Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
689 lượt xem

Những tác dụng và tác hại của mít

Mít là loại quả có vị ngọt thanh được nhiều người yêu thích không chỉ bởi mùi vị thơm ngon khi thưởng thức mà nó còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Cùng các chuyên gia Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu những tác dụng và tác hại của mít qua nội dung bài viết sau đây.

Giá trị dinh dưỡng của mít

Giá trị dinh dưỡng của mít

Mít là một loại trái cây nhiệt đới được trồng nhiều ở Ấn Độ, Bangladesh và các nước Đông Nam Á như Việt Nam.

Có 2 loại mít chính là loại mềm ngoãm, nhiều xơ được gọi là mít tố nữ và loại giòn, bề mặt khô, cứng hơn gọi là mít thái, mít nghệ,… Ngoài những múi mít để ăn như một loại trái cây thì các bộ phận khác của mít còn có nhiều ứng dụng khác nhau. Hạt mít có thể luộc hoặc rang để ăn hoặc làm thành bột hạt mít bằng cách sấy khô rồi nghiền nhỏ. Mít còn được chế biến thành món ăn vặt như mít sấy, mứt, thạch, nước trái cây,…

Trong 100g mít có chứa khoảng:

– Calo: 94 Kcal

– Chất béo: 0.64g

– Chất bột đường: 24g

– Carbohydrate: 23.5g

– Chất xơ: 4g

– Protein: 1.72g

– Canxi: 34mg

– Sắt: 0.6mg

– Photpho: 21mg

– Magie: 37mg

– Kali: 303mg

– Natri: 3mg

– Đồng: 0.2mg

– Vitamin A: 110 IU

– Vitamin C: 13.7mg

– Vitamin E: 0.34mg

– Vitamin B6: 0.105mg

– Niacin B3: 0.92mg

– Riboflavin B2: 0.05mg

– Folate: 24mcg

– Kẽm: 0.42mg

– Manga: 0.2mg

– Selen: 0.6mcg

Có thể thấy, đây là loại quả chứa nhiều vitamin cùng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mít không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi nào mà còn có khả năng tăng cường sức đề kháng, bổ sung năng lượng tức thì, nhưng lại chứa hàm lượng chất béo thấp, tốt cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của mít chứa lượng vitamin C cao, đây là chất chống oxy hóa quan trọng có khả năng trung hòa các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong mít chứa niacin hay còn gọi là vitamin B3 cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và tổng hợp một số hormone.

Lượng niacin được khuyến nghị hằng ngày là 16mg đối với nam và 14mg đối với nữ, trong khi đó trong 100g mít đã cung cấp tới 4mg niacin cho cơ thể.

Ngoài ra, mít còn chứa các phytonutrients như lignans, saponin, isoflavones. Các phytonutrients là hợp chất tự nhiên do thực vật tạo ra có hoạt tính sinh học đóng vai trò là hệ thống miễn dịch của thực vật, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Những tác dụng của mít

Những tác dụng của mít

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, mít mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cụ thể:

+ Tăng cường khả năng chống viêm

Các chuyên gia cho biết, để cơ thể tránh được viêm nhiễm thì nam giới cần bổ sung 90mg vitamin C mỗi ngày, nữ giới cần 75mg vitamin C. Theo đó, trong 100g mít cho chứa 22.6g vitamin C tương đương với 20% nhu cầu của cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, việc ăn mít giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm hiệu quả.

+ Ngăn ngừa ung thư

trong mít chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones, saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa cao. Chúng có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các căn bệnh liên quan đến thoái hóa.

+ Tốt cho hệ tiêu hóa

Đây là loại quả chứa các chất có thuộc tính chống viêm loét và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, mít cũng chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiểu dễ dàng hơn.

Chất xơ có trong mỹ cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già, đại tràng.

+ Hỗ trợ làm đẹp da

Mít chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin dồi dào nên quả mít có khả năng cải thiện sức khỏe làn da và làm chậm quá trình lão hóa. Cụ thể, vitamin C là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen, giúp làn da căng bóng, mịn màng hơn.

Các hợp chất như lignans, isoflavones và saponin có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở tế bào da.

+ Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nhờ hàm lượng kali và chất xơ cao, mít có tác động tích cực với sức khỏe tim mạch. Theo các chuyên gia, kali có khả năng làm giảm áp lực mà muỗi gây ra lên động mạch, nguyên nhân chính gây cao huyết áp, còn chất xơ trong mít sẽ làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch.

+ Ăn mít giúp giảm cân

Là loại trái cây có chứa hàm lượng chất xơ và calo ở mức cao so với các loại quả khác, việc kết hợp mít vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hạn chế việc ăn vặt không cần thiết.

Không những vậy, nếu sử dụng một chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật thì lượng calo mà quả mít mang lại cũng giúp người sử dụng cắt giảm tối đa protein từ các loại thịt. Cụ thể hơn, 150g mít mang lại 157 calo so với 375 calo từ thịt lợn, trong khi đó lượng chất xơ được bổ sung nhiều hơn và lượng chất béo bão hòa hấp thụ cũng giảm đi.

Về cơ bản, kết hợp mít trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giảm lượng thịt tiêu thụ từ đó giúp việc giảm cân trở nên hiệu quả hơn, nhưng cũng không nên quá lạm dụng mà chỉ sử dụng mít, hãy kết hợp cùng các loại hạt và trái cây khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.

+ Tốt cho mắt

Ngoài vitamin C thì mít còn chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có tác dụng lớn trong việc duy trì sức khỏe của mắt và làn da. Ăn mít giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng, bệnh quáng gà.

+ Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Đây còn được coi như một loại quả giàu năng lượng nhờ có các loại đường như fructose và sucrose. Những loại đường này giúp cơ thể bổ sung kịp thời năng lượng. Đặc biệt, mít không chứa chất béo bão hòa và cholesterol nên không lo tăng cân hay dư thừa năng lượng.

+ Tốt cho sức khỏe xương khớp

Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến bộ phận này.

+ Ngăn ngừa thiếu máu

Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng, mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.

Những tác hại của mít cần lưu ý

Những tác hại của mít cần lưu ý

Mặc dù mít là loại quả mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn mít không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường như làm đông máu ở những người mắc các rối loạn đông máu, ảnh hưởng mức độ đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Việc ăn quá nhiều mít cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao trong mít sẽ tác động đến đường ruột.

Nếu ăn mít trong lúc đói sẽ làm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, không tốt cho sức khỏe. Chỉ nên ăn mít sau bữa chính từ 1-2 tiếng để tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy mít mang lại nhiều lợi ích nhưng một số trường không nên ăn mít để tránh những tác hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  1. Người bệnh gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều vitamin và dưỡng chất nhưng cũng chứa hàm lượng đường có thể gây nóng trong người, không tốt cho gan, thận.
  2. Bệnh nhân suy thận: Đây cũng là đối tượng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều kali, trong đó có mít. Do khi cơ thể hấp thụ quá nhiều calo sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, tăng kali trong máu nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong do tim ngừng đập.
  3. Người có sức khỏe suy yếu: Với những người bị suy nhược, sức khỏe không đảm bảo thì khi ăn nhiều mít sẽ rất dễ bị đầy bụng, khó chịu

Những sai lầm khi ăn mít

Nhiều là tín đồ của mít, yêu thích mùi vị thơm ngon và những tác dụng loại quả này mang lại. Tuy nhiên, cần chú ý những sai lầm khi ăn mít được các chuyên gia chia sẻ dưới đây để tránh mắc phải.

+ Ăn mít khi đang đói

Hàm lượng đường trong mít rất cao, nếu ăn lúc đói có thể gây tình trạng tăng đường huyết đột ngột khiến khoa mắt, chóng mặt. Đồng thời gây ảnh hưởng nặng nề cho dạ dày dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, có nguy cơ gây bệnh dạ dày. (1)

+ Phụ nữ mang thai

Một số người khi mang thai thường có cảm giác thèm đồ ngọt, đặc biệt là mít. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nếu bà bầu ăn quá nhiều mít sẽ gây nóng trong, đầy bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Nếu mẹ bầu muốn ăn mít thì chỉ nên ăn khoảng 3-4 múi và không nên ăn thường xuyên để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Bên cạnh đó, nam giới nếu muốn sinh con thì không nên ăn nhiều mít vì nó sẽ làm giảm ham muốn của phái mạnh.

+ Ăn nhiều mít

Mít là loại quả thơm ngon ngọt lịm nên ai cũng thích ăn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì chúng có thể gây ra những tác hại không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều mít gây nóng trong người, đầu bụng, dễ mọc mụn nhọt, lở loét gây khó chịu.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn khoảng 80-100g mít, tương đương vớ 4-5 múi mít để đảm bảo sức khỏe và không gây nóng gan thận.

+ Ăn mít trước khi đi ngủ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn mít sau khoảng 1-2 tiếng sau khi ăn bữa chính và không nên ăn vào buổi tối. Việc ăn mít vào buổi tối do mít chứa hàm lượng đường cao sẽ khiến cơ thể đầy bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Ngoài ra, buổi tối là khoảng thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi nên nếu ăn mít sẽ khiến việc tiêu hóa gặp khó khăn, có thể khiến cơ thể mệt mỏi, không tỉnh táo vào sáng hôm sau.

Ăn bao nhiêu mít là hợp lý

Ăn bao nhiêu mít là hợp lý?

Để tránh gặp những tác hại của mít, các chuyên gia khuyên chỉ nên ăn mít sau bữa chính từ 1-2 tiếng để tránh khiến lượng đường trong máu của cơ thể bị tăng cao đột ngột.

Đối với những người mắc các bệnh mãn tính chỉ nên ăn tối đa 3-4 múi mít/ ngày, không quá 80g mít. Nên ăn cùng các loại quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, những người đang bị nóng trong người hay nổi mụn nhọt thì chỉ nên ăn mít với lượng vừa phải, chi ăn cần bổ sung thêm nước và rau xanh.

Ăn mít không gây nóng trong người nếu ăn vừa phải nhưng đối với người đang bị rôm sảy, mụn nhọt, chắp lẹo mắt thì không nên ăn quá nhiều mít vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển – nguyên nhân gây tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Không ăn mít khi bụng đói vì rất dễ bị đầy bụng, nếu người cơ địa bị nóng trong cũng không nên ăn mít.

Cách nhận biết mít chín ép và mít chín cây

Cách nhận biết mít chín ép và mít chín cây

Hiện nay, mít được bán quanh năm chứ không chỉ xuất hiện vào mùa hè như trước đây nữa. Điều này khiến người tiêu dùng băn khoăn không biết đâu là mít chín cây và đâu là mít chín ép.

  1. Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Trong khi đó mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.
  2. Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng của mít. Mít tiêm thuốc thì không có mùi thơm, thậm chí là không có mùi gì.
  3. Đối với mít chín cây, múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít chín ép thì hoàn toàn ngược lại, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.
  4. Quả mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Trong khi đó quả mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.
  5. Mít chín cây có vị ngọt thanh, bùi, giòn nhưng không cứng. Mít ngâm hóa chất có màu vàng óng những múi mít cứng và sượng, cắn vào có vị lợ lợ.
  6. Bên cạnh đó, để chọn được mít chín cây ngon có thể áp dụng các mẹo:
  7. Âm thanh: Khi nhấc quả mít lên thấy nặng tay, vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ thấy phát ra tiếng kêu bình bịch.
  8. Dựa vào hình dáng quả mít: Có thể quan sát và nhận biết mít ngon bằng mắt thường, nên chọn những quả đều, không có chỗ eo hay lõm vì mít dễ sâu nếu lõm, quả cứng hoặc nhiều xơ.
  9. Gai mít: Quả mít ngon thường có gai to, đều, gai mít không dài hoặc nhọn và khoảng cách giữa các gái cách xa nhau. Đây là đặc điểm thường thấy của những quả mít có nhiều múi ngọt.
  10. Độ mềm của vỏ: Khi ấn vào vỏ thấy mềm thì đó là mít chín còn nếu vỏ cứng, gai rắn chắc là mít xanh.

NÊN XEM THÊM:

Bài viết đã cung cấp những thông tin về những tác dụng và tác hại của mít. Ngoài ra, nếu như còn vấn đề nào chưa rõ hãy để lại bình luận ở cuối bài viết này.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!