Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
2511 lượt xem

Ăn, uống nước cam sau khi ăn trứng hay ăn tôm có sao không?

Cam là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. tuy nhiên, không phải bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với cam. Cùng các chuyên gia giải đáp ăn, uống nước cam sau khi ăn trứng hay ăn tôm có sao không trong nội dung bài viết sau đây.

Thành phần dinh dưỡng của cam

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g cam có chứa:

  1. 87,6g nước
  2. 104 microgram carotene – một loại vitamin chống oxy hóa
  3. 30 mg vitamin C
  4. 10,9g chất tinh bột
  5. 93 mg kali
  6. 26 mg canxi
  7. 9 mg magnesium
  8. 0,3 g chất xơ
  9. 4,5 mg natri
  10. 7 mg Chromium
  11. 20 mg phốt pho
  12. 0,32 mg sắt
  13. 48 kcal

Cam không chứa chất béo hay cholesterol nhưng chứa nhiều vitamin C có khả năng chống viêm nhiễm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Thực tế, hàm lượng vitamin C chiếm 15- 20% tổng số các chất kháng oxy hóa trong loại quả này. Trong khi đó, những hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao gấp 6 lần vitamin C: hesperidin từ flavonoid có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, mảng bao múi cam và một ít trong tép, hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

Công dụng của quả cam

Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

Tăng cường sức đề kháng

Nước cam chứa hàm lượng vitamin C rất cao, có thể giúp kích thích sản xuất bạch cầu. Điều này tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, nước cam chứa một lượng lớn vitamin A, đồng, axit folic và các chất dinh dưỡng khác giúp duy trì hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất.

Ngoài ra, thiamine (vitamin B1) trong nước cam cũng rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể tự bảo vệ trước sự tấn công từ bên ngoài cơ thể.

Giúp cân bằng huyết áp

Một công dụng phổ biến của nước cam là giúp hạ huyết áp. Cam rất giàu kali có thể làm giảm căng thẳng mạch máu, hạn chế tác dụng của natri, giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên.

Ngoài ra, chất kali trong cam có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bảo vệ tim mạch, chống đột quỵ.

Điều hòa mức cholesterol và đường huyết cho cơ thể

Các synephrine alkaloid dưới vỏ cam có tác dụng giảm tần suất sản xuất cholesterol ở gan. Đồng thời, lượng chất xơ dồi dào hòa tan giúp giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim hiệu quả.

Công dụng của chất xơ là giúp giữ cảm giác no lâu hơn, làm chậm quá trình phân hủy các carbohydrate và ngăn ngừa tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, cam là thực phẩm tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường.

Phòng chống ung thư

Trong cam có chứa liminoid giúp cơ thể chống lại các bệnh như ung thư miệng, do, phổi, ngực, dạ dày,… Ngoài ra, thành phần vitamin c cao có trong cam như 1 chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các tế bào của cơ thể.

Trị táo bón

Ăn, uống nước cam vào buổi sáng giúp khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả. Đồng thời, giúp tinh thần tỉnh táo, cung cấp năng lượng và là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và vitamin có trong cam.

Ăn, uống nước cam sau khi ăn trứng có sao không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn hoặc uống nước cam sau khi ăn trứng không những không nên kiêng kỵ mà còn mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trứng luộc giúp tạo cảm giác no lâu, trong 1 quả trứng lớn cung cấp khoảng 6g protein chất lượng cao và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ngoại trừ vitamin C. Trong khi đó, uống nước cam giúp cung cấp một lượng lớn vitamin C cần thiết cho cơ thể. Đây là lý do khi kết hợp ăn, uống nước cam sau khi ăn trứng sẽ tạo nên bữa sáng dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Cũng theo các chuyên gia, nên ăn, uống nước cam sau khi ăn trứng từ 1- 2 giờ đồng hồ để tránh những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn, uống nước cam sau khi ăn tôm có sao không?

Hầu hết mọi người đều biết việc bổ sung nước cam rất cần thiết với cơ thể. Bởi vì nó chứa lượng lớn vitamin C và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước cam một cách tùy tiện sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi kết hợp với hải sản như tôm, cua,… thì rất dễ gặp những biến chứng nguy hiểm.

Theo đó, trong tôm có chứa nhiều hoạt chất như canxi, protein, kẽm,… nếu dùng cùng với lượng vitamin C lớn trong nước cam có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc sử dụng nhiều vitamin C khi ăn tôm hoặc các loại hải sản chứa Asen Pentavenlent sẽ gây kích ứng. Khi hai chất này gặp nhau sẽ chuyển hóa và tạo thành thạch tín. Đây là tác nhân gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không ít người từng gặp vấn đề đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,… khi uống nước cam với hải sản. Ngoài ra, nếu như kết hợp 2 thực phẩm này sẽ khiến các chất như canxi, protein, kẽm trong tôm bị giảm đáng kể.

Cam kỵ với gì? Lưu ý gì khi ăn, uống nước cam?

Ngoài hải sản, cam còn kỵ với một số thực phẩm sau đây mà người dùng cần đặc biệt lưu ý:

  • Cam kỵ với sữa

Nước cam chứa nhiều vitamin C và axit tartaric, trong khi đó, sửa lại chứa nhiều chất đạm. Vì vậy, khi uống nước cam rồi uống sữa thì các chất này sẽ phản ứng và tạo thành kết tủa, gây đau bụng, tiêu chảy…

  • Cam kỵ với củ cải

Khi ăn các món có củ cải sẽ sinh ra chất sulfate và sau khi được chuyển hóa sẽ tạo ra axit oxalic. Trong khi đó, sau khi uống nước cam thì nó sẽ sinh ra axit hydroxy và axit ferulic. Đây là 2 chất có thể làm tăng nguy cơ bị bướu cổ nguy hiểm nếu sử dụng lâu dài.

  • Nước cam kỵ với thuốc kháng sinh

Sau khi uống nước cam, bạn không nên uống thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Nước cam có thể làm giảm và mất tác dụng của các loại thuốc. Nếu người bệnh đang cần dùng kháng sinh mà uống nước cam thì hiệu quả của thuốc giảm đi, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên.

  • Nước cam kỵ với khoai lang

Khoai lang là loại củ giàu vitamin A và tinh bột. Do đó, sau khi ăn vào thì có thể chúng sẽ tiết ra nhiều axit hơn. Như vậy, sau khi ăn khoai lang axit dạ dày sẽ tăng lên và nếu chúng ta uống thêm nước cam thì sẽ làm tăng axit dạ dày.

Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày nếu sử dụng lâu dài.

  • Nước cam kỵ với hải sản và nghêu

Nghêu là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo… Tuy nhiên, vì nó có tính hàn nên nếu ăn nghêu rồi uống nước cam thì sẽ dễ gây tiêu chảy và đờm hàn trong cơ thể.

Các loại hải sản khi kế hợp với cam có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

  • Nước cam kỵ với gan động vật

Gan động vật chứa nhiều khoáng chất như đồng và sắt. Do đó, nếu ăn các món có chứa gan động vật và uống nước cam thì sẽ làm cho lượng lớn vitamin C có trong cam bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước cam.

  • Không nên uống nước cam với đào

Trái đào chua ngọt, thơm hương đặc trưng được nhiều người yêu thích. Không chỉ thế, nó còn giúp giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, khi đã ăn đào hoặc uống nước đào thì không nên uống nước cam vì chúng ta sẽ tạo ra chất có hại cho sức khỏe, gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.

  • Nước cam kỵ với thịt cua

Cam là loại quả ngọt có tính hàn nếu sử dụng nhiều có thể gây tích tụ đờm. Trong khi đó, thịt cua có tính mát, nếu ăn thịt cua uống nước cam sẽ làm tình trạng này nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở những người bị viêm phế quản.

Bên cạnh những kiêng kỵ khi kết hợp nước cam với các thực phẩm thì cần lưu ý một số điều cần tránh khi dùng nước cam:

  1. Không uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày: Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đúng đối tượng.Đối với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì cần tránh xa loại nước này. Bởi trong nước cam chứa axit (axit ascorbic – vitamin C), các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
  2. Không uống nước cam vào buổi tối: Nước cam có tác dụng lợi tiểu. Do đó, uống nhiều loại trái cây này vào buổi tối sẽ gây tiểu đêm nhiều lần và mất ngủ. Đồng thời, vitamin C có trong cam cũng làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
  3. Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết là 80 mg tương đương với 1 trái cam có đường kính 4,5 cm/ ngày. Và con số này sẽ tăng lên 120 mg khi chị em cho con bú.
  4. Đối với trẻ nhỏ, các mẹ nên lưu ý chỉ nên cho trẻ ăn hoặc uống nửa trái cam mỗi ngày. Lý do là trẻ em ăn quá nhiều cam trong ngày có thể gây dị ứng.
  5. Không uống nước cam ngay trước hoặc sau khi uống sữa: Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa.
  6. Không uống cùng thuốc kháng sinh: axit có trong cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học có trong thuốc khiến tác dụng diệt khuẩn của thuốc bị giảm.
  7. Không nên uống trước hoặc sau khi ăn: hàm lượng đường trong nước cam cao do đó uống sau khi ăn sẽ khiến đường lên men gây chướng bụng, khó chịu.

Ngoài ra, đối với những người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị, cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng cam để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình hồi phục cơ thể.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp ăn, uống nước cam sau khi ăn trứng hay ăn tôm có sao không. Nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!