Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
950 lượt xem

Có kinh nguyệt có nên đi hiến máu không?

Trong những ngày hành kinh, niêm mạc tử cung bị bong ra sẽ gây chảy máu ra ngoài âm đạo, làm mất một lượng máu nhất định trong cơ thể. Vì vậy, nhiều chị em lo lắng việc hiến máu khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu và gây hại cho sức khỏe. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Có kinh nguyệt có nên đi hiến máu không? Bài viết dưới đây Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giải đáp cụ thể băn khoăn này cho các chị em!

VIỆC HIẾN MÁU CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE HAY KHÔNG?

Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp cho cộng đồng, giúp đỡ những bệnh nhân đang cần đến máu. Khi hiến máu, các bạn chỉ hiến dưới 1/10 lượng máu của cơ thể và điều này sẽ hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Lượng máu cho đi là không quá nhiều. Do đó, sau mỗi lần hiến máu, các chỉ số máu trong cơ thể sẽ có sự thay đổi rất nhỏ, không đáng kể và nó vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.

Để được tham gia hiến máu, các bạn cần có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý nội khoa như bệnh về tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày, không bị nhiễm hay có nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác ( viêm gan B, C, giang mai,…).

Trước khi hiến máu, các bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe để xem có đáp ứng đủ điều kiện để hiến máu hay không. Đây chính là cơ hội để các bạn được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí cũng như phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn nếu có như: cao huyết áp, bệnh tim mạch,… Từ đó, có biện pháp can thiệp kịp thời.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIẾN MÁU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Việc hiến máu nhân đạo không chỉ giúp cứu sống người khác mà còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người hiến. Cụ thể như sau:

  • Giúp kích thích tái tạo các tế bào máu mới

Như chúng ta đã biết, khi cơ thể bị mất đi một lượng máu thì hệ thống tủy xương sẽ có phản ứng tạo ra nguồn máu mới. Chính điều này sẽ giúp máu trong cơ thể được thay đổi, những tế bào hồng cầu mới, khỏe mạnh được sản sinh thay thế cho lượng máu già cỗi đã mất đi.

  • Giúp làm giảm tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, mỗi ngày có khoảng từ 200 – 400 tỷ tế bào hồng cầu bị tiêu hủy trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng sắt trong nhân hồng cầu sẽ lại được tái sử dụng để tổng hợp tạo ra tế bào hồng cầu mới. Như vậy, lượng sắt trong cơ thể sẽ không bị hao hụt, trong khi cơ thể chúng ta lại được bổ sung thêm chất sắt mỗi ngày thông qua nguồn thực phẩm. Từ đó, dẫn đến tình trạng tích tụ chất sắt tại các cơ quan nội tạng như: Tim, phổi, gan, thận,….và gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

Việc hiến máu sẽ giúp làm giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể, hạn chế tình trạng sắt tồn dư tại các cơ quan và gây bệnh.

  • Làm giảm nguy cơ ung thư

Việc hiến máu có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bằng việc hiến máu, hàm lượng chất sắt trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Từ đó, làm giảm tình trạng chất sắt tích tụ tại các cơ quan nội tạng, phòng ngừa các bệnh ung thư gan, phổi, dạ dày, đại tràng và vòm họng.

  • Phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch

Việc hiến máu có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gan do tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể gây ra. Cơ thể chỉ có thể hấp thu một lượng sắt nhất định, nếu lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết thì nó sẽ tích tụ lại trong gan, tim và tuyến tụy. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tổn thương gan, viêm khớp và đái tháo đường.

  • Duy trì cân nặng hợp lý

Trung bình trong mỗi lần hiến máu, cơ thể bạn sẽ tiêu hao khoảng 650 – 700 calo. Cân nặng của bạn có liên quan đến việc hấp thu calo và do đó, việc hiến máu sẽ có thể giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, sau khi hiến máu, cơ thể sẽ sử dụng năng lượng để tái tạo các tế bào máu mới, protein cùng với những thành phần đã bị mất. Từ đó, làm giảm đi vài gram trọng lượng cơ thể.

  • Cải thiện tâm trạng

Việc hiến máu sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy phấn chấn, hạnh phúc và tự hào vì bản thân đã thực hiện một hành động đẹp, cao cả, góp phần cứu sống người khác.

  • Được tích luỹ máu trong ngân hàng máu

Sau khi hiến máu, người hiến sẽ được tích luỹ số máu mình đã hiến trong ngân hàng máu. Trong trường hợp không may xảy ra, người hiến máu trước đó cần được truyền máu, thì chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện thì sẽ được cung cấp máu miễn phí.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN ĐI HIẾN MÁU KHÔNG?

Hiến máu là một việc làm cao đẹp và cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Những người trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi và đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, cân nặng thì đều có thể tham gia hiến máu. Cụ thể như:

  1. Trước tiên, người hiến máu cần phải hoàn toàn tự nguyện khi tham gia hiến máu, mang theo các giấy tờ tùy thân (có thể là bằng lái xe, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân,…), khai báo về thông tin sức khỏe của mình và có ký tên xác nhận,…
  2. Nữ giới có cân nặng từ 42kg trở lên, nam giới đạt từ 45kg trở lên.
  3. Người hiến máu cần phải đảm bảo không mắc các bệnh mạn tính hay cấp tính theo quy định.
  4. Khi hiến máu, người tham gia cần phải có tinh thần tỉnh táo, ổn định.
  5. Các chỉ số huyết áp ổn định, nhịp tim đều.

Giải đáp về băn khoăn: Có kinh nguyệt có nên đi hiến máu không, các chuyên gia cho biết: Hiện nay vẫn chưa có quy định không cho phép phụ nữ đang có kinh nguyệt được tham gia hiến máu. Tuy nhiên, các chị em không nên đi hiến máu trong thời gian này.

Nguyên nhân là do khi đến ngày “đèn đỏ”, cơ thể của các chị em đã bị mất đi một lượng máu nhất định. Nếu thực hiện hiến máu vào lúc này thì các chị em sẽ dễ bị suy nhược, thiếu máu, tụt huyết áp,… Chưa kể đến việc trong ngày hành kinh, các chị em sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu như: Đau bụng dưới, đau thắt lưng, căng tức ngực,… Vì thế, lời khuyên cho các chị em đó là không nên đi hiến máu khi đang trong chu kỳ kinh và tốt nhất nên tham gia hiến máu vào thời điểm 7 ngày trước hoặc sau chu kỳ kinh.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN TRÌ HOÃN VIỆC HIẾN MÁU

Bên cạnh phụ nữ đang trong chu kỳ kinh thì những trường hợp dưới đây cũng cần trì hoãn việc tham gia hiến máu:

Những trường hợp trì hoãn hiến máu trong 12 tháng:

– Vừa mới can thiệp ngoại khoa và cần một khoảng thời gian để phục hồi hoàn toàn.

– Đang mắc một số bệnh truyền nhiễm và cần điều trị khỏi bệnh trước khi tham gia hiến máu.

– Người vừa mới kết thúc đợt tiêm vắc – xin phòng bệnh dại.

– Phụ nữ sau sinh khoảng 12 tháng thì mới nên hiến máu.

Trì hoãn hiến máu trong 6 tháng đối với những trường hợp dưới đây:

– Những người vừa xăm da, bấm lỗ tai, lỗ mũi và một số vị trí khác trên cơ thể.

– Bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch tiết của những người mắc các bệnh lây truyền qua đường máu hoặc có nguy cơ mắc các bệnh này.

– Bị viêm tắc tĩnh mạch, động mạch, bị rắn cắn, nhiễm khuẩn huyết,…

Những trường hợp phải trì hoãn hiến máu trong 4 tuần:

– Những người từng mắc và đã chữa khỏi một số bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu, viêm da, viêm dạ dày, viêm phổi, viêm phế quản, sởi, ho gà, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, rubella, tả,…

– Các trường hợp vừa kết thúc tiêm vắc – xin phòng ngừa một số bệnh như: Ung thư cổ tử cung, thương hàn, thủy đậu, rubella, sởi, quai bị,…

Những trường hợp phải trì hoãn hiến máu trong 7 ngày:

– Những người bị cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, đau nửa đầu,… cần trì hoãn việc hiến máu sau khoảng 7 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

– Trì hoãn 7 ngày sau khi tiêm phòng vắc – xin một số loại bệnh theo quy định.

– Nữ giới nên đi hiến máu sau chu kỳ kinh khoảng 7 ngày.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU KHI HIẾN MÁU

  • Trước khi hiến máu

Trước khi đi hiến máu, các bạn không nên thức quá khuya, nên ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng. Về việc ăn uống, các bạn nên ăn những món ăn thanh đạm, tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chứa nhiều đường. Lưu ý, không được sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá,… trước khi đi hiến máu.

Khi đi hiến máu, các bạn nên giữ một tâm lý thoải mái, bình tĩnh, không nên quá áp lực. Đặc biệt, các bạn nên uống nhiều nước để đảm bảo quá trình hiến máu diễn ra suôn sẻ.

  • Sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu, các bạn nên duỗi thẳng cánh tay, hơi nâng cao trong khoảng 15 phút, hạn chế việc gập cánh tay trong lúc hiến máu. Các bạn chỉ nên ra về khi cảm thấy thật sự thoải mái sau khi nghỉ ngơi tại chỗ 15 phút.

Nếu vẫn còn thấy vết máu chảy từ băng cầm máu, thì các bạn nên nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào bông cầm máu. Sau đó, hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế hỗ trợ.

Sau khi về nhà, các bạn nên chú ý nghỉ hợp lý và ăn uống điều độ để cơ thể hồi phục tốt nhất, đồng thời tránh vận động mạnh, làm những công việc nặng nhọc,… Các loại thực phẩm mà các bạn nên tăng cường bổ sung sau khi đi hiến máu là: Thịt bò, thịt heo, trứng, sữa, ngũ cốc, các loại đậu, rau bina, bông cải xanh,…

NÊN XEM THÊM:

Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng qua bài viết trên đây, các chị em có thể giải đáp được băn khoăn có kinh nguyệt có nên đi hiến máu không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy để lại bình luận

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!