Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
47 lượt xem

Tổng hợp 12 tác dụng và 22 tác hại của cà chua

Cà chua được sử dụng như một loại rau, trở thành nguyên liệu chế biến trong rất nhiều món ăn khác nhau thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm các gia đình ngày nay. Nhìn chung, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ một số tác hại, tác dụng của cà chua đối với sức khỏe mà các bạn nên biết !

GIỚI THIỆU VỀ CÀ CHUA

GIỚI THIỆU VỀ CÀ CHUA

Theo các nhà nghiên cứu, tên khoa học của cà chua là Lycopesicon esculentum Mill. Ở nước ta, cà chua được trồng từ rất lâu đời.

Cây cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chiều dài khi trưởng thành từ 1 – 3 m, là những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc bám trên thân những cây khác.

Lá cà chua có cuống dài, phiến là xẻ như lông chim. Mùa ra hoa và quả là mùa đông và mùa xuân.

Hoa cà chua thường mọc thành chùm, tự thụ phấn là chính. Quả cà chua mọng nước, hình dạng, màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giống. Nhưng nhìn chung, quả ban đầu thường có màu xanh, khi chín sẽ ngả từ màu vàng đến đỏ.

Cà chua có hàm lượng nước cao (chiếm tới 95% trọng lượng), còn lại là carbohydrate, chất xơ, các vitamin và khoáng chất như vitamin C, kali, vitamin K1, folate, vitamin A, sắt, canxi, magiê, phốt pho, kẽm,…

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CÀ CHUA

  • Cà chua bi

Cà chua bi là giống cà chua có kích cỡ nhỏ, hình dạng của quả thường tròn như viên bi, có màu đỏ đều rất đẹp.

Cây cà chua bi cho nhiều quả, quả cà chua bi có vị chua dịu, ngọt hơn các loại cà chua khác.

Mặc dù quả nhỏ, cà chua bi lại khá dễ trồng, có thể trồng được nhiều vụ trong năm.

Cà chua bi đã được nghiên cứu giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

  • Cà chua tím

Cà chua tím là giống cà chua sống khỏe, dễ dàng thích nghi với môi trường mới.

Giống cà chua tím thường cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

  • Cà chua đen

Theo các chuyên gia, cà chua đen là giống cây dễ trồng, có khả năng chống chọi tốt với môi trường và kháng bệnh cao.

Cà chua đen có thể trồng được trong nhà kính hoặc ngay ngoài trời.

Hương vị của cà chua đen là sự kết hợp giữa cà chua thông thường và quả mận.

  • Cà chua socola

Cà chua socola là loại cà chua có màu sắc tương tự như chocolate.

Loại cà chua này được ưa chuộng nhờ vị chua dịu, có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại cà chua thông thường.

  • Cà chua Arka F1

Cà chua Arka F1 là giống cà chua có xuất xứ từ Ấn Độ.

Cà chua Arka F1 cho sản lượng lớn, quả mọc thành chùm với đặc điểm nổi bật là mỗi quả đều to, căng mọng.

Trung bình, 1 quả cà chua Arka F1 có thể nặng từ 100 – 150 gr, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.

Cà chua Arka F1 có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin A tốt cho mắt và vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

  • Cà chua cherry tròn đỏ

Cà chua cherry tròn đỏ là giống cà chua nhỏ, có hình dạng tương tự như quả cherry.

Giống này có màu đỏ chót, thịt ngọt, vị chua rất nhẹ.

Do đó, thường được dùng làm nguyên liệu cho món salad hoặc các món bánh hoa quả.

  • Cà chua cherry tròn vàng

Cà chua cherry tròn vàng cũng có hình dáng tròn nhỏ như quả cherry nhưng có sự khác biệt về màu sắc so với cà chua cherry tròn đỏ.

Thay vì có màu đỏ thông thường, giống này sẽ có màu vàng pha chút với màu cam.

  • Cà chua bi lùn quả đỏ

Cà chua bi lùn quả đỏ là giống cà chua loại nhỏ của cà chua thông thường.

Giống này thường ra quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều đẹp khi chín.

Hàm lượng dinh dưỡng của giống cà chua này tương tự như cà chua thông thường nhưng về hương vị lại có vị ngọt thanh nên có thể ăn sống trực tiếp.

  • Cà chua bạch tuộc

Cà chua bạch tuộc là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi quả mọc lan rộng kín giàn như con bạch tuộc.

Ngoài cho năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị của cà chua bạch tuộc không có gì nổi bật so với các loại cà chua thông thường khác.

  • Cà chua trái tim

Cà chua trái tim có nguồn gốc từ Nga, là loại cà chua được nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích nhờ hình dạng đặc biệt của nó tương tự như trái tim.

Đó là lý do mà nhiều bạn trẻ thường dùng loại cà chua này khi chế biến một số món ăn cho người mình thích để tỏ tình.

  • Cà chua thân gỗ

Cà chua thân gỗ có kích thước bằng quả trứng vịt, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.

Cà chua thân gỗ là giống có hàm lượng dinh dưỡng cao, cao hơn cà chua thông thường.

Do đó, cà chua thân gỗ thường là nguyên liệu chế biến cho những món ăn có lợi cho sức khỏe.

  • Cà chua nova

Cà chua nova là giống cà chua trái ngọt nên được nhiều người ưa chuộng.

Cà chua nova có hàm lượng vitamin C cao hơn nhiều giống cà chua thông thường, rất tốt cho sức khỏe miễn dịch.

Giống này hiện đang được trồng rất nhiều trên Đà Lạt.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÀ CHUA

Thành phần chính của cà chua chứa khoảng 95% là nước và khoảng 5% còn lại là các chất dinh dưỡng như: Carbohydrate, chất xơ, vitamin, chất chống oxy… Trung bình trong 100g cà chua sẽ cung cấp các năng lượng và các chất dinh dưỡng chủ yếu bao gồm:

  1. 18 calo
  2. 0,9g chất đạm thực vật
  3. 3,9g carbohydrate
  4. 2,6g đường
  5. 1,2g chất xơ

Carbohydrate (Carb): Thành phần Carbohydrate chiếm hơn 3% tổng thành phần chính của cà chua. Thành phần này chứa phần lớn là các đường đơn Glucozơ và Fructose, nhưng nếu so sánh lượng carb của cà chua với các loại rau củ quả khác thì luôn thấp hơn. Vì vậy, ăn cà chua sẽ không gây tích trữ mỡ, ngược lại còn hỗ trợ giảm cân rất, kiểm soát cân nặng rất hiệu quả.

Chất xơ: Những quả cà chua chín đỏ chính là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt với cơ thể. Trung bình cứ 100g cà chua chín sẽ cung cấp 1,2g chất xơ cho cơ thể. Chất xơ trong cà chua là loại chất xơ không hòa tan có lợi cho hoạt động của nhu động ruột, giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Vitamin và khoáng chất: Cà chua nổi tiếng là loại thực phẩm giàu vitamin C, A, B, K… các chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các khoáng chất cần thiết như: kali, mangan, phylloquinone…. Vì vậy, thường xuyên sử dụng cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tốt cho xương khớp và có lợi có quá trình đông máu.

Folate: Folate hay chính là vitamin B9 là một trong những khoáng chất quan trọng đối với chức năng của tế bào và quá trình hình thành, phát triển các mô. Đặc biệt là với bà mẹ đang mang thai, trẻ nhỏ.

CÁC HỢP CHẤT THỰC VẬT KHÁC TRONG CÀ CHUA

Cà chua là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và nổi tiếng là loại quả giàu chất chống oxy hóa, cung cấp dạng các hợp chất thực vật quan trọng với sức khỏe. Dưới đây là những hợp chất thực vật chính trong thành phần của cà chua:

  • Lycopene

Lycopene là một hợp chất chống oxy hóa, chất này cũng góp phần tạo ra màu đỏ cho cà chua khi chín. Lycopene là hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong việc ngăn ngừa nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch. Đặc biệt là cà chua sau khi chế biến vẫn giữ được hàm lượng Lycopene khá cao, giúp cơ thể nhận được chất dinh dưỡng tốt hơn.

  • Beta carotene

Beta carotene là một hợp chất thực quan trọng và thường xuất hiện trong những loại thực phẩm có màu vàng, đỏ. Khi được cơ thể tiếp nhận Beta carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A có lợi cho thị lực, bảo vệ giác mạc và làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, tăng cường hệ miễn dịch và có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư

  • Naringenin

Naringenin là hợp chất thực vật được tìm thấy trong vỏ của cà chua và hợp chất đặc biệt này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra còn có tác dụng giảm cholesterol xấu và giảm mỡ máu.

  • Acid Chlorogenic

Acid Chlorogenic cũng là một trong những hợp chất có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Hợp chất này có tác dụng ổn định đường huyết, hạ huyết áp có lợi cho tim mạch, làm săn chắc cơ tim. Đặc biệt Acid Chlorogenic có tác dụng chống lại những ảnh hưởng xấu từ khói thuốc lá, đặc biệt là Nitrosamine gây ung thư trong khói thuốc lá.

  • Potassium

Hợp chất thực vật này còn được gọi là Kali, chất này được tìm thấy trong cà chua với hàm lượng rất dồi dào, cao hơn hẳn so với một số loại rau quả thông thường. Potassium là một hợp chất có lợi cho hoạt động của hệ thần kinh và giúp cơ thể làm giảm áp lực trong các động mạch, ổn định huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

  • Chất diệp lục và Carotenoid

Ban đầu cà chua cà chua thường có màu xanh, sau đó khi chúng chín chất diệp lục bị phân hủy và Carotenoid được tổng hợp, giúp cà chua có màu đỏ và cà chua càng chín sẽ có hàm lượng chất Carotenoid Lycopene càng cao. Carotenoid Lycopene là hợp chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, chống ung thư và còn có tác dụng giúp làn da sáng mịn hơn, bảo vệ da khỏi tia cực tím.

12 TÁC DỤNG CỦA CÀ CHUA

[12] TÁC DỤNG CỦA CÀ CHUA

Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số tác dụng của cà chua đối với sức khỏe mà các bạn nên biết:

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong cà chua có chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật, sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, hạn chế sự hình thành cục máu đông và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, trong loại thực phẩm này có chứa nhiều Kali – đây là một chất điện giải quan trọng, giúp tim co bóp, giãn nở đều đặn.

Phòng chống ung thư

Việc ăn cà chua có thể cung cấp cho cơ thể một số chất chống oxy hóa, trong đó có lycopene. Một số nghiên cứu đã cho thấy lycopene có khả năng kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày và trực tràng.

Ngoài ra, trong cà chua có chứa một lượng lớn carotenoid, có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú.

Cung cấp nước cho cơ thể

Trong cà chua có chứa đến 94% thành phần là nước. Do đó, đây là loại thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm, làm mát và giải độc cho cơ thể cực kỳ hiệu quả. Do đó, trong những ngày hè nắng nóng, các bạn có thể uống nước ép cà chua để giải nhiệt, bổ sung thêm nước cho cơ thể.

Bảo vệ sức khoẻ của mắt

Các loại vitamin A và C được tìm thấy với số lượng lớn trong cà chua có thể giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa bệnh quáng gà và đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, trong cà chua còn có chứa một số chất chống oxy hóa như: Lutein, zeaxanthin có khả năng lọc ánh sáng xanh, bảo vệ điểm vàng của mắt và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. (1)

Thúc đẩy giấc ngủ ngon

Cà chua có chứa hàm lượng vitamin C và lycopene dồi dào, sẽ giúp cơ thể thư giãn, điều hòa hệ thần kinh. Từ đó, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn. Vì vậy, nếu bạn đang bị khó ngủ thì hãy bổ sung thêm cà chua vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình.

Giữ xương chắc khỏe

Hàm lượng canxi và vitamin K dồi dào trong cà chua có thể giúp xây dựng và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi. Đối với những trường hợp bị gãy xương, việc ăn nhiều cà chua sẽ giúp xương mau liền hơn.

Tốt cho mái tóc của bạn

Trong cà chua có chứa vitamin A, giúp tăng tiết chất nhờn để dưỡng ẩm da đầu và giúp tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, thành phần vitamin C trong loại thực phẩm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn. Đây là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc, giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.

Giúp giảm cân      

Nếu các bạn đang muốn giảm cân thì cà chua sẽ là một sự lựa chọn thích hợp. Loại thực phẩm này không có chứa chất béo, lại rất giàu chất xơ và nước, nên sẽ giúp các bạn cảm thấy no lâu. Từ đó, giảm bớt lượng calo hấp thụ trong ngày, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra, cà chua có thể thúc đẩy quá trình sản xuất carnitine – một loại axit amin giúp tăng cường khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể lên đến 30%.

Có lợi cho sức khỏe làn da

Nếu bạn đang thắc mắc cà chua có tác dụng gì cho da mặt thì đọc ngay 9 tác dụng mang lại cho da từ cà chua được liệt kê dưới đây:

  • Ngăn ngừa bệnh ung thư da

Trong cà chua có chứa lycopene – một loại carotenoid giúp tạo màu đỏ cho loại thực phẩm này. Một số nghiên cứu đã cho thấy hợp chất lycopene có thể giúp làm giảm tác động của tia UV lên làn da, ngăn ngừa sự phát triển ung thư da ở người. (2)

  • Giảm nguy cơ cháy nắng

Thành phần lycopene trong cà chua có đặc tính chống oxy mạnh, giúp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa tình trạng ban đỏ hoặc cháy nắng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng cà chua thái lát mỏng đắp lên vùng da bị cháy nắng để làm dịu da, tăng khả năng phục hồi giúp da tái tạo tốt hơn.

  • Chữa lành vết thương

Trung bình, 1 chén cà chua có thể cung cấp gần 27% lượng vitamin C được khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. Loại vitamin này có thể thúc đẩy sự phát triển của các mô liên kết mới, giúp sửa chữa và đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương.

  • Có thể làm dịu tình trạng viêm da

Một số hợp chất có trong cà chua như: Lycopene, beta – carotene, lutein, vitamin E, C,…có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, giúp làm dịu vùng da bị kích ứng hay cháy nắng.

  • Kích thích sản xuất collagen

Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể, giúp kích thích sản xuất collagen và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Từ đó, mang lại một làn da săn chắc, ẩm mượt, hạn chế sự hình thành của nếp nhăn.

  • Loại bỏ tế bào da chết

Các enzyme có trong cà chua có thể giúp loại bỏ lớp da chết trên da, từ đó khiến các lỗ chân lông được thông thoáng, giúp các sản phẩm serum, kem dưỡng da hay mặt nạ có thể thẩm thấu vào da tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tẩy da chết đều đặn sẽ giúp làn da trở nên trắng sáng, đều màu hơn.

  • Chống lão hóa da

Chất chống oxy hóa lycopene có trong cà chua có thể giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời gây lão hóa da. Từ đó, hạn chế sự hình thành của nếp nhăn, ngăn ngừa tình trạng da bị xỉn màu, chùng nhão, thiếu sức sống,…

Ngoài ra, trong cà chua cũng có nhiều vitamin nhóm B, bao gồm: Vitamin B1, B3, B5, B6, B9. Đây cũng  đều là những loại vitamin có đặc tính chống lại các gốc tự do – tác nhân hàng đầu gây tổn thương tế bào và lão hóa da. Do đó, việc ăn cà chua thường xuyên có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhân, đốm đồi mồi, vết chân chim,…trên da.

  • Chống lại tổn thương tế bào

Các gốc tự do có thể tác nhân gây tổn thương tế bào, làm tăng nguy cơ xuất hiện nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa da. Trong cà chua có chứa các chất chống oxy hóa như: vitamin C và lycopene, có tác dụng giúp bảo vệ các tế bào khỏi nguy cơ bị tổn thương bởi gốc tự do.

  • Dưỡng ẩm cho da

Cà chua có chứa hàm lượng nước cao, giúp cung cấp độ ẩm cho làn da, đặc biệt đối với những làn da khô do thời tiết lạnh hay ngồi điều hòa quá nhiều. Việc đắp mặt nạ cà chua mỗi ngày sẽ giúp dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng khô rát, bong tróc da.

Tốt cho đường ruột

Lượng chất xơ dồi dào trong cà chua sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa. Đồng thời, ngăn ngừa và cải thiện các tình trạng táo bón, khó tiêu và đầy bụng.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa       

Trong cà chua có chứa nhiều lycopene  – một chất chống oxy hóa giúp tạo sắc tố đỏ cho những loại trái cây, rau củ. Hợp chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Điều hòa huyết áp 

Khoáng chất Kali được tìm thấy nhiều trong cà chua có tác dụng giúp điều hòa sự cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể, loại bỏ lượng natri dư thừa. Từ đó, kiểm soát mức huyết áp, ngăn ngừa các bệnh lý tại tim.

22 TÁC HẠI CỦA CÀ CHUA

[22] TÁC HẠI CỦA CÀ CHUA

Cà chua có thể mang đến một số tác hại nếu như người dùng không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều cà chua trong thực đơn ăn uống, cụ thể như sau:

Sử dụng nhiều có thể gây khó chịu cho dạ dày

Mặc dù các nghiên cứu đã chứng minh cà chua có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ cao. Thế nhưng nếu như ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới tác dụng phụ, nguy cơ dẫn tới các triệu chứng ruột kích thích hoặc đầy hơi, chướng bụng, ợ chua không tốt cho dạ dày, thực quản.

Gây trào ngược axit

Nguyên nhân bởi trong cà chua có tính axit cao nên nếu bạn ăn nhiều cà chua, đặc biệt khi đói có thể gây trào ngược dạ dày. Hơn thế nữa, trong loại quả này còn có chứa chất với tên gọi axit malic và citric….đây là chất có thể kích thích sản xuất dư thừa axit khiến cho biểu hiện trào ngược càng trở nên nghiêm trọng. (3)

Sỏi thận/Bệnh thận

Trường hợp nếu như bạn ăn nhiều cà chua cùng lúc, ăn cà chua thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, sỏi thận. Nguyên nhân do cà chua có chứa hàm lượng canxi và oxalat khá cao nếu không chuyển hóa hoặc loại bỏ ra ngoài cơ thể sẽ dần dần tích tụ hình thành cặn lắng đọng trong sỏi thận.

Hơn nữa, nồng độ kali trong cà chua còn là nguyên nhân gây ra bệnh lý về thận như viêm thận, viêm bể thận…vì thế bạn nên tránh ăn quá nhiều sốt cà chua nguyên chất.

Có thể làm tăng huyết áp

Trong cà chua chứa nhiều natri nếu như bạn ăn cà chua tươi chế biến sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu ăn loại cà chua đóng hộp hoặc súp cà chua sẽ có lượng natri vô cùng lớn dẫn tới ảnh hưởng gây tăng huyết áp.

Dị ứng

Nếu bạn có cơ địa dị ứng histamin thì không nên ăn nhiều cà chua. Bởi nó có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng, ban đỏ, nổi mề đay thậm chí ngứa cổ họng, sưng phù cơ thể…cần phải can thiệp y tế.

Sử dụng nhiều làm triệu chứng trầm trọng hơn ở bệnh nhân ung thư

Vì trong cà chua có chứa lycopene nên bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt không nên sử dụng. Bởi nó có thể làm cho triệu chứng bệnh nặng nề hơn.

Có thể gây rắc rối về tiết niệu

Những loại thực phẩm có tính axit cao như cà chua là nguyên nhân khiến cho bàng quang có dấu hiệu bị kích thích. Thậm chí nếu dùng nhiều có thể dẫn tới mắc bệnh viêm bàng quang.

Chuột rút cơ bắp

Chuột rút cơ bắp có thể gặp phải nếu bạn ăn cà chua nhiều trong thời gian dài. Bởi hệ thống miễn dịch cơ thể theo xu hướng tự nhiên sẽ phản ứng với protein trong cà chua dẫn tới chuột rút và tăng nguy cơ viêm khớp.

Chứng đau nửa đầu

Theo các nghiên cứu đã chứng minh, có đến 20% các trường hợp đau đầu xảy ra do ăn uống thực phẩm nhạy cảm. Trong khi đó cà chua được chứng minh có thể dẫn tới chứng đau nửa đầu. Do đó, bạn nên kiểm soát lượng ăn cà chua nếu bản thân thường xuyên đau đầu khó chịu.

Có thể gây ra lượng đường thấp (hạ đường huyết)

Cà chua tốt cho người bị tiểu đường, giúp giải phóng đường vào máu với tốc độ chậm hơn. Do đó có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao đột biến.

Dùng cà chua quá liều có thể gây rủi ro khi mang thai hay đang cho con bú

Mặc dù có chứa chất chống oxy hóa cao rất tốt nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu hoặc đang cho con bú không nên ăn quá nhiều cà chua tránh ảnh hưởng tới thai kỳ và nguồn sữa mẹ.

Không tốt với người bị loét dạ dày

Như đã trình bày nêu trên, cà chua có tính axit cao nên đặc biệt không tốt cho dạ dày. Vì thế, nếu như bạn có tiền sử mắc bệnh dạ dày thì không nên ăn những món ăn có cà chua quá nhiều.

Gây hội chứng ruột kích thích

Theo các nghiên cứu cho biết nếu như bạn ăn vỏ hạt cà chua có thể dẫn tới tình trạng kích ứng mạnh dẫn tới ảnh hưởng gây nên tình trạng ruột kích thích và các bệnh đường ruột phổ biến.

Gây đau khớp

Nguyên nhân bởi trong cà chua có chứa hàm lượng lớn solanine có thể gây ra các triệu chứng đau khớp và sưng các khớp do hợp chất này có thể tích tụ trong mô xương.

Làm bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn 

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa purin có thể dẫn tới tăng acid uric trong máu. Lý do người bệnh gout không nên ăn cà chua vì vitamin C trong cà chua có thể gây nên phản ứng kết tủa với acid uric khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Không tốt với bệnh nhân không dung nạp histamin

Cà chua thuộc nhóm thực phẩm có lượng histamin khá cao do đó những người không dung nạp histamin có thể dẫn tới hàng loạt triệu chứng bất thường như nổi mẩn, đau đầu, nghẹt mũi, rối loạn chức năng tiêu hóa… (4)

Không tốt với người mắc hội chứng ruột kích thích

Lý do bởi những người có tiền sử ruột kích thích dễ nhạy cảm với các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và đường. Cà chua là một trong những loại thực phẩm như vậy, dễ gây phản ứng dị ứng nên bạn cần thận trọng khi sử dụng.

Ăn cà chua xanh dễ gây ngộ độc

Trong cà chua xanh có chứa lượng alkaloid có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm hoặc các rối loạn đường tiêu hóa. Đối với cà chua chín lượng chất này có xu hướng giảm dần nên tốt nhất bạn chỉ nên ăn cà chua chín thôi nhé.

Không tốt với trẻ nhỏ nếu chế biến giữ nguyên hạt

Trong cà chua có chứa nhiều hạt nhỏ, những hạt này thường không thể tiêu hóa được. Do đó, nếu như các mẹ chế biến đồ ăn cho bé nên loại bỏ hạt cà chua.

Không tốt khi ăn cà chua khi đói

Nếu bụng bạn đang đói thì không nên ăn cà chua. Vì chất pectin trong cà chua có thể phản ứng với axit dẫn tới tình trạng nôn mửa hoặc các biểu hiện đau bụng từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Ăn nhiều cà chua bị vàng da

Việc nếu như bạn ăn nhiều các loại rau củ quả có màu vàng hoặc đủ như cà chua sẽ có thể gây dư thừa lượng beta caroten. Chính điều này khiến cơ thể có thể gây phản ứng vàng da. Những trường hợp này thường là lành tính có thể khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần.

Cà chua kỵ với một vài thực phẩm khi kết hợp chung

Dưới đây là một số thực phẩm không nên dùng chung với cà chua, như sau:

  1. Dưa chuột: Trong bài viết Ăn dưa leo với cà chua có tốt không? đã đăng tải trước đây Hoàn Mỹ đã có nhận định không nên ăn cùng cà chua với dưa chuột. Vì dưa chuột có chứa enzyme catabolic có thể phá hủy vitamin C trong cà chua dẫn tới giảm dinh dưỡng trong món ăn.
  2. Khoai tây: Vì cà chua kỵ với món ăn nhiều tinh bột. Trong khi đó khoai tây nhiều tinh bột nên có thể kích thích tiết axit dạ dày không tốt cho sức khỏe cần phải tránh.
  3. Khoai lang: Cũng như khoai tây, vì khoai lang nhiều tinh bột nên bạn không nên chế biến và ăn cùng với cà chua.
  4. Gan lợn: là nhóm thực phẩm giàu sắt có thể oxy hóa lượng canxi trong cà chua dẫn tới hình thành một số chất không tốt cho sức khỏe.
  5. Cà rốt: Mặc dù cà rốt và cà chua bổ dưỡng nhưng không nên dung nạp cùng lúc. Bởi nó có thể phá vỡ hàm lượng vitamin C trong cà chua dẫn tới giảm giá trị dinh dưỡng trong món ăn.
  6. : Nhiều gia đình có thói quen nấu cá sốt cà chua nhưng sự kết hợp này được khuyến cáo không nên. Vì nó có thể dẫn tới đau bụng, buồn nôn, khó tiêu…
  7. Rượu: Bạn có biết cà chua chứa nhiều acid Tannic có thể dẫn tới khó tiêu hoặc gây tắc nghẽn đường ruột khi uống rượu bia.
  8. Đường trắng: Một số nghiên cứu cho biết nếu ăn nhiều cà chua chế biến với đường trắng có thể dẫn tới viêm loét đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
  9. Cua: Là loại hải sản thiết yếu chứa dinh dưỡng, axit amin khá cao. Nếu ăn cùng cà chua nhiều vitamin C có thể gây phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.

LƯU Ý ĂN CÀ CHUA ĐÚNG CÁCH

Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần ăn cà chua đúng cách, dưới đây là một số lưu ý cụ thể:

  1. Rửa sạch trước khi ăn: Để ăn cà chua tốt cho sức khỏe, trước khi ăn bạn cần phải rửa sạch nhiều lần với nước, có thể sử dụng nước muối pha loãng ngâm cà chua trước khi chế biến.
  2. Nên ăn cà chua tươi: Bởi những quả cà chua tươi sẽ giữ nguyên vẹn được các loại vitamin và dưỡng chất quan trọng, hàm lượng oxy hóa cao. Do đó để mang đến những lợi ích tốt nhất bạn nên sử dụng cà chua tươi khi vừa thu hoạch.
  3. Chế biến món ăn từ cà chua đúng cách: Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên chế biến cà chua với nhiều dầu mỡ hoặc đường. Theo đó, cà chua phù hợp với cách chế biến như salad, nước ép, sốt cà chua….
  4. Không nên ăn quá nhiều cà chua: Mặc dù được cho là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn không nên ăn quá nhiều, đặc biệt với những trường hợp dùng thuốc kháng sinh. Bởi nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, nguy cơ viêm dạ dày….
  5. Cẩn trọng nếu như sử dụng cà chua xanh: Nguyên nhân bởi trong các loại cà chua xanh sẽ chứa hàm lượng solanine- chất này có thể gây nên tình trạng ngộ độc nếu như dung nạp quá nhiều.
  6. Không ăn cà chua khi đói: Trong cà chua có chứa hàm lượng lớn pectin, phenolic và một số thành phần khác có thể gây ra phản ứng với dạ dày và hệ tiêu hóa khi đói. Do đó, bạn không nên ăn cà chua khi đói.
  7. Không ăn hạt cà chua: Bạn chú ý khi ăn cà chua không hạt cà chua. Nguyên nhân bởi hạt cà chua có thể gây ra một vài ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, thậm chí ở mức độ nặng có thể gây ra viêm ruột thừa.
  8. Theo lời khuyên từ chuyên gia, bạn có thể ăn cà chua vào ban đêm mà không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.

MỘT SỐ MÓN NGON VỚI CÀ CHUA

Dưới đây là một số món ăn ngon với cà chua bạn có thể tham khảo như sau:

  • Thịt viên cà chua

Đây là món ăn có thể cung cấp hàm lượng lớn chất béo, khoáng chất, protein, vitamin cần thiết…cho cơ thể. Với hương vị chua, mặn ngọt dễ ăn, món ăn này trở thành thực đơn chính của nhiều gia đình:

Để làm được món ăn này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm:300g thịt viên, 2 quả cà chua, hành lá, muối, hạt nêm, dầu ăn…

Cách chế biến: khá đơn giản, với thịt xay bạn cần ướp gia vị muối, hạt nêm, mắm vừa đủ trộn đều. Sau đó bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn nóng, viên thịt thành miếng vừa ăn và rán chín đều hai mặt. Sau đó, cà chua rửa sạch cắt múi cao, bỏ hạt, thêm hành xào chín cà chua, cuối cùng thêm thịt viên đã chiên sốt cà chua chín là có thể thường thức.

  • Món canh trứng cà chua

Món ăn này được đánh giá chế biến nhanh chóng, dễ ăn phù hợp với ngày hè. Để chuẩn bị chế biến món ăn này, bạn cần 1 quả trứng gà, 2 quả cà chua, chút hành lá và các loại gia vị mắm, muối, hạt nêm.

Cách chế biến: chuẩn bị hành củ băm nhỏ, phi thơm hành, thêm chút dầu. Sau đó cho cà chua đã rửa sạch cắt múi cau vào nồi xào chín cà chua, thêm muối, mắm, hạt nêm vừa ăn đun sôi. Tiếp theo cho vào nồi khoảng 1 lít nước nấu sôi. Cuối cùng đập 1 quả trứng gà vào nồi cà chua khuấy đều, thêm hành lá băm nhỏ, hoàn thành món ăn.

  • Món cá sốt cà chua

Cá sốt cà chua khá thông dụng, bạn có thể lựa chọn các loại cá khác nhau dùng sốt cà chua như: cá chép, cá rô phi, cá thu,….

Cách chế biến: cá mua về bạn cần làm sạch và rán vàng đều hai mặt cá. Sau đó dùng 2 quả cà chua rửa sạch cắt múi cau, thêm hành phi thơm rồi cho cà chua xào chín. Cuối cùng thêm cá đã rán chín vào sốt, nêm nếm các loại gia vị mắm,  muối, hạt nêm vừa ăn rồi tắt bếp.

  • Món trứng xào cà chua

Món ăn này được chế biến khá đơn giản chỉ với thành phần nguyên liệu gồm 1 quả cà chua, 3 quả trứng gà.

Cách thực hiện: đập trứng ra bát, thêm hạt nêm, muối khuấy đều. Cà chua băm nhỏ, hành thái nhỏ. Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn và cho hành phi thơm. Tiếp theo cho cà chua xào chín, đổ trứng vào xào đều chính khoảng 2 phút là có thể hoàn thành món ăn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều món ăn khác từ cà chua như: salad cà chua, mì ý sốt cà chua…..

CÁCH CHỌN MUA CÀ CHUA TƯƠI NGON

Cà chua là một loại thực phẩm rất quen thuộc ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Mặc dù là một loại trái cây nhưng cà chua thường được mọi người sử dụng và chế biến như một loại rau.

Để lựa chọn được những quả cà chua tươi ngon, chín mềm, các bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

  1.  Nên chọn những quả cà chua trông tròn trịa, vò căng bóng và không bị dập bởi đây thường là những quả mọng nước, rất ngon.
  2. Những quả cà chua chín tự nhiên thường sẽ có màu đỏ vàng, phần cuống còn xanh và dính chắc vào thân quả.
  3. Khi ngửi thử, nếu cà chua có hương thơm thoang thoảng đặc trưng thì đây là cà chua chín tự nhiên. Còn nếu không thấy có mùi gì cả thì rất có thể đây là cà chua bị ép chín.
  4. Khi dùng tay ấn nhẹ lên quả cà chua, nếu thấy mềm, độ đàn hồi tốt thì đây là những quả cà chua chín tự nhiên. Trái lại, khi sờ và ấn nhẹ vào quả cà chua mà có cảm giác cứng thì đó là những quả cà chua đã được tẩm hóa chất, các bạn không nên mua.

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN CÀ CHUA ĐÚNG CÁCH

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN CÀ CHUA ĐÚNG CÁCH

Để bảo quản cà chua được lâu hơn, các bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Bảo quản cà chua trong tủ lạnh

Cà chua có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C. Mỗi loại cà chua sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Cụ thể như:

Đối với cà chua xanh, các bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ quá thấp bởi điều này sẽ làm cà chua bị khô và mất nước, dễ bị vỡ khi nấu ăn. Ngoài ra, hương vị và giá trị dinh dưỡng của cà chua cũng bị suy giảm.

Đối với cà chua có màu hồng nhạt, các bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5 độ C trong khoảng 4 ngày. Sau đó, các bạn tăng nhiệt độ lên 13 – 15 độ C trong vòng 1 – 4 ngày để cho cà chua chín đỏ rồi mới sử dụng.

Đối với cà chua chín đỏ thì các bạn nên dùng giấy bọc lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh và điều chỉnh ở mức nhiệt độ 2 – 5 độ C,  độ ẩm từ 85 – 90% để giữ cà chua được lâu hơn, không bị héo hoặc nhanh nheo. Cách làm này sẽ giúp cà chua giữ được độ tươi ngon trong khoảng 1 – 2 ngày.

  •  Làm sốt cà chua

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cà chua chín: 2 kg

Muối: 4 muỗng canh

Tỏi băm nhuyễn

Ớt: 1 – 2 quả

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế cà chua

Cà chua đem rửa sạch, cắt vào phần đuôi cà hình chữ thập. Sau đó, cho vào nồi nước sôi khoảng 20, rối vớt ra và bóc sạch vỏ.

Bước 2: Xay nhuyễn cà chua

Các bạn cho cà chua vào máy xay nhuyễn cùng với 4 muỗng canh muối, tỏi, ớt, rồi tiến hành xay nhuyễn. Tiếp theo, cho hỗn hợp cà chua đã xay qua rây lọc để lọc hết phần xác.

Bước 3: Nấu sốt cà chua

Bắc nồi lên bếp, bật lửa nhỏ. Sau đó, cho cà chua vào nồi và nấu trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi sốt cà chua bắt đầu sôi lên.

Trong quá trình nấu, các bạn cần lưu ý vớt sạch bọt và khuấy đều để sốt cà chua không bị cháy khét. Khi cà chua chín, các bạn tắt bếp và để nguội. Các bạn có thể cho sốt cà chua vào trong hũ thủy tinh đậy kín nắp và để vào tủ lạnh dùng dần.

  • Làm cà chua muối

Cà chua mua về các bạn đem rửa sạch và để ráo. Sau đó, xếp lần lượt vào trong hũ thủy tính. Cứ một lớp cà chua như vậy, các bạn lại cho một lớp muối lên trên sao cho phủ đều khắp mặt cà chua. Làm như vậy cho đến khi hết lượng cà chua cần bảo quản.

Cuối cùng, các bạn đậy kín nắp hũ lại và bảo quản ở nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể bảo quản cà chua và sử dụng dần trong vòng 1 tháng.

  • Vùi cà chua vào trong tro

Cách bảo quản cà chua này được thực hiện bởi những người nông dân tại miền Đông Burundi. Các bạn hãy cho cà chua vào trong hộp giấy, sau đó đổ tro vào sao cho ngập khắp mặt cà chua. Tiếp theo, đậy hộp lại và để ở nơi thoáng mát. Với cách làm này, các bạn có thể bảo quản cà chua trong vòng 5 – 6 tháng.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn có thể biết được những tác hại, tác dụng của cà chua đối với sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, cà chua thực sự là một loại thực phẩm “vàng” cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!