Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
614 lượt xem

Ăn sứa có béo không? Có chất dinh dưỡng gì? Bao nhiêu calo?

Sứa là một trong những loài động vật miền biển, được chế biến thành niềm món ăn khác nhau, phổ biến có sứa nộm. Khi mùa sữa tới, khắp các khu khực chợ ven biển có bán nhiều loại sữa này. Vậy, sứa có chất gì? ăn sứa có béo không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Sứa là loại động vật thân mềm, sống dưới nước và có khả năng di chuyển dưới nước. Chúng là động vật không xương sống, có họ hàng với các loại san hô, hải quỳ. Sứa là một trong những thực phẩm phong phú từ vùng biển, có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Sứa không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà còn có thể được dùng nhiều trong các bài thuốc có giá trị chữa bệnh.

Sứa có chất dinh dưỡng gì

Sứa có chất dinh dưỡng gì?

Theo tính toán từ chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g sứa có chứa: 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, và nhiều vitamin khác có thể kể đến như: sắt (9.5 mg), I-ốt (132 mg), Canxi (182 mg), nhiều vitamin và  có những nguyên tố vi lượng khác như (phốt – pho, selen, magie,…).

Các nghiên cứu cho kết quả rằng, hàm lượng chất béo có trong sứa là các axit béo không bão hòa như omega-3 và omega-6. Đây là những chất béo vô cùng quan trọng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Theo một số nghiên cứu phát hiện ra một số loại sứa có hàm lượng polyphenol cao. Chất này được chứng minh có tác dụng oxy hóa mạnh, giàu polyphenol. Có thể đẩy mạnh hoạt động của não, bảo vệ bạn khỏi một số bệnh lý mãn tính như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và ung thư. Mặt khác, sứa là một nguồn thực phẩm giàu selenium, một trong những chất quan trọng mà cơ thể con người cần.

Theo kinh nghiệm từ người dân vùng biển, ăn sứa mát, có thể chữa chứng huyết ứ, nhiệt nổi mụn. Tác dụng tối với những trường hợp đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp. Hỗ trợ cải thiện hiệu quả chứng táo bón, ho đờm và các chứng liên quan đến nhức mỏi, huyết ứ trệ.

Ăn sứa bao nhiêu calo

Ăn sứa bao nhiêu calo?

Theo chuyên gia, trong 100g sứa có chứa 36 calo. Đây là hàm lượng calo không cao. Nhưng sứa có thể bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, có thể kể đến như chất đạm, chất chống oxy hóa. Mặt khác, trong sữa có hàm lượng Choline (là chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B), có nhiệm vụ quan trọng trong tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất chất béo hỗ trợ hiệu quả cho màng tế bào. Tác dụng giúp não xử lý thông tin tốt hơn, giảm thiểu tình trạng mất trí nhớ.

Ngoài ra, bạn có biết sứa có nhiều collagen quan trọng có tác dụng hỗ trợ tốt trong vấn đề chống lão hóa.

liệu ăn sứa có béo không

Ăn sứa có béo không?

Nhiều người lo lắng vấn đề cân nặng không biết ăn sứa có béo không? ăn nhiều có tăng cân không? Theo chuyên gia thì ăn sứa KHÔNG BÉO.

Lý do bởi, sứa có hàm lượng calo thấp. Trong bữa ăn, có thể bạn ăn đến 200-300g sứa cũng không khiến lượng calo tăng cao. Đặc biệt sứa không có chất béo nhưng là axit béo không bão hòa nên sẽ không khiến bạn tăng cân.

Tuy nhiên, thông thường mọi người chỉ xếp sứa vào một trong những món ăn trong bữa ăn chính. Vì thế, chắc chắn trong bữa ăn sẽ có nhiều thực phẩm khác. Vì thế, bạn nên tính toán kỹ đến lượng calo mà bạn sẽ dung nạp vào cơ thể trong 1 bữa ăn, sao cho lượng calo trong 1 ngày không quá 1800-2000 calo thì sẽ không gây béo.

Những lưu ý khi ăn sứa

Tuy sứa biển dễ ăn, là món khoái khẩu của nhiều người nhưng bạn cần chú ý khi ăn sứa như sau:

  1.       Do sứa có tính mát nên những người bị lạnh bụng, đi ngoài hãy thận trọng khi sử dụng.
  2.       Ăn sứa an toàn, nhưng vẫn có trường hợp dị ứng khi ăn sứa.
  3.       Thông thường mọi người thường làm món sứa nộm thay vì nấu chín. Tuy nhiên, chế biến món này cẩn thậm trọng để vi khuẩn và mầm bệnh không gây hại cho sức khỏe.

Bạn cũng nên tham khảo thêm:

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề ăn sứa có béo không. Mong rằng chia sẻ bổ ích dành cho bạn!.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!