Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1380 lượt xem

Có kinh nguyệt có cắt amidan được không?

Cắt Viêm Amidan là một thủ thuật được chỉ định thực hiện để điều trị nội khoa, chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật nhỏ này thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp cụ thể như: viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn gây sưng và chèn ép gây khó thở, khó nuốt… Tuy nhiên tuy không phải trường hợp cũng có thể chỉ định và tiến hành cắt amidan được. Bởi vậy mà “có kinh nguyệt có cắt amidan được không?” là câu hỏi, băn khoăn thắc của không ít chị em phụ nữ. Vậy thì cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care theo dõi những chia sẻ dưới đây để cùng tìm câu trả lời nhé.

VIÊM AMIDAN VÀ CẮT BỎ AMIDAN

  • Tình trạng viêm amidan là gì?

Amidan là tập hợp các tế bào lympho tại vùng hầu họng. Amidan là tập hợp lympho có kích thước nhất trong cơ thể. Chúng thường tập trung tại vùng hầu họng, dọc theo hai bên thành họng, giao điểm giữa khí quản và thực quản. Vì kích thước khá lớn, vì vậy bạn có thể quan sát được chúng khi bạn há miệng thật to.

Amidan chính là một hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chúng có khả năng kháng viêm và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus tại hầu họng.

Những tác dụng và vai trò của amidan hoạt động mạnh mẽ nhất trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là trong độ tuổi từ 4-16 tuổi.

Khi lớn lên , amidan vẫn có tác dụng chống xâm nhập của vi khuẩn, tuy nhiên không còn mạnh mẽ như giai đoạn trước nữa và chúng cũng sẽ thu nhỏ kích thước lại.

Amidan có chức năng và vai trò quan trọng tromng việc bảo vệ hô hấp trước những tác nhân gây hại như: vi khuẩn, virus, nấm,… Amidan có thể bị viêm, sung đau so tấn công của vi khuẩn. Khi viêm chúng sẽ khiến bạn mệt mỏi, đau họng, khó thở, khó nuốt, kiệt sức…

  • Phương pháp cắt amidan

Cắt amidan là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả đôi với những trường hợp viêm amidan nguy hiểm. Tình trạng viêm không chỉ dừng lại ở việc sưng, đau, khó chịu. Tình trạng viêm amidan có thể xuất hiện mủ, sung huyết, chảy máu,… Đồng thời tình trạng viêm amidan không đáng ứng với thuốc điều trị viêm, tái viêm nhiễm nhiều lần. Những trường hợp như vậy cần tiến hành thăm khám, tư vấn và tiến hành cắt amidan nếu thực sự cần thiết.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ CẮT AMIDAN ĐƯỢC KHÔNG?

Cắt amidan chỉ được tiến hành khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Amidan được coi là hành lang bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn, virus và những tác nhân gây bệnh khác. Khi có viêm nhiễm sảy ra tại vùng amidan thì ngoài việc điều trị bằng những thuốc kháng viêm, thì còn có thể tiến hành cắt bỏ amidan để dứt điểm tình trạng viêm và hạn chế biến chứng.

Có kinh nguyệt có cắt amidan được không? Thực tế tiểu phẫu cắt amidan chống chỉ định với phụ nữ đang trong thời gian hành kinh, phụ nữ có thai và cho con bú.

Như vậy có nghĩa là trong những ngày “đèn đỏ” bạn sẽ phải hoãn thực hiện thủ thuật cắt amidan cho đến khi hết kinh. Để đảm bảo an toàn và chắc chắn mình không thuộc những đối trượng bị chống chỉ định, thì nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

+ Những trường hợp chống chỉ định cắt amidan tạm thời:

  1. Phụ nữ đang có kinh nguyệt, mang thai và đang cho con bú
  2. Viêm amidan đang trong giai đoạn viêm cấp, có xuất hiện những biến chứng tại chỗ như: đau rát họng, niêm mạc xung huyết,…
  3. Tình trạng viêm và nhiễm khuẩn cục bộ, toàn thân, mụn nhọt…
  4. Người bệnh dưới 5 tuổi và những người trên 55 tuổi.

+ Những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối không cắt amidan:

  1. Người có tiền sử mắc một số bệnh mãn tính như: cao huyết áp, tim mạch, rối loạn đông máu,…
  2. Người mắc bệnh tim mạch như: suy tim, tâm phế mạn,…
  3. Bệnh nhân mắc các bệnh như: lao, tiểu đường, suy thận mãn tính…

CẦN TIẾN HÀNH CẮT AMIDAN KHI NÀO?

