Cua biển bao nhiêu calo và ăn có béo không?

0
206
Cua biển bao nhiêu calo và ăn có béo không

Chắc hẳn ai cũng phải thưởng thức cua biển ít nhất một lần trong mỗi chuyến đi biển. Sở dĩ là vì cua biển to hơn hẳn cua đồng, thịt chắc ngọt tạo cảm giác thơm ngon khó cưỡng khi ăn. Tuy nhiên thành phần dinh dưỡng của cua biển ra sao, cua biển bao nhiêu calo và ăn có béo không thì không phải ai cũng biết. Để được giải đáp những thắc mắc này, bạn hãy xem ngay bài viết sau.

Cua biển bao nhiêu calo?

Cua biển là loại cua sống tại biển hoặc các vùng, vịnh ven biển có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ kitin dầy màu xanh lục hoặc vàng sẫm, chia ra thành 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng.

  • Phần đầu ngực: Phần này có sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới mai. Mai to, phía trước nhiều răng. Trước mai là 2 hốc mắt chứa mắt có cuồng và 2 cặp râu lớn nhỏ
  • Phần bụng: Phần này có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào.

Tuổi thọ trung bình của cua biển là khoảng 2 – 4 năm qua mỗi lần lột xác. Kích thước tối đa khoảng 19 – 28 cm với trọng lượng từ l – 3 kg/con, to hơn rất nhiều so với cua đồng hay cua được nuôi trồng ở môi trường khác trong đất liền.

Về thành phần dinh dưỡng, 100 gram cua biển chứa khoảng 103 calo với 17,5 gram đạm, 7 gram tinh bột, 322 mg kali, 3,8 mg sắt, 73,9 gram nước, 600 mg chất béo, 191 mg phốt pho, 316 mg natri, 36 mcg vitamin A. Ngoài ra, cua biển còn có omega 3, magie, selenium, crom cùng nhiều dưỡng chất khác.

Vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên cua biển rất tốt cho sức khỏe. Điển hình với những lợi ích như sau:

  • Duy trì hoạt động ổn định cho tim mạch, hỗ trợ tái tạo hồng cầu, đẩy nhanh quá trình trao đổi axit amin trong cơ thể.
  • Loại bỏ các chất gây ung thư như thủy ngân, cadmium, arsenic, selen ra khỏi cơ thể.
  • Giảm mức độ glycose trong máu, tốt với những người mắc bệnh tiểu đường.

Ăn cua biển có béo không?

Như đã chia sẻ ở trên thì 100 gram cua biển chứa khoảng 103 calo mà 1 con cua biển nặng khoảng 1 – 3 kg tương ứng với 1.030 – 3.090 calo. Lượng calo này được xem là rất cao, thậm chí chỉ với 1 con cua biển nặng 2 – 3 kg cũng bằng cả lượng calo cần thiết trong 1 ngày.

Do đó, nếu ăn quá nhiều cua biển mà không có chế độ tập luyện hợp lý, bạn rất dễ bị tăng cân. Hơn nữa, do cua biển chứa nhiều đạm (cũng giống như các loại hải sản khác) nên nếu ăn quá nhiều kết hợp thói quen uống rượu bia thì bạn rất dễ bị rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể dẫn tới bệnh gout. Ngoài ra, việc nạp quá nhiều cua biển còn tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp do chứa nhiều natri và cholesterol.

Trứng cua biển có ăn được không?

Trứng cua biển có thể ăn được tuy nhiên bạn cần nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cua biển có nhiều canxi không?

Canxi là nguyên tố quan trọng trong cơ thể với 99% tồn tại trong xương, răng, móng, 1% còn lại tồn tại trong máu, tế bào và ngoại bào. Chính vì vậy, cung cấp đầy đủ canxi mỗi ngày sẽ giúp hệ thống xương, răng và móng của bạn chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sự thoái hóa cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm. Và để bổ sung canxi, bạn có thể ăn cua biển. 100 gram cua biển chứa tới 141 mg canxi, đáp ứng 20% nhu cầu canxi cần thiết trong một ngày với người trưởng thành. Với vị thành niên hoặc người lớn tuổi (trên 50 tuổi) thì có thể đáp ứng được khoảng 14% nhu cầu canxi với 100 gram cua.

Cua biển có kỵ với thực phẩm nào?

Cua biển kỵ với khá nhiều thực phẩm. Do đó, bạn cần chú ý chọn lọc thực phẩm khi chế biến cùng cua để tránh gây hại cho sức khỏe.

  • Cua kỵ khoai tây, khoai lang: Nếu ăn cua kết hợp khoai lang, khoai tây, bạn rất dễ bị kết sỏi trong cơ thể đặc biệt bất lợi với người lớn tuổi.
  • Cua kỵ đồ lạnh: Cua biển có tính hàn cao nên nếu ăn chung với đồ lạnh sẽ khiến tình hàn tăng lên, gây tiêu chảy, cảm, ho, đau dạ dày.
  • Cua kỵ cần tây: Kết hợp cua và cần tây sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ protein cùng nhiều dưỡng chất khác.
  • Cua kỵ bí đỏ: Bí đỏ là thực phẩm mà bạn tuyệt đối không được kết hợp khi ăn cua. Sự kết hợp này có khả năng gây ngộ độc cao, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
  • Cua kỵ mật ong: Kết hợp cua với mật ong sẽ gây kích thích đường tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy, thậm chí còn ngộ độc.
  • Cua kỵ quả giàu vitamin C: Các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, lê, kiwi, hồng… thường có lượng lớn axit tannic nên khi kết hợp với cua sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, tệ hơn là ngộ độc.
  • Cua kỵ cá chạch: Cua và các chạch tương phản nhau nên kết hợp sẽ gây ngộ độc nghiêm trọng.

[shot-xemthem]

[shot-1] Bạn cũng nên tham khảo thêm:

[/shot-xemthem]

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được cua biển bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới loại hải sản này, bạn có thể chia sẻ [tại đây] để được giải đáp.

Tác giả Bùi Thị Thảo chuyên khoa y sỹ đa khoa tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền chuyên ngành xã hội học

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây