Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
1062 lượt xem

Ăn củ sắn có bị huyết trắng không?

Huyết trắng hay dịch tiết âm đạo là chất nhầy tiết ra từ bộ phận sinh dục của nữ giới. Thông thường, huyết trắng sinh lý có chức năng bảo vệ và giữ cân bằng độ pH trong âm đạo của phụ nữ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, huyết trắng là bệnh lý và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em nghi ngờ và thắc mắc rằng ăn củ sắn có bị huyết trắng không? Vậy thực hư vấn đề này là gì? Hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

HUYẾT TRẮNG LÀ GÌ?

Huyết trắng hay còn được gọi là dịch tiết âm đạo hay khí hư, được hình thành do sự thẩm thấu của huyết tương qua các mao mạch ở vùng âm đạo, các chất nhầy ở tuyến nhầy của môi bé, môi lớn, niệu đạo, vùng tử cung,… tiết ra. Dịch nhầy âm đạo này có thể bị trộn lẫn với các tế bào tự do, tế bào bạch huyết hay một ít biểu mô bong ra từ âm đạo, tử cung tạo nên chất nhầy có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà hay màu trắng sữa, được gọi là huyết trắng (khí hư). Huyết trắng bình thường sẽ không có mùi khó chịu. Tính chất và lượng huyết trắng âm đạo tiết ra sẽ phụ thuộc vào nồng độ hormone sinh dục bên trong cơ thể phụ nữ.

Huyết trắng giữ vai trò rất quan trọng đối với sinh lý sinh dục ở nữ giới, bao gồm:

  1. Cân bằng độ ẩm bên trong âm đạo.
  2. Bảo vệ bộ phận sinh dục nữ giới chống lại sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn, mầm bệnh có hại.
  3. Là chất bôi trơn trong đời sống sinh lý.
  4. Tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng di chuyển trong âm đạo để thụ thai thành công.

Thông thường, âm đạo sẽ tiết khoảng 1 – 4 ml huyết trắng mỗi 24 giờ. Khi đường sinh dục nữ giới bị chịu tác động tiêu cực, huyết trắng có thể có số lượng, màu sắc và mùi hôi khác thường. Huyết trắng tiết ra nhiều vượt quá ngưỡng sinh lý, đồng thời xuất hiện tình trạng viêm nhiễm sinh dục, được gọi là bệnh huyết trắng.

Nhiều trường hợp sinh lý cũng có thể làm thay đổi đặc tính của huyết trắng nhưng không gây nguy hiểm, chẳng hạn như:

  1. Phụ nữ đang trong thời kỳ rụng trứng, kinh nguyệt.
  2. Phụ nữ đang mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú.
  3. Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh.
  4. Phụ nữ đang sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen – progestin.
  5. Phụ nữ bị căng thẳng, áp lực kéo dài làm thay đổi nội tiết tố nữ.
  6. Phụ nữ đang sử dụng một số loại thuốc có khả năng làm thay đổi đặc tính dịch tiết âm đạo.

Tuy nhiên, nếu huyết trắng có những dấu hiệu bất thường, chị em cần chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Những triệu chứng huyết trắng bất thường chị em cần lưu ý là:

  1. Âm đạo tiết ra lượng huyết trắng nhiều bất thường, có màu sắc lạ như: xanh, vàng, trắng đục, có mùi hôi, tanh khó chịu.
  2. Nữ giới cảm thấy ngứa ngáy, bỏng rát âm đạo.
  3. Khi quan hệ, âm đạo bị đau rát hoặc gặp khó khăn, đau đớn khi đi tiểu tiện.
  4. Cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới.

ĂN CỦ SẮN CÓ BỊ HUYẾT TRẮNG KHÔNG?

Bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành và hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cho biết: ăn củ sắn không liên quan đến việc bị bệnh huyết trắng. Thông thường, chị em bị ra nhiều huyết trắng có mùi hôi, màu sắc bất thường kèm theo ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín,… có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo

Bên trong âm đạo có một hệ vi khuẩn tồn tại và chung sống với nhau, được kiểm soát và cân bằng ổn định nhờ sự cân bằng độ pH trong âm đạo. Khi pH âm đạo thay đổi, hệ vi khuẩn này sẽ bị thay đổi theo dẫn đến tình trạng các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở và phát triển ồ ạt gây ra các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo. Hiện tượng viêm nhiễm này sẽ làm thay đổi sự tiết dịch âm đạo và gây nên bệnh huyết trắng.

Nhiều trường hợp chị em mắc bệnh huyết trắng là do sự xâm nhập và tấn công của các tạp khuẩn từ bên ngoài vào. Nguyên nhân có thể là do chị em quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ, quan hệ tình dục bừa bãi, vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo gây tổn thương,… Các nguyên nhân này đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo và bệnh huyết trắng.

Bác sĩ cho biết biểu hiện thường gặp của bệnh lý huyết trắng do nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo là: âm đạo tiết ra quá nhiều khí hư; huyết trắng có màu sắc bất thường như: vàng, xanh, xám, không vón cục mà loãng, có mùi hôi tanh nồng khó chịu. Chị em có thể cảm thấy ngứa ngáy vùng kín, vùng kín bốc mùi và cảm giác rất khó chịu.

  • Nhiễm nấm Candida albicans

Nấm âm đạo Candida albicans là một trong những tác nhân phổ biến gây bệnh phụ khoa ở các chị em phụ nữ. Bệnh thường xuất hiện trong các trường hợp như: độ pH âm đạo thay đổi, do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, do mang thai hoặc xảy ra ở những người mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như: bệnh gan, HIV, tủy xương,…

Triệu chứng điển hình của bệnh huyết trắng do nhiễm nấm âm đạo Candida albicans gây ra gồm có: Khí hư có màu trắng đục và vón cục, kết dính thành từng mảng như bã đậu, phô mai, thường không có mùi hôi khó chịu nhưng chị em có thể bị ngứa rát ở âm hộ.

  • Nhiễm trùng roi Trichomonas

Một trong những tác nhân gây bệnh huyết trắng phổ biến là trùng roi Trichomonas. Chị em có thể mắc bệnh huyết trắng do nhiễm trùng roi từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh khi vệ sinh vùng kín.

Bệnh huyết trắng do trùng roi Trichomonas gây ra thường có các triệu chứng điển hình như: âm đạo tiết ra lượng huyết trắng lớn, huyết trắng có màu vàng hoặc xanh, loãng và có bọt, có thể có mùi hôi tanh hoặc không, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát âm đạo.

  • Các bệnh lý liên quan đến tử cung khác

Chị em mắc một số bệnh lý đường sinh dục, chủ yếu là bệnh lý tử cung, có thể gặp hiện tượng huyết trắng bất thường. Trong đó, u xơ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung là hai bệnh lý thường gặp nhất.

  1. + U xơ tử cung: âm đạo tiết ra nhiều huyết trắng và nếu kèm nhiễm khuẩn thì huyết trắng có lẫn máu hoặc mủ, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường,…
  2. + Viêm lộ tuyến cổ tử cung: ra nhiều huyết trắng có màu sữa đục, có mùi hôi, kết dính thành từng mảng kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh càng nặng thì huyết trắng ra càng nhiều và càng nặng mùi hơn. Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục cũng là một dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Ngoài ra, chị em phụ nữ mắc bệnh huyết trắng còn có thể do vệ sinh vùng kín sai cách, mặc quần bó sát, chất liệu gây bí vùng kín, không thường xuyên thay băng vệ sinh trong kỳ hành kinh. Bên cạnh đó, bệnh huyết trắng cũng có thể do một số thói quen như thức khuya, căng thẳng, stress, rối loạn tâm lý,…

Bệnh huyết trắng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng đắn có thể gây những phiền toái, khó chịu cho chị em phụ nữ và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng, đe dọa đến hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, tình trạng vùng kín luôn ngứa ngáy, tiết nhiều huyết trắng ẩm ướt và có mùi khiến chị em cảm thấy tự ti, lo lắng, bất an, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu chủ quan không điều trị sớm hoặc không điều trị dứt điểm, chị em sẽ có nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh sản như: tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thậm chí là vô sinh – hiếm muộn, ung thư cổ tử cung.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HUYẾT TRẮNG

Bác sĩ chuyên Sản phụ khoa khuyên chị em phụ nữ nên thực hiện một số điều sau để phòng ngừa bệnh huyết trắng:

  1. Điều quan trọng nhất là luôn phải giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng. Chị em nên vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm, lựa chọn những loại dung dịch vệ sinh phù hợp để tránh gây kích ứng. Đồng thời, tránh ngâm thụt rửa quá sâu trừ khi có yêu cầu chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, hạn chế vệ sinh quá nhiều lần vì việc này sẽ vô tình làm tổn thương vùng kín hoặc làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
  2. Tránh sử dụng các loại chất có thể gây kích ứng vùng kín như: nước hoa, xịt mùi,… Khi dùng khăn tắm, khăn lau vùng kín cần lựa chọn hết sức cẩn thận để tránh gây tổn thương vùng kín.
  3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên vào các ngày đèn đỏ.
  4. Lựa chọn quần áo phù hợp, nên sử dụng quần lót thông thoáng, chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt.
  5. Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục an toàn, tránh những động tác mạnh bạo có thể vô tình gây tổn thương âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhẹ nhàng trước và sau khi quan hệ tình dục.
  6. Không lạm dụng thuốc kháng sinh sai liều và dùng trong thời gian dài bởi việc này sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây suy yếu hệ miễn dịch và giảm khả năng chống vi khuẩn.
  7. Nên đi khám phụ khoa ít nhất 1 năm 2 lần để theo dõi tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân và được phát hiện, điều trị kịp thời nếu có bệnh.

Như vậy, ăn củ sắn có bị huyết trắng không thì ăn củ sắn không phải là nguyên nhân gây bệnh huyết trắng mà là do những nguyên nhân khác đã được đề cập trong bài viết. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng những thông tin này đã giúp chị em có thêm nhiều hiểu biết về bệnh huyết trắng và cách phòng ngừa căn bệnh này. Mọi thắc mắc về vấn đề này, chị em vui lòng để lại bình luận,

NGUỒN THAM KHẢO:

+ Vaginal Discharge: What’s Abnormal? https://www.webmd.com/women/guide/vaginal-discharge-whats-abnormal#1 Truy cập ngày 14/12/2019.

+ Những lầm tưởng tai hại về bột sắn dây bạn cần phải biết https://suckhoedoisong.vn/nhung-lam-tuong-tai-hai-ve-bot-san-day-ban-can-phai-biet-n97996.html Truy cập ngày 14/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!