Tình trạng viêm amidan có thể được chỉ định cắt bỏ amidan để điều trị, và đây cũng là cách điều trị mang lại hiệu quả cao, dứt điểm. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp viêm amidan nào, bạn cũng cần tiến hành cắt bỏ amidan.

Thủ thuận cắt bỏ amidan chỉ nên tiến hành với những trường hợp cụ thể như sau:

  1. Tình trạng viêm amidan tái viêm lại nhiều lần. Tình trạng viêm từ 5-6 lần trong một năm hoặc 3-5 lần trong hai năm liên tiếp.
  2. Viêm amidan gây ra những biến chứng nguy hiểm như: gây viêm xoang, viêm tai giữa, viêm màng tim, viêm cần thận…
  3. Tình trạng viêm gây ảnh hưởng đến hô hấp, ảnh hưởng đến việc nuốt… hoặc gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ.
  4. Viêm amidan xuất hiện mủ và các nốt mủ nhỏ.
  5. Amidan sưng to, xuất hiện hạch và có nguy cơ biến chứng gây ung thư vòng họng.
  6. Viêm amidan không đáp ứng với thuốc điểu trị kháng viêm.

BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM AMIDAN

+ Nhận biết viêm amidan dựa vào những biểu hiện đặc trưng

  1. Họng thường xuyên bị khô rát, hơi thở có mùi hôi: Nguyên nhân là do vi khuẩn sinh sôi, tích tụ ở amidan cộng với các dịch mủ ứ đọng. Vì vậy mà bạn sẽ có cảm giác khô họng, ngứa rát họng, cảm giác bị mắc dị vật, hơi thở có mùi…
  2. Amidan sung to: Tình trạng viêm amidan thường thấy nhất chính là biểu hiện sưng đỏ amidan. Nhiều trường hợp gây khó thở, khó khăn trong việc nuốt thức ăn và uống nước và thậm chí là gây ra tình trạng ngừng thở khi ngủ.
  3. Amidan bị xuất huyết: tình trạng xuất huyết, có mủ hoặc những chấm mủ trằng hoặc vàng bên trong họng.
  4. Một số những phản ứng kèm theo: Viêm amidan sẽ dẫn đến tình trạng tiết dịch xuống dạ dày, như vậy một số loại virus, vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra những phản ứng như: sốt, khó tiêu, đắng miệng chán ăn, đâu đầu, mệt mỏi…

+ Một số những biến chứng của viêm amidan

  1. Viêm tấy-Abscess: Tình trạng viêm amidan tái nhiễm nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng áp-xe quanh amidan, gây đau họng, khó nuốt, mất tiếng, sốt cao, hơi thở có mùi, chảy nước dãi do không thể nuốt được…
  2. Nổi ban, nổi hạch…: Tình trạng viêm amidan có thể tiết ra những độc tố ảnh hưởng, khiến bệnh nhân nổi bạn, nổi hạch, đau họng, nôn ói, sốt cao. Tình trạng amidan sưng to, lưỡi đỏ, nhiều tưa trắng, tim đập nhanh…. Những trường hợp biến chứng nặng có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim cấp tính, viêm cơ tim, viêm tai giữa, viêm xoang mũi…
  3. Viêm khớp cấp: một biến chứng khác của viêm amidan chính là gây ra tình trạng viêm khớp. Những biểu hiện như sưng đổ, đau tại các khớp cổ tay, đầu gối, ngón tay, ngón chân…
  4. Viêm amidan có thể dẫn đến viêm cầu thận: Tình trạng viêm cầu thận do viêm amidan kéo tới sẽ làm tăng nguy cơ chuyển thành viêm thận cấp rất nguy hiểm và đáng lo ngại. Người bệnh sẽ có những biểu hiện khi viêm cầu thận như: phù nề chân, phù mặt…
  5. Rối loại nhịp thở: tình trạng viêm amidan, khiến amidan sưng to, chèn ép có thể gây khó thở, ngưng thở khi ngủ, thậm chí có thể khiến cơ thể bị thiếu oxy…

CÓ NÊN CẮT AMIDAN KHÔNG? CẮT AMIDAN CÓ HẠI NHƯ KHÔNG?

+ Có nên thực hiện cắt amidan không?

Amidan có vai trò như hàng rào bảo vệ họng và đường hô hấp. Nhưng tác dụng chúng mạnh nhất là vào những năm tháng đầu đời, từ khoảng 4-15 tuổi. Sau đó chức năng vẫn được duy trị những không mạnh mẽ như trước nữa.

Đồng thời tromg những trường hợp viêm nhiễm cấp tính và nguy hiểm thì vẫn nên tiến hành cắt bỏ amidan.

Một số lí do mà bạn nên tiến hành cắt amidan khi viêm nhiễm:

  1. Vấn đề hô hấp: amidan bị viêm chúng sẽ bị sưng to lên, gây cản trở hoặc chền ép và khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn, hô hấp khó khăn. Không ít trường hợp bệnh nhân viêm amidan phải đối mặt với tình trạng ngưng thở tạm thời, hô hấp khó khăn sẽ dẫn đến thiếu oxy và rất dễ dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu oxy sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chí tuệ của trẻ.
  2. Vấn đề tiêu hóa: Viêm amidan khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó nuốt, đắng miệng, chán ăn. Ngoài ra tình trạng viêm, sưng đau nặng có thể tiết mủ, dịch ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
  3. Vấn đề tai, mũi, họng: Amidan nằm tại ngã ba, giao nhau của tai-mũi-họng. Vì vậy tình trạng viêm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến những cơ quan liên quan, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan và gây viêm tai giữa, viêm họng hầu. Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể biến chứng và gây ung thư họng.

+ Cắt amidan có gây hại không?

Cắt amidan là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng. Đồng thời, với những thiết bị và phương pháp cắt hiện đại, ngày càng tiến tiến thì thời gian phục hồi của người bệnh cũng nhanh chóng sau khi thực hiện thủ thuật.

Tuy nhiên, cắt bỏ amidan dù là thủ thuật nhỏ những vẫn sẽ tồn tại những rủi ro khó lường. Dù tỷ lệ rủi ro là rất thấp nhưng bạn cũng nên chú ý để đảm bảo an toàn.

Biến chứng khi cắt amidan dù tỷ lệ rất thấp, những một số biến chứng nguy hiểm cũng có thể xảy ra như: phản ứng với thuốc gây mê, gây tê; chảy máu quá nhiều, máu khó đông…

Vì vậy trước khi tiến hành cắt amidan, người bệnh cần thăm khám và lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín và chuyên nghiệp. Trước khi tiến hành thủ thuật cắt bỏ amidan, bạn cần được thăm khám, kiểm tra những chỉ số cần thiết như:

  1. Xét nghiệm máu để đánh giá khả năng đông máu hoặc những bất thường có liên quan đến công thức máu.
  2. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
  3. Và một số những xét nghiệm cần thiết khác…

+ Phòng ngừa viêm amidan

Để có thể phòng tránh viêm amidan hiệu quả bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt chú ý giữ ấm vùng cổ, mũi, họng trong những ngày thời tiết giao tiết giao mùa và đặc biệt là vào những ngày đông lạnh.

Ngoài việc giữ ấm thân thể và vùng cổ họng ra thì, bạn  cần chú ý đến vấn đề vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh, xúc họng. Nên tránh tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, có nguy cơ viêm nhiễm cao, nên đeo khẩu tranh khi đến nơi công cộng.

Tránh ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh vùng họng bị kích ứng và tăng khả năng gây viêm nhiễm.

Khi cảm thấy khó chịu, đau họng bất thường và kéo dài lâu khỏi thì nên chủ động thăm khám chuyên khoa. Đặc biệt cần thăm khám ngay khi nhận thấy những biểu hiện như: sốt cao 39-40 độ, đau họng, mất tiếng, khó nuốt, chảy nước bọt do amidan sưng đau ảnh hưởng đến khả năng nuốt, amidan sưng đỏ hoặc có những đốm mủ trắng….

Như vậy trên đây là những thông tin Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care chia sẻ về cắt amidan. Việc cắt amidan sẽ chồng chỉ định với những chị em phụ nữ đang trong ngày hành kinh và phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, có kinh nguyệt có cắt amidan được không? Thì câu trả lời là không, nếu đang có kinh nguyệt thì cần hoãn lại. Sau đó nếu muốn hoặc cần thực hiện cắt bỏ amidan thì nên thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận