Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
987 lượt xem

Bánh mì trắng bao nhiêu calo và ăn bánh mì trắng có béo không

Bánh mì trắng là một trong những món ăn dân dã của người Việt. Tùy thuộc vào vùng miền, người dân sẽ kẹp các loại nhân khác nhau như thịt, pate, trứng, giò,… cùng với các loại rau vào bánh mì trắng để ăn sáng hoặc là bữa phụ trong ngày. Trên thực tế, không ít người lo lắng việc ăn bánh mì trắng có thể gây béo. Vậy bánh mì trắng bao nhiêu calo và ăn bánh mì trắng có béo không?

Bánh mì trắng bao nhiêu calo và ăn bánh mì trắng có béo không?

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, bánh mì trắng được làm với thành phần từ bột lúa mì tinh luyện. Bột này được xay ra từ những hạt lúa mì đã được tách bỏ lớp vỏ cám ở bên ngoài.

Giải đáp câu hỏi bánh mì trắng bao nhiêu calo và ăn bánh mì trắng có béo không, trên thực tế, trong 100 gram bánh mì trắng tính trung bình có thể cung cấp khoảng 304 calo.

Về hàm lượng dinh dưỡng, trong bánh mì trắng cung cấp chất bột đường (carbohydrate), chất béo và protein. Bánh mì trắng cũng cung cấp thiamin (hay vitamin B1), folate (vitamin M), sodium (natri) và chỉ số glycemic cao.

Carbohydrate là nguồn cung cấp nhiên liệu cho cơ thể và cũng là chất dinh dưỡng chính có trong bánh mì trắng. Bánh mì trắng thường được chế biến từ loại carbohydrate đơn giản, đã trải qua quá trình chế biến và xử lý. Đặc tính của bánh mì trắng là nhanh, dễ tiêu hóa nhưng giá trị dinh dưỡng lại không cao.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với thực phẩm được làm từ ngũ cốc chế biến như bánh mì trắng thường khiến cho lượng đường trong máu tăng cao một cách đột biến ngay sau khi ăn, điều này góp phần vào sự phát triển của bệnh đái tháo đường loại 2. Một lượng lớn carbohydrate đơn giản trong bánh mì trắng với bánh mì trắng còn dẫn đến tình trạng tăng cân và gây béo.

Carbohydrate chế biến thường thiếu chất xơ khiến cho bạn không cảm thấy no sau khi ăn xong. Vì vậy, bạn sẽ thèm ăn nhiều hơn ngay sau đó, đặc biệt là khi mức lượng đường trong máu giảm.

Trong quá trình làm bánh mì trắng, các nhà sản xuất sẽ chế biến hạt ngũ cốc để loại bỏ đi phần cám và mầm, chỉ chừa lại nội nhũ. Điều này giúp sản phẩm làm bằng bột tinh chế có kết cấu mịn hơn, nhẹ hơn và thời hạn sử dụng được lâu hơn. Tuy nhiên, quá trình chế biến này đã loại bỏ đi hầu hết hoặc tất cả các chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng. Phần nội nhũ còn lại chỉ cung cấp carbohydrate đơn giản, dễ tiêu hóa nhưng ít dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến gây dư thừa cân nặng và thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, trong nhiều loại bánh mì trắng, các nhà sản xuất còn cho thêm vào đường hoặc chất thay thế đường, chẳng hạn như xirô ngô, sucrose, glucose, fructose với tỷ lệ cao. Việc tiêu thụ quá nhiều bột được xử lý và các chất phụ gia có trong bánh mì trắng có thể góp phần làm tăng nguy cơ thừa cân/béo phì.

Do đó, nếu như bạn đang trong quá trình giảm cân, bạn cũng cần phải lưu ý đến thói quen ăn bánh mì trắng của mình. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, thường xuyên ăn bánh mì trắng sẽ khiến bạn dễ bị thừa cân/béo phì hơn việc ăn bánh mì nguyên hạt.

Cụ thể, trong nghiên cứu này, nhóm đối tượng chỉ ăn bánh mì trắng và ăn nhiều hơn 2 phần mỗi ngày có nguy cơ bị thừa cân/béo phì cao hơn tới 40% so với nhóm đối tượng ăn ít hơn 1 phần bánh mì trắng mỗi tuần. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, nếu như bạn ăn nhiều thực phẩm tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và gạo trắng sẽ làm tăng mỡ bụng nhiều hơn.

Lợi ích và tác hại của bánh mì trắng

Lợi ích của bánh mì trắng

  1. Giúp da đẹp hơn: Ăn một lượng nhỏ bánh mì trắng mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe của làn da, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa được công bố mới đây.
  2. Giúp cho xương chắc khỏe hơn: Nghiên cứu cho thấy, 4 lát bánh mì trắng mỗi ngày có thể cung cấp khoảng 164 mg canxi. Lượng canxi này góp phần đáng kể vào việc giúp cho xương trở nên chắc khỏe hơn.
  3. Giúp não hoạt động một cách tốt nhất: Các nhà nghiên cứu cho biết, chất sắt là một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể chúng ta tràn đầy sinh lực và não bộ hoạt động một cách hiệu quả. Bánh mì trắng chứa một lượng sắt đáng kể cùng hàm lượng cao calo giúp bạn gia tăng sự tỉnh táo và khả năng tập trung. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 lát bánh mì trắng có thể cung cấp 0,6 mg sắt.
  4. Ăn bánh mì trắng giúp cải thiện tâm trạng cho bạn: Trên thực tế, cơ thể của chúng ta cần acid folic để giúp cho các dây thần kinh khỏe mạnh và hoạt động tốt chức năng của mình. Acid folic đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ đang mang thai nhờ giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Theo khuyến cáo, những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung khoảng 400 mcg acid folic hàng ngày. 4 lát bánh mì có thể cung cấp 1/4 nhu cầu này.

Tác hại của bánh mì trắng

  1. Có thể gây ra tình trạng mệt mỏi mạn tính: Ăn bánh mì trắng có thể gây mệt mỏi mạn tính bởi việc sử dụng loại thực phẩm này một cách thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ trong cơ thể. Chất xơ là chất rất quan trọng không chỉ với hệ thống tiêu hóa mà còn giúp cho bộ não có thể hoạt động đúng cách. Vì vậy, khi bị thiếu chất xơ, não bộ sẽ không thể hoạt động một cách bình thường, đặc biệt là tạo ra cảm giác mệt mỏi.
  2. Có thể gây gia tăng lượng cholesterol trong máu: Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cholesterol không chỉ sinh ra từ chất béo mà có thể ngay từ việc ăn những chiếc bánh mì trắng. cụ thể, bột làm nên bánh mì trắng có thể làm gia tăng cholesterol xấu LDL có liên quan đến bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu này, những người ăn bánh mì trắng thường xuyên đã tăng 60% lượng cholesterol xấu LDL trong khoảng thời gian 12 tuần.
  3. Bánh mì trắng có thể chứa nhiều gluten gây hại: Thành phần chính của nhiều loại bánh mì trắng có chứa một loại protein được gọi là gluten. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nạp quá nhiều gluten vào cơ thể có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng như đầy hơi, khó tiêu, thậm chí dẫn tới sự tổn thương đường ruột. Đặc biệt, gluten còn có liên quan tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện tương tự như một dạng thuốc phiện.
  4. Làm tăng nhanh mức đường trong máu: Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường nên tránh ăn bánh mì trắng bởi chúng có thể làm gia tăng nhanh mức độ đường trong máu. Nếu không được kiểm soát một cách kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
  5. Ăn bánh mì trắng có thể gây bệnh táo bón: Bánh mì trắng có chứa một lượng tinh bột lớn có tính kết dính và rất ít/không có chất xơ. Khi ăn nhiều loại thực phẩm này có thể gây táo bón cho bạn.
  6. Làm tăng nguy cơ gây ung thư thận: Đây là kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại viện nghiên cứu dược Milan (ở Ý) sau khi khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào thận và 1.534 người khỏe mạnh. Cụ thể, khi các nhà nghiên cứu so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, họ thấy rằng việc tiêu thụ bánh mì trắng thường xuyên đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thận lên tới 53%. Ngược lại, nguy cơ này giảm 26% ở nhóm ăn ăn nhiều thịt nạc và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều các rau quả.
  7. Chứa ít chất dinh dưỡng: Bánh mì trắng được làm từ bột được nhào cùng với bột nở để bánh có độ to nên về bản chất bánh mì không có mấy chất dinh dưỡng trong đó. Bánh mì trắng thường được xem là biện pháp giảm đói tạm thời nhờ cơ thể tiêu hóa rất nhanh. Do đó, nếu ăn bánh mì trắng thường xuyên có thể gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  8. Làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong lúa mì có chứa axit phytic, chất này có thể làm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể như sắt, kẽm, canxi.
  9. Bánh mì trắng có chứa lượng muối cao: Một số loại bánh mì trắng có chứa lượng muối cao, cơ thể hấp thu quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ gây tăng huyết áp.

Lưu ý khi ăn bánh mì trắng

  1. Không nên ăn quá nhiều bánh mì trắng cùng lúc: Ăn quá nhiều bánh mì trắng cùng một lúc có thể khiến cho lượng đường trong máu của cơ thể tăng cao. Đồng thời, nó có thể gây khó khăn cho gan trong quá trình chuyển hóa dẫn đến việc tích tụ chất béo ở gan. Đây có thể là một trong số những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ cho bạn.
  2. Hạn chế ăn bánh mì trắng hàng ngày: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại bánh mì trắng mà chúng ta thường ngày sử dụng (như bánh mì ổ, bánh mì sandwich) thường chứa khoảng 67 calo cho mỗi lát khoảng 25 gr. Người bình thường trưởng thành mỗi ngày sẽ cần nạp từ 1500 – 2500 calo. Để có thể đảm bảo khẩu phần ăn khoa học, các chuyên gia khuyến cáo mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 2 cho đến 3 lát bánh mì và chỉ nên ăn vào buổi sáng hoặc dùng bánh mì trắng trong bữa ăn nhẹ. Không nên ăn bánh mì trắng vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ vì điều này sẽ làm tích tụ năng lượng dư thừa thành mỡ tại các khu vực như eo, bụng, đùi, thậm chí tích trữ cả ở trong gan gây ảnh hưởng tới chức năng của gan.
  3. Bánh mì đen sẽ lành mạnh hơn: Thay vì sử dụng bánh mì trắng, chuyên gia khuyến cáo bạn nên thay thế bằng các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì đen.

Trên đây là giải đáp bánh mì trắng bao nhiêu calo và ăn bánh mì trắng có béo không. Nếu bạn có thắc mắc sức khỏe cần tư vấn bởi các bác sĩ, vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận