Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
957 lượt xem

Có kinh nguyệt đi bơi được không? tắm biển được không?

Có kinh nguyệt đi bơi được không? Đi tắm biển được không? là nỗi băn khoăn của các chị em phụ nữ mỗi khi đi bơi, đi biển mà luôn lo lắng rằng “bà dì” sẽ ghé thăm. Bài viết dưới đây Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, đồng thời chia sẻ bí kíp đi bơi, đi biển an toàn vào ngày có kinh nguyệt.

CÓ KINH NGUYỆT ĐI BƠI ĐƯỢC KHÔNG? ĐI TẮM BIỂN ĐƯỢC KHÔNG?

Đi bơi hay tắm biển trong ngày “đèn đỏ” có thể khiến chị em cảm thấy không thoải mái, khó chịu và mất tự tin hơn so với bình thường. Chị em còn lo lắng rằng khi đi bơi, đi tắm biển, máu kinh có thể chảy ra và làm ảnh hưởng tới nguồn nước bơi lội và những người xung quanh.

Có kinh nguyệt đi bơi được không? Đi tắm biển được không? Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng trong những ngày có kinh, nếu kinh ra ít thì chị em vẫn có thể đi bơi, đi tắm biển bình thường. Bơi lội, tắm biển trong những ngày này còn có thể giúp chị em thư giãn, giảm cảm giác mệt mỏi và đau bụng kinh.

Một điều lưu ý là bơi ở biển thì có điểm khác so với ở hồ bơi. Tắm biển thường có gió to, sóng lớn khiến cơ thể chị em nhiễm nước dễ bị lạnh. Trong khi đó, vào ngày hành kinh, cơ thể chị em yếu và nhạy cảm hơn bình thường nên khả năng bị cảm lạnh càng cao.

Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt ra nhiều thì bác sĩ khuyên chị em nên hạn chế đi bơi, đi tắm biển bởi những lý do sau đây:

  1. Trong thành phần nước bể bơi, nước biển có chứa nhiều chất tẩy rửa lẫn chất khử trùng có thể gây nấm. Những chất này khi gặp oxy trong không khí sẽ chuyển thành Nitrat và Nitrit. Khi cơ thể tiếp nạp những chất này có thể sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu, tác động xấu tới vùng kín, đặc biệt là khi chị em đang “đến tháng”.
  2. Nước biển cũng không đảm bảo vệ sinh do còn có vô số tạp chất do nước mưa, nước thải nên tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, sinh sôi, nảy nở, gây ảnh hưởng không tốt tới vùng kín.
  3. Vào những ngày có kinh, cổ tử cung của nữ giới sẽ mở rộng hơn so với ngày thường để tống đẩy máu kinh ra ngoài. Đây chính là là cơ hội để hại khuẩn và các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào khoang tử cung. Nếu vùng kín của chị em tiếp xúc càng lâu với nước có vi khuẩn thì chị em càng có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhất là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của chị em trong tương lai.

Do đó, chị em có thể đi bơi, đi tắm biển vào ngày có kinh nhưng tốt nhất là không nên bơi vào những ngày đầu chu kỳ để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.

MÁCH BẠN CÁCH ĐI BƠI, ĐI BIỂN NGÀY CÓ KINH NGUYỆT

Sau khi giải đáp thắc mắc “Có kinh nguyệt đi bơi được không? Đi tắm biển được không?”, chị em cần phải nắm được một số bí kíp đi bơi, đi tắm biển ngày “đèn đỏ” để vừa có thể thoải mái, vừa hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Cụ thể:

  • Lựa chọn loại băng vệ sinh để thoải mái đi bơi, đi tắm biển

Băng vệ sinh dạng miếng thông thường không phải là lựa chọn lý tưởng cho chị em khi chị em đi bơi, đi tắm biển ngày có kinh nguyệt bởi chúng rất dễ tràn và dễ tuột khi chị em chuyển động nhiều.

Bên cạnh đó, kết cấu của băng vệ sinh dạng miếng thông thường là miếng bông thấm hút, do đó khi gặp nước, chúng rất dễ bị ẩm và nhũn ra khiến chị em cảm thấy vướng víu, khó chịu, đồng thời cũng mất đi khả năng thấm hút kinh nguyệt. Do đó, khi đi bơi, đi tắm biển, chị em nên ưu tiên lựa chọn các loại băng vệ sinh đặt bên trong âm đạo như tampon hoặc cốc nguyệt san.

  • Tampon

Tampon là loại băng vệ sinh có dạng hình trụ được đặt vào bên trong âm đạo, với một đầu dây có kéo nằm phía ngoài cơ thể giúp chị em dễ dàng kéo ra mỗi khi thay băng. Tampon được sử dụng một lần, được làm từ chất liệu cotton, rayon hoặc hỗn hợp pha trộn giữa hai nguyên liệu này. Tampon với thiết kế co giãn vừa khít với cơ thể giúp chị em phụ nữ có thể an tâm không sợ tuột hoặc có hiện tượng tràn băng khi đi bơi, đi tắm biển như các loại băng vệ sinh miếng thông thường.

Thông thường, tampon được khuyến cáo sử dụng trong tối đa 8 tiếng, hay nói cách khác, bạn cần thay tampon mỗi 4 – 8 tiếng một lần. Tuy nhiên, nhiều chị em thường sử dụng tampon khi đi bơi, đi tắm biển chia sẻ kinh nghiệm rằng chúng có thể duy trì tối đa trong 4 – 5 tiếng. Tuy nhiên, thực tế ít người đi bơi liên tục trong 4 – 5 tiếng nên chị em có thể thoải mái sử dụng tampon để đi bơi, đi tắm biển mà không lo sợ rò rỉ máu kinh.

Nếu bạn chưa từng sử dụng tampon thì hãy thử dùng chúng trong kỳ kinh trước đó để khi đi bơi, đi tắm biển, bạn có thể biết sử dụng tampon đúng cách nhé.

Bạn có thể tham khảo cách sử dụng tampon dưới đây:

Hướng dẫn đưa tampon vào âm đạo:

+ Bước 1: Trước khi dùng tampon, bạn cần rửa tay với xà phòng thật sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa tình trạng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào môi trường âm đạo, gây ra các bệnh lý viêm nhiễm không tốt cho sức khỏe.

+ Bước 2: Để đưa tampon vào âm đạo một cách dễ dàng nhất, bạn nên ở tư thế ngồi xổm thoải mái nhất và dùng tay đưa Tampon vào bên trong âm đạo. Nếu bạn chưa sử dụng tampon bao giờ thì có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong những lần đầu sử dụng, bạn có thể dùng một chiếc gương cầm tay để vừa nhìn vừa đưa tampon vào bên trong âm đạo một cách chính xác và dễ dàng nhất.

Hướng dẫn gỡ tampon ra khỏi âm đạo

+ Bước 1: Chị em cần rửa tay sạch sẽ để tránh gặp phải các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn từ tay xâm nhập và tấn công vào vùng kín.

+ Bước 2: Chị em hãy ở tư thế ngồi xổm thoải mái nhất và dùng dây để kéo từ từ và nhẹ nhàng tampon ra ngoài âm đạo. Sau đó cho tampon đã sử dụng vào bao bì hoặc để vào trong giấy vệ sinh và vứt vào thùng rác. Chị em lưu ý tuyệt đối không vứt tampon xuống bồn cầu bởi chúng không thể phân hủy sinh học.

+ Bước 3: Rửa tay sạch sẽ, tiến hành vệ sinh vùng kín rồi lau khô vùng kín. Sau đó sử dụng tampon mới nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn tiếp diễn.

  • Cốc nguyệt san

Bên cạnh tampon, cốc nguyệt san cũng là một loại băng vệ sinh đặt âm đạo được khuyến cáo nên sử dụng khi chị em đi bơi, đi tắm biển ngày “đèn đỏ”. Cốc nguyệt san có kết cấu như một chiếc phễu nhỏ, được làm từ silicon hoặc nhựa y tế, được thiết kế đặc biệt để vừa vặn nhất với âm đạo của phụ nữ. Cốc nguyệt san được đặt sâu vào bên trong âm đạo để thu thập thay vì hấp thụ máu kinh, tránh để máu kinh tràn ra bên ngoài.

Chị em nên lựa chọn sử dụng cốc nguyệt san nếu có nhu cầu đi bơi, đi tắm biển ngày có kinh bởi những ưu điểm nổi bật sau:

  1. Có thể tái sử dụng, do đó giúp chị em tiết kiệm chi phí về lâu dài.
  2. Cho chị em cảm giác thoải mái nhất như vô hình, không gây dày cộm hay bí bách, khó chịu nếu lắp cốc nguyệt san đúng cách.
  3. Giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm vùng kín.
  4. Không lo sợ tình trạng tràn, rò rỉ máu kinh khi đang bơi, tắm biển.
  5. Ngăn mùi hiệu quả hơn so với băng vệ sinh miếng.
  6. Thời gian đeo cốc nguyệt san tối đa lên đến 12 tiếng thay vì 4 tiếng như băng vệ sinh miếng thông thường hay 8 tiếng như tampon.

Tuy nhiên, để sử dụng cốc nguyệt san, bạn phải chọn mua các sản phẩm uy tín, chất lượng và vừa vặn nhất với âm đạo của mình để đảm bảo an toàn cũng như đem lại sự thoải mái nhất. Bên cạnh đó, chị em cần biết cách vệ sinh cốc nguyệt san thật sạch sẽ sau khi sử dụng để tránh trường hợp vi khuẩn tích tụ lại gây viêm nhiễm.

Để sử dụng cốc nguyệt san đúng cách, chị em cần thực hiện 3 bước như sau:

  1. Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi sử dụng cốc nguyệt san.
  2. Bước 2: Gập cốc theo cách mà chị em cảm thấy thoải mái nhất. Nếu với sử dụng, chị em nên ấn phẳng chiếc cốc, kẹp vào giữa rồi gấp cốc tạo thành hình chữ C.
  3. Bước 3: Đưa cốc nguyệt san vào bên trong âm đạo và thả tay ra, cốc sẽ tự mở ra. Khi chị em đặt cốc đúng vị trí thì sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái, còn nếu thấy chưa ổn thì tiến hành làm lại.

Để tháo cốc nguyệt san, chị em nên ở tư thế ngồi xổm và dang rộng 2 chân. Sau đó, tìm đế cốc trong âm đạo để rút cốc ra ngoài một cách nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh tình trạng máu kinh rớt ra ngoài và dính vào quần áo.

Sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần vệ sinh cốc nguyệt san bằng cách thả cốc vào nước đun sôi khoảng 5 phút để diệt khuẩn. Sau khi rửa xong thì lau khô và bảo quản trong hộp đựng cho đến chu kỳ tiếp theo.

  • Bên cạnh việc lựa chọn băng vệ sinh phù hợp để đi bơi, đi tắm biển, chị em nên:

+ Lựa chọn trang phục phù hợp như: quần short dáng rộng, mặc đồ bơi vải dày và tối màu thay vì những bộ bikini nóng bỏng, dùng đồ bơi chuyên dụng chống ướt,…

+ Không nên đi bơi, tắm biển quá lâu mà chỉ nên tắm tối đa 30 phút. Bên cạnh đó, chị em nên tắm biển khi trời còn nắng, không tắm khi trời đã tắt nắng và nhiều gió để tránh bị cảm lạnh.

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia, chất kích thích, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ để giảm tình trạng đau bụng kinh.

+ Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, thư giãn để có kỳ kinh nguyệt suôn sẻ, khỏe mạnh.

Bạn có thể xem thêm:

+ Có kinh nguyệt có nên đi hiến máu không?

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp chị em giải đáp thắc mắc “Có kinh nguyệt đi bơi được không? Đi tắm biển được không?”. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *