trưng. Vỏ mướp đắng có các đường gờ mềm dọc theo chiều dài, bề mặt xù xì như đá cuội. Tùy thuộc vào loại mướp đắng, non hay già mà vỏ của loại quả này có thể có màu xanh lục nhạt đến xanh đậm.

Quả mướp đắng thuôn dài hoặc hình bầu dục. Ở bên trong, thịt quả màu trắng, chứa nhiều hạt, bề ngoài hơi giống hạt bầu. Khi quả trưởng thành, chúng dần cứng hơn, chuyển sang màu vàng hoặc là màu nâu.

Về giá trị dinh dưỡng, mướp đắng có hàm lượng calo thấp, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Cụ thể, 100 gram mướp đắng có thể cung cấp:

  1. 17 calo
  2. 7 gram tinh bột
  3. 1 gram protein
  4. 17 gram chất béo
  5. 8 gram chất xơ
  6. Vitamin B9 (Folate): 72 µg
  7. Vitamin B3 (Niacin): 0.4 mg
  8. Vitamin B5: 212 mg
  9. Vitamin B6 (Pyridoxine): 043 mg
  10. Vitamin B2: 04 mg
  11. Vitamin B1 (Thiamin): 0.04 mg
  12. Vitamin A: 471 IU
  13. Vitamin C: 84 mg
  14. Natri: 5 mg
  15. Kali: 296 mg
  16. Canxi: 19 mg
  17. Đồng: 034 mg
  18. Sắt: 0.43 mg
  19. Ma giê: 17 mg
  20. Mangan: 0,089 mg 4 %
  21. Kẽm: 8 mg
  22. Beta caroten: 190 µg
  23. Alpha caroten: 185 µg
  24. Lutein-zeaxanthin: 170 µg

Ăn mướp đắng có giảm cân không?     

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, mướp đắng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng giảm cân rất tốt. Bởi:

  1. Mướp đắng là thực phẩm có hàm lượng calo rất thấp. Bạn sẽ không phải lo lắng ăn mướp đắng gây vượt tổng mức calo nạp vào trong ngày.
  2. Mướp đắng có hàm lượng cao chất xơ. Hàm lượng cao chất xơ trong mướp đắng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp giảm nguy cơ thèm ăn vặt gây dư calo trong cơ thể. Nó cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đốt cháy calo tốt hơn.

Tổng hợp các tác dụng của mướp đến sức khoẻ của bạn

Ăn mướp đắng thường xuyên đã được chứng minh đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Những tác dụng của mướp đắng đối với cơ thể bao gồm:

  1. Ăn mướp đắng giúp giảm béo bụng: Không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân, mướp đắng là một trong những loại quả có tác dụng giảm béo bụng hiệu quả. Theo các nhà nghiên cứu, ăn mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm sự tăng sinh của các tế bào mỡ. Điều này có được nhờ các chất trong mướp đắng có khả nặng tác động đến các gene chịu trách nhiệm tạo ra các tế bào mỡ mới của cơ thể.
  2. Ăn mướp đắng giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn mướp đắng thường xuyên có thể giúp làm giảm chỉ số đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2.
  3. Ăn mướp đắng hỗ trợ điều trị sỏi thận: Một số chất trong mướp đắng có thể làm tan sỏi hình thành ở thận. Mướp đắng cũng giúp phòng ngừa quá trình hình thành sỏi ở đường tiêu hóa.
  4. Mướp đắng có tác dụng làm giảm cholesterol: Cholesterol cao trong máu được biết tới là “thủ phạm” gây ra bệnh tim và đột quỵ. Bạn có thể làm giảm mức cholesterol thông qua việc ăn mướp đắng. Một nghiên cứu được thực hiện với 10.000 tình nguyện viên cho thấy, những người ăn tối thiểu 100 gram mướp đắng luộc mỗi đã giảm tối thiểu 20 – 25% cholesterol “xấu” LDL.
  5. Ăn mướp đắng để phòng ngừa ung thư: Mướp đắng chứa các thành phần chống oxy hóa, có khả năng ức chế sự tấn công của các gốc tự do gây ung thư. Nghiên cứu cho thấy, ăn mướp đắng có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, ung thư gan, mật, ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt,…
  6. Ăn mướp đắng tốt cho sức khỏe làn da: Thường xuyên ăn mướp đắng có thể giúp làm sáng da. Nó cũng đã được chứng minh trong việc phòng ngừa tình trạng viêm da, mọc mụn trứng cá và các bệnh lý ngoài da khác.
  7. Ăn mướp đắng giúp bổ gan: Nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người uống khoảng 150 ml nước ép mướp đắng mỗi ngày, chức năng của gan hoạt động hiệu quả hơn. Các chuyên gia khuyến cáo những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn nên thêm mướp đắng vào thực đơn thường xuyên.
  8. Ăn mướp đắng giúp tăng cường khả năng miễn dịch: Theo các bác sĩ, hệ miễn dịch khỏe mạnh có vai trò rất quan trọng bởi đây là tuyến phòng thủ của cơ thể để chống lại các bệnh lý nhiễm trùng cũng như sự tấn công của các tác nhân gây hại.
  9. Ăn mướp đắng giúp tăng cường thị lực: Mướp đắng giàu vitamin A, có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, chẳng như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi. Mướp đắng cũng chứa các vitamin E và C cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh này.

Những lưu ý khi ăn mướp đắng  

  1. Không nên ăn quá nhiều mướp đắng: Mặc dù có lợi cho sức khỏe, ăn quá nhiều mướp đắng có thể gây phản tác dụng như có thể khiến bạn bị tiêu chảy và gặp phải các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa.
  2. Người có tiền sử huyết áp thấp hoặc đang điều trị huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng: Mướp đắng chứa charantin, polypeptid-p và vicine có tác dụng giảm huyết áp. Bởi vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp hoặc đang điều trị bệnh huyết áp thấp nên hạn chế việc ăn mướp đắng vì có thể khiến huyết áp thấp hơn gây ra các triệu chứng nguy hiểm.
  3. Người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh ăn mướp đắng vào thời gian sử dụng thuốc ổn định đường huyết: Các thuốc ổn định đường huyết điều trị bệnh đái tháo đường thường có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, không nên ăn mướp đắng vào gần hoặc trong thời điểm dùng thuốc vì thực phẩm này có thể tương tác với thuốc làm giảm quá mức đường huyết dẫn tới các triệu chứng nguy hiểm.
  4. Hạn chế ăn mướp đắng trước và sau khi vừa phẫu thuật: Ăn mướp đắng có thể gây cản trở tới quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi can thiệp bằng phẫu thuật. Do đó, nếu có lịch phẫu thuật nên tránh ăn mướp đắng trước và sau phẫu thuật 1 tuần.
  5. Những người mắc bệnh thiếu enzyme G6PD không nên ăn mướp đắng: Bệnh thiếu enzyme G6PD là một bệnh di truyền phổ biến, xảy ra do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp cho các tế bào hồng cầu có thể hoạt động một cách bình thường. Những người mắc bệnh này không nên ăn mướp đắng do chất vicine trong mướp đắng có thể gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí là hôn mê cho nhóm đối tượng này.
  6. Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú không nên dùng mướp đắng: Các nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể làm tăng nguy cơ gây co thắt tử cung dẫn tới sảy thai và tăng nguy cơ sinh non. Do đó, nên tránh mướp đắng vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Những phụ nữ đang trong thời gian cho con bú cũng nên tránh ăn mướp đắng vì một số chất không có lợi cho sức khỏe có thể được truyền qua sữa mẹ.
  7. Tránh ăn măng cụt và mướp đắng cùng một lúc với nhau: Trên thực tế, hai loại thực phẩm này khá kỵ nhau, nếu ăn cùng lúc có thể làm cho cơ thể bạn trở nên khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn. Do đó, nếu ăn cả hai loại thực phẩm, bạn nên ăn riêng từng loại, mỗi loại cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ.
  8. Những người có tiền sử dị ứng: Hạt mướp đắng có chứa chất vicine. Chất này có thể gây hại cho một số đối tượng có cơ thể mẫn cảm. Nó có thể gây ra các hội chứng cấp tính bao gồm nhức đầu, đau bụng, nổi ban, khó thở và thậm chí hôn mê.
  9. Không ăn mướp đắng cùng với tôm: Mướp đắng chứa nhiều vitamin C, nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  10. Tránh ăn mướp đắng cùng với trà xanh: Ăn mướp đắng và ngay sau đó uống trà xanh có thể gây tổn hại đến dạ dày.
  11. Không ăn mướp đắng với đồ chiên: Mướp đắng khi ăn cùng với đồ chiên có thể khiến cơ thể dễ tạo ra chất canxi oxalate ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn.
  12. Cách bảo quản mướp đắng: Mướp đắng có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng nó. Trước khi tiến hành chế biến, hãy rửa thật kỹ mướp đắng dưới vòi nước và lau khô bằng khăn giấy để loại bỏ đi các bụi bẩn, sâu bọ hoặc vi khuẩn. Sau khi cắt, mướp đắng cũng cần được bảo quản tương tự như các loại trái cây khác, có thể giữ được độ tươi khi để trong tủ lạnh với thời gian từ 3 đến 5 ngày. Mướp đắng hãy bỏ đi nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của chất nhờn, nấm mốc hoặc mướp đắng có màu bất thường.
  13. Cách giảm bớt vị đắng của mướp đắng: Nếu như bạn không thích vị đắng của loại quả này, hãy ngâm nó trong nước muối khoảng 30 đến 45 phút trước khi nấu.

Trên đây là giải đáp ăn mướp đắng có giảm cân không. Tóm lại, mướp đắng là một loại quả thích hợp giúp bạn giảm cân nhờ hàm lượng calo thấp cũng như giàu chất xơ và các dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Không chỉ có tác dụng giảm cân, mướp đắng còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe. Do đó, hãy bổ sung mướp đắng vào thực đơn hàng tuần cho gia đình của bạn.

NGUỒN THAM KHẢO:

+ Tác dụng không ngờ của mướp đắng với cơ thể con người https://news.zing.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-muop-dang-voi-co-the-con-nguoi-post650859.html Truy cập ngày 14/12/2019.

+ 10 lợi ích tuyệt diệu của mướp đắng https://suckhoedoisong.vn/10-loi-ich-tuyet-dieu-cua-muop-dang-n119402.html Truy cập ngày 14/12/2019.

+ Tác dụng của mướp đắng và những khuyến cáo đến người dùng https://tuoitre.vn/tac-dung-cua-muop-dang-va-nhung-khuyen-cao-den-nguoi-dung-20181226112324566.htm Truy cập ngày 14/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận