Cá khoai là món ăn dân dã quen thuộc, khoái khẩu của nhiều người dân đất Việt. Nhiều người cho rằng ăn cá khoai rất bổ lại có tác dụng phòng trị bệnh. Người khác lại cho rằng cá khoai rất tốt cho chuyện giảm cân. Vậy thực hư câu chuyện cá khoai bao nhiêu calo và ăn có béo không là như nào. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!
Cá khoai bao nhiêu calo?
Cá khoai là loại cá rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Quảng Bình, Vũng Tàu, phía Bắc có Thái Bình. Cá khoai có tên khoa học là Harpadon nehereus, đây là dòng cá thuộc họ Synodontidae được tìm thấy vào năm 1822.
Cá khoai là một loài cá nhỏ, mình tròn, xương sụn và rất mềm. Một con cá khoai khi trưởng thành chỉ to bằng khoảng 2 ngón tay của người lớn và dài khoảng 12 – 18cm. Phần đầu của cá khoai tương đối nhỏ, mắt nhỏ nhưng phần miệng lại khá lớn. Thân hình của cá khoai trong, mềm, không có vảy. Phần lưng có vây dài và gần hậu môn có vây dài và mỏng. Đuôi mềm và được chia làm đôi ở thùy giữa. Thức ăn chính của chúng là những loài cá nhỏ nhưng chủ yếu vẫn là các loài ấu trùng, côn trùng và một số động vật giáp xác nhỏ sinh sống trong môi trường nước.
Trong môi trường tự nhiên cá khoai thường sinh sản từ tháng 7 – 8, tầm tháng tháng 10 đến tháng 2 năm sau được coi là mùa của cá khoai bởi lúc này cá khoai rất nhiều và giá thành cũng rất rẻ.
Về giá trị dinh dưỡng, thịt cá khoai có màu trắng đục, đôi khi nhìn tưởng chừng như loại cá này không có da. Tuy là loại cá nhỏ nhưng thịt của chúng rất mềm, chứa nhiều nước, có vị ngọt và béo. Hơn nữa lại rất ít xương nên dễ chế biến, thường được mọi người sử dụng làm nguyên liệu để nấu những món canh bồi bổ sức khỏe.
Theo như nghiên cứu, cá khoai chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin cùng một số những dưỡng chất thiết yếu. Cụ thể, trong 100g cá khoai có chứa:
- Calo: 220
- Chất béo: 10g
- Cholesterol: 18.4mg
- Chất đạm: 15g
- Chất xơ: 4g
Theo Đông y cá khoai có vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận tràng, ích ngũ tạng… Các món ăn từ cá khoai rất tốt cho người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường,…
Theo y học hiện đại, tác dụng chính khi ăn là giải nhiệt, chữa nóng trong người hay giảm mụn nhọt. Hoặc những người có cơ địa da khô, hay nứt nẻ ăn nhiều cá khoai sẽ tạo độ ẩm cho da. Đối với trẻ em cá khoai giúp chống suy dinh dưỡng, chữa ho và viêm phế quản. Người già ăn giúp cải thiện bệnh cao huyết áp và tiểu đường.
Ăn cá khoai có béo không?
Ăn cá khoai có béo không là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm, nhất là với những người đang trong quá trình giảm cân bởi ai cũng biết cá khoai là một loại cá giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng ăn cá khoai không hề gây béo. Cụ thể:
- Viện Dinh dưỡng khuyến cáo, một người trưởng thành trung bình một ngày cần nạp khoảng 2000 calo vào cơ thể để duy trì mọi hoạt động bình thường. Nếu ngày ăn ba bữa thì lượng calo mỗi bữa cần nạp là 667 calo.
- Như đã nói ở trên 100g cá khoai chứa khoảng 220 calo, nếu ăn no một bữa với cá khoai ta cần ăn khoảng 300g tương đương với mức calo nạp vào cơ thể là 660 calo.
So sánh mức calo nạp vào cơ thể một bữa no từ cá khoai với mức calo cơ thể cần nạp trung bình một bữa thì đây vẫn là lượng calo không hề gây béo. Hơn nữa, nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất dinh dưỡng mà cá khoai mang lại không hề gây béo mà ngược lại còn hỗ trợ giảm cân rất tốt. Đặc biệt, hàm lượng chất đạm dồi dào trong cá khoai rất dễ tiêu thụ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Mặt khác, loại đạm trong cá khoai còn có khả năng xây dựng và duy trì khối cơ nạc, thúc đẩy trong đổi chất rất tốt. Cùng với đó, hàm lượng chất béo trong cá rất thấp nên không thể gây tăng cân. Vì thế ăn cá khoai không những không gây béo mà nó còn là sự lựa chọn phù hợp vừa tốt cho cân nặng của bạn vừa giúp bảo vệ sức khỏe vô cùng hiệu quả.
Một số món ăn với cá khoai giúp chữa bệnh
Canh cá khoai nấu rau cải cúc: Kết hợp cá khoai với rau cải cúc, gừng, hành cùng gia vị để nấu canh có công dụng bổ phế, nhuận táo, chỉ khái, chữa phế nhiệt ho khan, viêm,… rất hiệu quả.
Cá khoai nấu rau cần: Cá khoai, cà chua, rau cần ta, thì là, mùi tàu gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết, mát huyết, dưỡng tỳ vị, giúp tăng cân, chữa đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp, ho khan, đại tiểu tiện không thông.
Lẩu cá khoai: cá khoai, xương lợn, giá đậu, dứa, cà chua, ớt, đậu phụ, ớt, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Công dụng: bổ hư, mát huyết, sinh tân… Chữa đái tháo đường, sắc mặt hình thể khô khan, người mệt mỏi, đau đầu chóng mặt.
Canh chua cá khoai
Canh chua cá khoai: cá khoai, dứa, cà chua, dọc mùng, giá đậu, rau ngổ, hành lá, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết, thanh nhiệt, hạ khí… Chữa trị táo bón, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp và các chứng liên quan nóng nhiệt.
Cháo cá khoai: cá khoai, gạo mới, đậu xanh, hành, ngò mùi, tiêu, mắm muối gia vị vừa đủ. Cá khoai tươi làm sạch cắt khúc, khi cháo chín bỏ cá vào, nêm gia vị ăn nóng. Công dụng: bổ hư, dưỡng tỳ vị, sinh tân… Thích hợp người già ăn kém, mệt mỏi, chứng phù do suy dinh dưỡng, trẻ em còi cọc chậm lớn.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh thắc mắc cá khoai bao nhiêu calo và ăn có béo không? Hy vọng rằng sau bài viết bạn có thể xây dựng được cho mình một chế độ ăn hợp lý cùng cá khoai để sớm sở hữu vóc dáng mơ ước. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh mỗi ngày!
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!