Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
1232 lượt xem

Vết tiêm lao mưng mủ bao lâu?

Tiêm phòng lao cho trẻ cũng gây ra một số phản ứng tương tự với việc tiêm các loại vắc-xin khác. Sau khi bé tiêm vắc-xin phòng lao xong thường sẽ có phản ứng mưng mủ tại vết tiêm. Vậy thì mưng mủ vết tiêm có nguy hiểm không? tình trạng vết tiêm lao mưng mủ bao lâu? Cha mẹ cần làm gì khi vết tiêm mưng mủ… Cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tham khảo những nội dung được chia sẻ dưới đây để có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc này nhé.

MỘT SỐ PHẢN ỨNG SAU TIÊM VẮC-XIN LAO

Sau tiêm phòng vắc-xin thông thường thì co thể xuất hiện một phản ứng với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên cũng rất ít xảy ra những phản ứng nghiêm trọng.

Dưới đây là một số phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin lao như sau:

+ Phản ứng thông thường

  1. Sau khi tiêm vắc-xin thì trẻ có thể mệt mỏi, chán ăn, dễ quấy khóc nhiều hơn bình thường.
  2. Tại vết tiêm sẽ xuất hiện một lốt nhỏ màu đỏ, sau tiêm khoảng 30 phút thì sẽ mờ dần và biến mất. Sau khi tiêm vắc-xin khoảng 24 tiếng thì vết tiêm có những biểu hiện như: sưng đỏ, sưng cứng tại vị trí tiêm.
  3. Tình trạng sưng, đau có thể kèm với hiện tượng sốt nhẹ, hoặc có nổi hạch quanh cổ hoặc sau tai. Tuy nhiên đây cũng là những biểu hiện thông thường và có thể sẽ giảm đi và biến mất trong 1-2 ngày sau.
  4. Sau khoảng thời gian khoảng 2 tuần, hoặc có trường hợp lâu hơn khoảng 2 thàng, thì vết thương sẽ lại sưng đỏ lại và vết tiêm bắt đâu mưng mủ.
  5. Khi vết tiêm bị vỡ mủ thì tạo thành vết loét, sau khi lành lại thì sẽ để lại một vết sẹo nhỏ, khoảng vài mm. Đây cũng chính là biểu hiện quan trọng để nhận biết việc tiêm vắc-xin cho để đã có tác dụng, cơ thể của trẻ đã sản sinh thành công miễn dịch với vi khuẩn lao.

+ Cơ thể phản ứng quá mạnh với vắc-xin

Cơ thể trẻ nhỏ có những phản ứng quá mạnh với vắc-xin hoặc cũng có thể do nguyên nhân tiêm vắc-xin sai kĩ thuật. Tình trạng phản ứng này có thể khiến trẻ bị nổi các nốt mụn mủ, và có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch lao tại nách, dưới xương đòn, hạch cổ bên trái cùng bên với vết tiêm. Tuy nhiên đây là phản ứng khác hiếm, tỷ lệ xuất hiện những phản ứng này là rất thấp chỉ khoảng 1/100 trẻ có sinh ra phản ừng này.

+ Một số phản ứng nặng có thể xuất hiện

Thực tế những phản ứng nặng và nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin lao là rất thấp. Tỷ lệ xuất hiện những phản ứng này là 1/1.000.000 trẻ. Những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin có thể khiến trẻ vị viêm tủy sống hoặc nhiễm bệnh lao. Thông thường tình trạng phản ứng nặng này thường sảy ra với những trường hợp trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ hoặc đang gặp phải những vấn đề về hệ miễn dịch. Vì vậy mà trẻ được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV sẽ không được chỉ định tiêm vắc-xin lao, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt cũng có quy định không chỉ định tiêm vắc-xin lao.

VẾT TIÊM VẮC –XIN LAO MƯNG MỦ BAO LÂU?

Vắc-xin lao được Bộ Y tế đưa vào chương trình vắc-xin mở rộng, thông thường trẻ sau khi sinh ra sẽ được tiến hành tiêm vắc-xin lao càng sớm càng tốt. Bởi vi khuẩn lao là loại vi khuẩn lây nhiễm qua không khí vô cùng nguy hiểm.

Sau khi sinh ra nếu em bé khỏe mạnh, sức khỏe ổn định, cân nặng trên 2kg và đáp ứng được điều kiện tiêm vắc-xin thì sẽ được tiến hành tiêm vắc-xin trong vòng 24 tiếng sau khi sinh.

  1. Sau khi trẻ tiến hành tiêm vắc-xin lao xong thì cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện, cũng như một số phản ứng như:
  2. Sưng đau tại vị trí tiêm
  3. Trẻ mệt mỏi, có thể chán ăn hoặc lười bú và quấy khóc nhiều hơn so với ngày bình thường.
  4. Có thể kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, sưng hạch dưới nách ở dưới tay tiêm…

Sau khi tiêm vắc-xin khoảng 3-4 tuần thì có xuất hiện hiện tượng vết tiêm bắt đầu mưng mử. Vậy thì tình trạng vết tiêm lao mưng mủ này sẽ kéo dài bao lâu?

Thông thường vết tiêm lao mưng mủ sẽ sưng căng, rỉ mủ trong khoảng 2-3 ngày thì bắc đầu vỡ mủ và tạo thành vết loét. Sau khoảng 2 -3 tuần thì sẽ bongh vảy và để lại một vết sẹo nhỏ, kích thước khoảng vài mm tại vị trí tiêm, thông thường là trên cánh tay trái.

CÁCH CHĂM SÓC CHO TRẺ SAU KHI TIÊM VẮC-XIN LAO

Thực tế vắc-xin lao là một trong những loại vắc-xin đã được kiểm chứng về mức độ an toàn và đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO chứng minh, tỷ lệ xảy ra những phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ là rất thấp.

Tuy nhiên việc tiêm vắc-xin vẫn sẽ gây ra những phản ứng nhất định, cho thấy cơ thể đang tiếp nhận và sản sinh ra miễn dịch.

Đối với những phản ứng thông thường này, phụ huynh không nên quá lo lắng và hoàn toàn có thể chăm sóc và xử lý tại nhà:

–     Sau tiêm nếu trẻ gặp phải tình trạng sốt nhẹ, sốt dưới 38,5 thì không nên quá lo lắng. Bạn cần tăng cường cho trẻ bú mẹ hoặc ăn thêm sữa công thức sau tiêm như bình thường, cho trẻ nằm chơi hoặc ngủ tại những nơi thông thoáng.

–     Sau khi tiêm cha mẹ vẫn cho con bú hoặc ăn bình thường và nhiều hơn mọi ngày một chút để bù nước cho trẻ. Thường xuyên bế, ẵm để quan sắt những phản ứng của trẻ. Đồng thời chú ý để tránh va chạm hoặc cọ sát vào vết tiêm khiến trẻ khó chịu.

–     Sau khi tiêm về trong vòng 24 tiếng thì chỗ tiêm sẽ có tình trạng sưng đỏ, sưng đau… và tình trạng này thường sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày và sẽ giảm dần và biến mất sau đó.

Trong những trường hợp sốt nhẹ, sưng đau thì có thể sử dụng thuốc khi cần thiết theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

–     Khi vết tiêm mưng mủ thì phụ huynh tuyệt đối không được cố gắng chọc mủ hay tác động bất cứ một thứ gì hay bôi thuốc gì nên vết tiêm. Nên để cho vết mủ tự vỡ và hình thành sẹo một cách tự nhiên.

Khi vết mủ vỡ, thành vết loét thì cũng tuyệt đối không được bôi hay đáp bất cứ loại thuốc nào nên vết thường của con.

Bạn chỉ nên vệ sinh tắm rửa cho cơn và tránh để nước vào vết thương để chúng tránh viêm nhiễm và nhanh lành hơn.

–     Trong trường hợp trẻ tiêm vắc-xin xong từ 1-5 tháng nếu không thấy vết thường có mưng mủ và để lại sẹo. Thì trong khoảng thời gian này phụ huynh nên chờ và nếu tình trạng vẫn không thấy thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc để tiến hành tiêm lại cho trẻ. Vì mưng mử và để lại sẹo sau khi tiêm chính là biểu hiện cho thấy việc tiêm vắc-xin thành công và cơ thể con đã tạo ra được miễn dịch cho bệnh.

TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN ĐƯA TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN

Một số những phản ứng nghiêm trọng mà Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y tế khuyến cáo nên đưa con đến ngay bệnh viện, nếu sau khi tiêm phòng vắc-xin con có những hiểu hiện, phản ứng nặng như:

  1. Quấy khóc quá nhiều, liên tục kèm với tình trạng sốt cao, sốt trên 39 độ, khó hạ sốt khi uống thuốc, dồng thời tình trạng sốt cao xuất 12 tiếng sau tiêm và kéo dài liên tục hơn 24 giờ không giảm thì nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
  2. Trẻ có biểu hiện mệt lả, tương tác với cha mẹ một cách chậm chạp thấy rõ, mên man hoặc tình trạng không tỉnh táo thì nên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
  3. Tình trạng sau tiêm, trẻ có những biểu hiện bỏ bú, nôn trớ, phát ban, thở nhanh, khó thở kèm theo biểu hiện hõm ức ngực, tím môi và các đầu ngón tay, ngón chân…

TẠI SAO CẦN TIẾM VẮC-XIN LAO CHO TRẺ CÀNG SỚM CÀNG TỐT?

Tiêm vắc-xin lao chính là một trong những cách hiệu quả nhất hiện tại, để giúp trẻ phòng tránh căn bệnh lao nguy hiểm. Bởi theo những kết quả ghi nhận được của Tổ chức Y tế Thế giới, thì nước ta là một trong số những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lao đứng thứ 15 trong 30 quốc gia có bệnh nhân mắc lao cao nhất thế giới.

Bởi vậy vắc-xin tiêm phòng lao đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cấp quốc gia. Theo những hướng dẫn của Bộ Y tế, thì trẻ em khi sinh ra khi chưa tiếp xúc với khuẩn bệnh lao thì nên tiến hành tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Và thông thường thì trẻ em sơ sinh sẽ được tiến hành tiêm vắc-xin trong vòng 1 tháng sau sinh, để ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn lao trong không khí.

Vi khuẩn lao rất nguy hiểm và có thể lây truyền trong không khí, biến chứng của bệnh sẽ gây ra tình trạng viêm phổi nặng, di chuyển và xương, các hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan nội tặng đều suy yếu và bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Trước khi khi chưa có vắc-xin ngừa, thì đây là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, và cực đặc biệt nguy hiểm.

Chính vì như vậy mà tại các quốc gia có tỷ kệ mắc bệnh lao cao, trong đó có Việt Nam, từ năm 1981 Bộ Y tế đã đưa ngay vắc-xin vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Có nghĩa là vắc-xin được với hầu hết và gần như là phổ caajop đối với trẻ em sơ sinh, trẻ em đủ điều kiện đề tiêm phòng bệnh.

Ở nước ta và tại các quốc gia khác hiện đang sử dụng phổ biến loại vắc-xin BCG để tiêm phòng lao. Đây là loại vắc-xin đã được Bộ Y tế cấp phép và kiểm duyệt, khuyến nghị tiêm cho trẻ sơ sinh có đủ điểu kiện về sức khỏe, cân nặng đạt từ 2kg trở nên, được tiến hành tiêm trong thời gian 1 tháng sau sinh.

Vắc-xin phòng lao luôn được khuyến cáo là cần tiêm phòng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong thời gian 24 tiếng sau sinh. Việc kéo dài và chậm chế tiêm vắc-xin có thể khiến trẻ gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so vớ những trẻ đã tiêm, nguyên nhân và vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa thực sự hoàn thiện, còn rất non yếu. Vì vậy chùng có nguy cơ mắc bệnh lao rất cao, mà vi khuẩn lao lại có khả năng lây nhiễm rất nhanh và lây nhiễm qua không khi nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao và rất nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về những phản ứng khác nhau, trẻ có thể gặp phải sau khi tiến hành tiêm chủng vắc-xin bệnh lao. Sau khi tiêm vắ-xin thì cơ thể sẽ có những phản ứng nhất định, cho thất cơ thể đang chiến đầu để có thể tại ra kháng thể, miễn dịch với bệnh. Nếu bạn có thêm câu hỏi hay những thắc mắc liên quan đến viết tiêm lao mưng mủ bao lâu thì có thể để lại bình luận.

Nguồn tham khảo:

+ TIÊM MŨI VẮC XIN PHÒNG LAO CHO TRẺ SƠ SINH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT https://vnvc.vn/tiem-mui-vac-xin-phong-lao-cho-tre-sinh-nhung-dieu-can-biet/ Truy cập ngày 03/01/2020

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!