Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1651 lượt xem

Sò có bao nhiêu calo và ăn sò có béo không?

Sò được biết đến là một trong những loại hải sản rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà không ít người thắc mắc không biết sò bao nhiêu calo và ăn sò có béo không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Trong sò có chất gì?

Sò là tên gọi chỉ chung cho họ của những loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Đặc trưng của họ sò là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn. Có hơn 200 loại sò trong tự nhiên, trong đó các loại phổ biến như: sò điệp, sò huyết, sò lông, sò lụa, sò dương,….

Vậy trong sò có chất gì? các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Sò là 1 loại hải sản có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Sắt, Selen, Photpho, Protein, Kẽm; Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2; Vitamin B12, I-ốt, Niacin; Canxi, Magiê, Natri, Omega-3,….

Sò có bao nhiêu calo

Sò có bao nhiêu calo?

Như đã nói ở trên thì có rất nhiều loại sò khác nhau và mỗi một loại sò sẽ có chứa hàm lượng calo khác nhau. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g sò huyết có chứa 71 calo, lượng calo trong sò điệp chứa 94 calo, sò lông 51 calo, sò lựa 87 calo và sò dương 65 calo.

Ăn sò có béo không?

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì, tring bình 1 người trưởng thành sẽ cần phải nạp cho cơ thể khoảng 2000 calo/ngày để duy trì các hoạt động. Nếu ngày ăn 3 bữa thì lượng calo mà bạn cần bổ sung cho cơ thể trong mỗi bữa là 667 calo.

Theo phân tích ở trên thì trong 100g sò có chứa từ 65 – 94 calo, tùy vào loại sò mà bạn ăn. Để ăn no 1 bữa sò (không ăn thêm các món khác) sẽ cần khoảng 500g. Lúc này, lượng calo mà các bạn bổ sung cho cơ thể là khoảng từ 325 – 470 calo.

Như vậy, có thể thấy lượng calo được cung cấp từ 1 bữa sò thấp hơn rất nhiều so với lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa. Do đó, có thể kết luận được rằng ăn sò không béo. Người lại, đây còn là một loại thực phẩn rất tốt cho những người giảm câm.

Ăn sò có tác dụng gì?

Từ những phân tích ở trên có thể thấy sò là một loại hải sản rất giàu chất dinh dưỡng. Do đó, việc ăn sò sẽ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

+ Tốt cho tim mạch: Hàm lượng axit béo omega-3 và vitamin B12 và các chất dinh dưỡng có trong sò giúp thức đầy sức khỏe và tăng cường hoạt đọng của cơ tim. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc bổ sung axit béo omega-3 còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

+ Thúc đẩy phát triển trí não: Sò rất giàu các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen,… có thể giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, cải thiện trí nhớ của trẻ và ngăn ngừa “lùn” hoặc chậm phát triển trí tuệ.

+ Tốt cho sự phát triển của xương: Hàm lượng canxi trong sò giúp thúc đẩy sự phát triển xương và răng của trẻ em, đồng thời có thể ngăn trẻ mọc răng ngắn và lung lay do thiếu canxi.

+ Tăng cường khả năng miễn dịch: Sò rất giàu protein, nhiều vitamin và khoáng chất, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là giúp cơ thể kháng lại vi rút cúm.

+ Tốt cho thị lực: Nhờ hàm lượng kẽm dồi dào trong sò nên giúp cho quá trình hấp thụ vitamin A tốt hơn. Từ đó, có thể giúp ngăn ngừa chứng “quáng gà” do thiếu vitamin A và bảo vệ thị lực.

Ngoài ra, ăn sò còn có thể giúp chữa trị các chứng khát nước, ho khan, khó chịu và tim nhiệt do thiếu âm; ăn thường xuyên cũng có thể có hiệu quả đối với bệnh bướu cổ, vàng da, tiểu ít, chướng bụng; viêm phế quản, trẻ em bị bệnh dạ dày,….

Dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ chữa trị nhiều loại bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn sò huyết. Hơn thế nữa, việc chế biến và sử dụng sò huyết không đúng cách cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó khi ăn sò các bạn cần lưu ý:

Không nên ăn quá nhiều sò, vì chúng tích trữ kim loại nặng gây hại

Không ăn so chưa được nấu chín

Nhưng người bị mắc các bệnh ngoài da không nên ăn sò

Không ăn sò cùng bia hoặc rượu vang đỏ

Không ăn hàu với đồ lạnh

Ăn sò có béo không

Ăn sò có nổi mụn không?

Câu trả lời là không. Ngược lại hàm lượng axit béo omega-3 trong sò có khả năng ức chế các phản ứng viêm và ngăn ngừa sự hình thành của mụn trứng cá. Cùng với đó là lượng kẽm trong sò giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế viêm nhiễm da khi bị mụn, chữa lành da, chữa trị rối loạn sắc tố da, chống lão hóa và ngăn ngừa sẹo.

Mặt khác, kẽm còn tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến bã nhờn, kiểm soát bã nhờn, giảm nguy cơ hình thành mụn. Vì vậy, việc ăn sò không những không gây nổ mụn mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị và ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan, giúp khôi phục làn da tươi sáng và mịn màng.

Ăn sò có ho không?

Khi bị ho, bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc uống thì cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống, cần tránh ăn những thực phẩm làm trầm trọng thêm những cơn ho. Vậy ăn sò có ho không? câu trả lời là không. Ngược lại, hàm lượng kẽm dồi dào trong sò còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề sò có bao nhiêu calo và ăn sò có béo không? và những thông tin liên quan. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn sức khỏe!

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận