Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
242 lượt xem

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không như thế nào? Tác dụng gì?

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không giúp giảm tiết dịch âm đạo và giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

THÀNH PHẦN CỦA LÁ TRẦU KHÔNG

Lá trầu không là loại cây thân gỗ sống lâu năm thường được dùng làm các bài thuốc chữa nấm, ngứa, sưng tấy do có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khử trùng,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong 100g lá trầu không có chứa:

  1. Năng lượng: 44 kcal.
  2. Nước: 85.6g.
  3. Protein: 3.1g.
  4. Lipid:0.8g.
  5. Muối khoáng: 2.3g.
  6. Chất xơ: 2.3g.
  7. Cacbohidrat:6.1g.
  8. Canxi: 0.5g.
  9. Sắt: 0.007g
  10. Vitamin A: 2.5mg

Ngoài ra, lá trầu còn chứa vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, tinh dầu,…

TÁC DỤNG CỦA LÁ TRẦU KHÔNG

Cây trầu không được trồng ở nhiều nơi trên cả nước để lấy lá. Lá trầu không có vị cay nồng, mùi hơi hắc, tính ấm và thường được sử dụng làm thuốc với những tác dụng:

  1. Điều trị một số bệnh lý về răng miệng: Trong lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa và diệt khuẩn có khả năng trị hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất chống viêm này còn có tính sát khuẩn cao giúp bảo vệ răng miệng, hạn chế sâu răng. Hoạt chất flavonoid có trong lá trầu không giúp bảo vệ răng, hạn chế sâu răng, giảm nhiệt miệng, giảm tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.
  2. Giảm đau: Đây là loại thuốc giảm đau tự nhiên hiệu quả, có tác dụng giảm đau do vết thương bầm tím, các vết trầy, sưng viêm.
  3. Giảm lượng cholesterol xấu trong máu: Trong lá trầu không có chất eugenol có tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.
  4. Điều trị đái tháo đường: Mức oxy hóa cao khi căng thẳng khiến lượng đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường, sử dụng lá trầu không có tác dụng chống lại các oxy hóa này và giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể.
  5. Hỗ trợ giảm đau khớp: Trong lá trầu không có nhiều chất có tính sát khuẩn cao, trong đó có chứa chavicol giúp điều trị tình trạng đau khớp, viêm khớp.
  6. Giảm cân: Lượng chất xơ trong lá trầu khá cao giúp bạn dễ dàng tiêu hóa hơn và cảm giác no lâu hơn, thúc đẩy quá trình giảm mỡ tự nhiên. Có thể đun nước lá trầu uống sau khi ăn để hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  7. Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phụ khoa: Dùng lá trầu không điều trị các bệnh phụ khoa như ngứa, nhiễm nấm rất hiệu quả và được nhiều chị em tin tưởng sử dụng.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC VỆ SINH VÙNG KÍN BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG

Nhờ đặc tính kháng khuẩn tốt nên từ lâu lá trầu không đã được nhiều người sử dụng để vệ sinh vùng kín giúp hỗ trợ điều trị một số vấn đề viêm nhiễm phụ khoa chị em thường gặp. Lá trầu không thông dụng, dễ kiếm, phương pháp sử dụng đơn giản có thể làm tại nhà nên đây là phương pháp vệ sinh được nhiều người lựa chọn, đặc biệt nó mang lại nhiều lợi ích như:

  • Lá trầu không trị ngứa, giảm mùi hôi vùng kín

Thành phần trong lá trầu không có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Nhiều chị em sử dụng lá trầu không xông hơi, lau, rửa vùng kín để trị tình trạng ngứa và giảm mùi hôi khó chịu.

  • Lá trầu không hỗ trợ trị nấm Candida

Lá trầu không có chứa các hoạt chất ức chế các chủng vi khuẩn, nấm, chống lại sự phát triển và gây bệnh của nấm Candida.

Do đó, lá trầu không có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn nhanh chóng, làm lành vết thương, chữa các bệnh do viêm nhiễm hiệu quả, bao gồm cả chữa viêm nấm candida.

  • Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá trầu không rất giàu polyphenol và chaviol. Hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn rất tốt như khả năng chống viêm nhờ chất chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, lá trầu không được xem như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Vì vậy, đối với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, lá trầu không giúp giảm đau hiệu quả, kể cả đau rát và đau bụng khi quan hệ tình dục, đau lưng do quá trình viêm nhiễm.

  • Tác dụng giảm đau

Thành phần chứa vitamin, protein trong lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau tức thì. Có thể dùng lá trầu không để giảm đau khi bị trầy, rách, xước da, sưng viêm do ngã, phẫu thuật. Dùng một vài lá trầu không giã nát hoặc nhai nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm nước tiết ra từ lá trầu đắp lên vết thương để làm dịu các cơn đau bên trong.

CÁCH VỆ SINH VÙNG KÍN BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG

  • Dùng lá trầu không để rửa vùng kín

Có thể đun sôi lá trầu không để xông vùng kín hoặc dùng nước lá trầu không rửa vùng kín.

Chị em dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi để nguội. Sau đó, đổ nước đã đun vào chậu, cho thêm một lượng nước vừa đủ để làm loãng dung dịch. Dùng Nước này rửa vùng kinh bên ngoài ‘cô bé” 2- 3 lần/tuần.

  • Kết hợp lá trầu không với muối biển

Muối biển chứa nhiều chất kháng viêm và kháng khuẩn cao. Vì vậy, muối biển cũng hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm. Có thể kết hợp lá trầu không với muối để vệ sinh.

Lấy khoảng 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát hòa trong 2 lít nước. Sau đó lọc hỗn hợp này rồi lấy nước, cho vào 2 thìa cà phê muối biển. Hòa tan hỗn hợp trên và dùng để vệ sinh bên ngoài vùng kín từ 2- 3 lần/tuần để đạt hiệu quả cao.

  • Lá trầu không kết hợp với chè xanh

Trong chè xanh chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn. Do đó, sự kết hợp giữa hai loại lá này sẽ đem lại hiệu quả cao cho chị em trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm phần phụ.

Lá trầu không sau khi rửa sạch đem vò nhuyễn và đun với khoảng 2 lít nước. Khi nước sôi, để nguội bớt và lọc lấy nước, bỏ bã. Lấy khăn lông sạch, mềm nhúng vào nước đã lọc, vắt nhẹ và kau qua vùng kín khoảng 5 phút.

  • Cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu trồng và húng quế

Lá húng quế có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn gây ngứa âm đạo. Tinh dầu trong lá húng quế còn giúp khử mùi hôi vùng kín nên kết hợp với lá trầu không và lá húng quế trị ngứa vùng kín mang lại hiệu quả cao.

Rửa sạch lá trầu không và rau húng quế. Giã nát hoặc cạo cả hai lá và đun sôi trong nồi nước. Dùng nước nóng này để xông vùng kín trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó dùng nước này để vệ sinh vùng kín sau khi nước nguội.

  • Ngâm vùng kín bằng lá trầu không và phèn chua

Phèn chua là vị thuốc phổ biến trong Đông y. Phèn chua có tính ấm và nhiều công dụng như long đờm, sát trùng, làm loãng máu, chống viêm nhiễm.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện đại cũng ghi nhận khả năng ức chế một số loại vi khuẩn, virus của phèn chua. Đồng thời có tác dụng làm se vết loét và khử mùi hôi hiệu quả. Vì vậy, khi kết hợp phèn chua với lá trầu không sẽ giúp nâng cao hiệu quả, ngăn bệnh viêm nhiễm vùng kín, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm một số triệu chứng khó chịu.

Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi và một ít phèn chua. Lá trầu không rửa sạch, vò nát cho vào đun với khoảng 1 lít nước. Thêm phèn chua vào khuấy đều đun sôi. Dùng hỗn hợp này khi còn ấm để rửa vùng kín.

  • Lá trầu không với gừng tươi

Gừng là loại dược liệu được dùng nhiều trong các loại thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, sự kết hợp giữa gừng tươi và lá trầu không giúp làm sạch “cô bé” cũng như ngăn ngừa viêm cổ tử cung hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gừng tươi chứa shogaol và gingerol. Chất này có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp ức chế nấm men và vi khuẩn có hại ở vùng kín nữ.

Rửa sạch lá trầu không và 1 miếng gừng tươi. Vò nát lá trầu không, gừng băm nhỏ rồi cho vào đun sôi với 2 lít nước trong khoang 5 phút. ĐỢi nguội thì lấy ra và dùng vệ sinh bên ngoài vùng kín.

  • Lá trầu không và tỏi

Lá trầu không với tỏi cũng là một cách kết hợp giúp vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thông thoáng. Tỏi không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vì tỏi chứa nhiều thành phần có giá trị y học cao. Đặc biệt, tỏi rất giàu allicin. Hoạt chất này có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Nhờ đó, kết hợp với lá trầu không sẽ giúp hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng viêm nhiễm bên trong cổ tử cung tốt hơn. Ngăn mùi hôi và nấm ngứa.

Lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho các nguyên liệu vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra bát, pha thêm chút nước lạnh cho ấm rồi ngâm vùng kín từ 5 – 10 phút.

NHỮNG LƯU Ý KHI TRỊ NGỨA VÙNG KÍN BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG

  1. Người dị ứng với lá trầu không tuyệt đối không được sử dụng với mọi hình thức.
  2. Nên chọn lá trầu không tươi, có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trước khi đun sôi để diệt khuẩn.
  3. Không nên quá lạm dụng rửa nhiều lần bằng lá trầu không, tốt nhất chr dùng 2- 3 lần/tuần.
  4. Tuyệt đối không được ngâm vùng kín trong nước lá trầu không vì nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo gây viêm nhiễm.
  5. Để nước nguội rồi mới vệ sinh để tránh gây bỏng rát.
  6. Chỉ vệ sinh bằng lá trầu không trong ngày, không được để qua ngày hôm sau sử dụng.

Ngoài ra, đối với những chị em bị viêm nhiễm, nấm ngứa thì không nên dùng lá trầu không tự điều trị tại nhà mà tốt nhất nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bằng biện pháp phù hợp.

Nên Xem Thêm:

+ Vệ sinh vùng kín bằng nước muối đúng cách

+ Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng do nguyên nhân nào?

+ Vùng kín bị ngứa và ra dịch màu xanh triệu chứng báo hiệu của bệnh lý gì?

Trên đây là toàn bộ nội dung về vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không như thế nào. Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!