Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
934 lượt xem

Cá ruội bao nhiêu calo và ăn có béo không?

Trong các loại cá thì cá ruội (cá cơm) là loại cá cho ra nước mắm với chất liệu tốt nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn thơm ngon đổi bữa như cá ruội rang chua ngọt, cá ruội chiên cay, cá ruội khô chiên giòn, cá ruội khô kho riềng, cá ruội chiên ớt tỏi… Vì đang trong quá trình ăn kiêng giảm cân nên nhiều người thắc mắc không biết cá ruội bao nhiêu calo và ăn có béo không. Để được giải đáp điều này, hãy xem ngay bài viết sau. 

Cá ruội bao nhiêu calo

Cá ruội bao nhiêu calo?

Cá ruội (hay còn gọi là cá duội, cá cơm) là một họ các loài cá sống chủ yếu trong vùng nước măn (một số loài có thể sống ở nước ngọt hoặc nước lợ) bơi thành đàn và ăn các loại sinh vật phù du.

Cá ruội có thân mình trắng, kích thước nhỏ, dài chừng đốt ngón tay, chỉ có vào mùa nước cạn (khoảng tháng 3 âm lịch). Chúng có nhiều loại như cá ruội sọc tiêu, cá ruội than, cá ruội đỏ, cá ruội trắng, cá ruội sọc phấn, phấn chì, cá ruội lép… nhưng ngon nhất là cá ruội than và sọc tiêu.

  1. Cá ruội sọc tiêu: Thân thon dài, hơi dẹp ngang, mõm nhô ra và hơi nhọn. Lườn bụng có từ 5 – 7 vảy gai giữa vây ngực và vây bụng, trong đó có 1 gai nằm giữa hai vây bụng. Thân vảy tròn dễ rụng không có đường bên màu kem nhạt. Một sóc ánh bạc dọc hông.
  2. Cá ruội than: Hình trụ tròn, thịt mềm, thân dài khoảng 6 – 8 cm, có hai sọc đen chạy dài khắp 2 bên lườn. Mắt rất to, không có màng, khoảng cách 2 mắt lớn, khe mang rộng, 2 hàm đểu có răng nhỏ. Thường phân bố ở khu vực miền Trung.
  3. Cá ruội trắng: Thân dài dẹp bên màu trắng, kích thước khoảng 4 – 5 cm, nhỏ nhất trong các loại cá ruội. Bên thân có một sọc dọc màu trắng bạc, vây màu trắng, vây bụng màu xanh. Đầu tương đối to so với thân, mõm ngắn. Mắt to, khe mang rộng, vẩy tròn nhỏ dễ rụng.
  4. Cá ruội đỏ: Đây là loại cá ruội hiếm gặp và chỉ xuất hiện khi có hiện tưởng “nước trồi” ở vùng biển Phan Thiết từ tháng 5 – 9 hàng năm. Khi làm nước mắm cho ít sản lượng nhưng màu đẹp, vị ngọt đậm đà nên giá thành cao hơn nhiều so với những loại cá ruội khác.

Về thành phần dinh dưỡng thì 100g cá ruội chứa khoảng 81 calo với 78,9g nước, 18,5g protein, 0,7g lipid, 1,8g tro, 168 mg canxi, 226 mg photpho, 1mg sắt, 584 mg natri, 133 mg kali cùng nhiều dưỡng chất khác như vitamin B1, B2, PP…

Bạn có thể chế biến cá ruội thành nhiều món thơm ngon bổ dưỡng như cá ruội kho tiêu, cá ruội chiên bột, cá ruội lăn bột chiên giòn, cá ruội rim mặn ngọt, cá ruội khô kho măng, cá ruội chiên giòn, cá ruội chiên giòn sốt tiêu, cá ruội khô kho thơm, cá ruội khô ram mắm, cá ruội kho tộ…

Ăn cá ruội có béo không

Ăn cá ruội có béo không?

Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 2.000 calo từ thực phẩm để duy trì các hoạt động cần thiết trong khi cá ruội chỉ chứa khoảng 81 calo/100g. Đây được xem là lượng calo khá thấp, khó gây béo dù ăn nhiều. Thậm chí nếu cân đối đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn với cá ruội kết hợp chế độ tập luyện khoa học thì bạn còn có thể giảm cân nhanh chóng.

Ngoài lợi ích về vóc dáng thì cá ruội còn mang tới nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

  1. Bảo vệ tim mạch: Tương tự như các loại hải sản khác thì cá ruội chứa nhiều axit béo không bão hòa có lợi cho tim mạch. Ăn cá ruội sẽ làm giảm cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nghiêm trọng.
  2. Thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu: Sắt là yếu tố vi lượng đảm nhiệm vai trò hình thành nên hemoglobin (huyết sắc tố) vận chuyển oxy từ phổi đến mọi cơ quan trong cơ thể đồng thời tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, trong đó có cả ezyme miễn dịch giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như cá ruội để tránh tình trạng chóng mặt, mệ mỏi, yếu cơ bắp…
  3. Cải thiện chức năng gan: Ngoài việc uống viên dầu cá thì bạn có thể ăn cá ruội để cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa các bệnh về gan do bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa, giảm tình trạng viêm nhiễm.
  4. Hỗ trợ tiêu hóa: Thành phần axit amin trong cá ruội có thể giúp dạ dày tăng tiết dịch vị thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh tình trạng khó tiêu hay rối loạn dạ dày.
  5. Tốt cho hệ xương khớp: Cá ruội chứa lượng lớn canxi giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa loãng xương.
  6. Tốt cho tóc và móng: Vitamin B, E, H, A… rất cần thiết cho sự phát triển của tóc và móng. Điều thú vị là tất cả những dưỡng chất này đều có trong cá ruội.
  7. Sửa chữa tế bào: Protein trong cá ruội rất cần thiết cho việc sửa chữa các mô tế bào liên kết và tăng trưởng trong cơ thể.
  8. Cải thiện da: Các axit béo trong cá ruột kết hợp với vitamin E, selen giúp làn da của chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, sáng hơn, ngăn ngừa mụn và nếp nhăn.

NÊN XEM THÊM:

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết cá ruội bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới loài cá này, bạn có thể để lại câu hỏi tại mục liên hệ để được giải đáp chi tiết

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!