Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Đây là món ăn không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn lành mạnh khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về lượng calo có trong thịt bò và những lợi ích của nó. Cùng các chuyên gia Hoàn Mỹ giải đáp thắc mắc 100g thịt bò bao nhiêu calo và ăn thịt bò có béo không qua nội dung bài viết dưới đây.
100g thịt bò bao nhiêu calo?
Thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ, được xếp vào nhóm thực phẩm giàu protein cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Mỗi bộ phận trên con bò sẽ có hàm lượng giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong 100g thịt bò cung cấp khoảng 250 calo. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối, tùy vào từng bộ phận mà lượng calo trong 100g thịt bò cũng sẽ có sự thay đổi nhất định.
Dưới đây là số liệu cụ thể của 100g thịt bò chứa bao nhiêu calo được chia theo từng bộ phận:
- Thịt bò tươi cả nạc và mỡ chứa khoảng 278 calo.
- Thăn bò chứa khoảng 142 calo.
- Ức bò gồm phần thịt nạc chứa 155 calo.
- Ức bò gồm nạc và mỡ chứa 251 calo.
- Sườn bò phần nạc cả mỡ chứa 306 calo.
- Bắp bò chứa khoảng 201 calo.
- Dạ dày bò chứa 85 calo.
- Lưỡi bò chứa khoảng 224 calo.
- Mỡ bò chứa 854 calo.
- Phổi bò chứa 92 calo.
- Gan bò chứa 135 calo.
- Thận bò chứa 103 calo.
- Tim bò chứa 112 calo.
- Óc bò chứa 143 calo
Ngoài ra, cách chế biến thịt bò cũng có ảnh hưởng đến hàm lượng calo của 100g thịt bò:
- Thịt bò sấy khô 400 calo
- Thịt bò bít tết 224 calo
- Thịt bò nướng 307 calo
- Thịt bò hầm/lẩu bò 171 calo
- Phở bò 350 calo/tô
- Mì xào thịt bò 225 calo
- Thịt bò sốt vang 160 calo/bữa ăn
Nhìn chung, càng chế biến thịt bò thực tập bằng nhiều gia vị, dầu mỡ thì lượng calo sẽ càng tăng cao. Vì vậy, mẹo khi muốn giảm cân với thịt bò là nên chế biến thực phẩm này theo dạng hấp, luộc, áp chảo,… để kiểm soát được mức calo tối ưu nhất.
Giá trị dinh dưỡng trong thịt bò
Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt bò dồi dào nên đây là thực phẩm tẩm bổ rất tốt cho những ai bị thiếu máu và những người tập gym muốn duy trì cơ bắp. Cụ thể:
+ Chất đạm:
Hàm lượng protein trong thịt bò chiếm khoảng 26-27%, đây là loại protein có chất lượng cao vì chưa đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Protein trong thịt bò có cấu trúc hoàn chỉnh, gần giống với cơ bắp của mình. Vì vậy, những người sau khi phẫu thuật và các vận động viên thường bổ sung chế độ ăn giàu chất đạm, đặc biệt là từ các loại thịt giúp phục hồi và xây dựng khối lượng cơ bắp.
+ Chất béo
Thành phần chất béo trong mỗi bộ phận của con bò khác nhau. Thịt nạc thường chứa từ 5-10% chất béo, nhất là các loại axit béo như axit oleic, axit panmitic, axit stearic, axit linoleic. Thậm chí, chất béo chuyển hóa trong thịt bò còn có lợi cho sức khỏe, tốt hơn nhiều so với chất béo chuyển hóa trong thức ăn chế biến sẵn.
+ Vitamin và các khoáng chất
Ngoài protein và chất béo thì thịt bò cũng rất giàu các khoáng chất và vitamin thiết yếu khác như:
- Vitamin B3: có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Vitamin B12: có lợi cho quá trình hình thành máu, hệ thần kinh và não bộ hoạt động.
- Vitamin B6: hỗ trợ quá trình hình thành máu và chuyển hóa năng lượng cơ thể.
- Các khoáng chất như: kẽm, selen, photpho, sắt có lợi cho sự phát triển và duy trì của các hoạt động diễn ra trong cơ thể.
+ Các hợp chất khác
Thịt bò còn chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học khác gồm cả chất chống oxy hóa như:
- Creatine: Cung cấp năng lượng cho cơ bắp, giúp duy trì và phát triển cơ bắp.
- Taurine: Có lợi cho hoạt động tim và cơ.
- Glutathione: Hoạt động như chất chống oxy hóa, nhất là trong thịt của những con bò ăn cỏ.
- Axit linoleic: Đây là chất béo chuyển hóa mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Ăn thịt bò có béo không?
Các nghiên cứu đã chỉ ra, muốn tăng cân thì lượng calo nạp vào phải lớn hơn lượng calo tiêu thụ. Ngược lại, nếu muốn giảm cân thì cần tính toán để giảm lượng calo hàng ngày.
Trong 100g thịt bò chứa hàm lượng axit omega 3 khá cao cùng cytokinin giúp đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể và có lợi cho hệ tim mạch. Nếu sử dụng thịt bò theo chế độ ăn uống hợp lý thì đây là loại thực phẩm tốt để phát triển cơ bắp và giảm cân.
Lượng calo có trong 100g thịt bò chỉ khoảng 250 calo. Trong khi đó, cơ thể 1 người trưởng thành cần khoảng 2000 calo/ngày, tương đương với 667 calo mỗi bữa. Để ăn no thịt bò cần khoảng 200g cung cấp 500 calo, ít hơn lượng calo tiêu chuẩn. Như vậy, ăn thịt bò không gây béo.
Đây là loại thực phẩm tốt cho người muốn giảm mỡ, tăng cơ được các chuyên gia khuyên dùng giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.
Tác dụng của thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể cùng với các dưỡng chất thiết yếu khác, đây là món ăn không chỉ được yêu thích bởi mùi vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe:
+ Tăng cường khối cơ bắp
Các carnitine và axit trong một số loại thịt và cá rất thấp. tuy nhiên, hàm lượng chất này có trong thịt bò khá cao, đặc biệt là bắp bò có tác dụng làm tăng cơ bắp, tăng cường sức khỏe.
Với hàm lượng kali thấp ức chế tổng hợp protein cũng như sản xuất hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp.
+ Tăng cường hệ miễn dịch
Trong thịt bò có chứa lượng lớn vitamin B6 và protein giúp xây dựng khả năng miễn dịch, thúc đẩy sự phân hủy và tổng hợp protein. Chất đạm trong thịt bò giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, hỗ trợ quá trình phục hồi cơ thể sau khi những hoạt động cường độ cao.
Bên cạnh đó, thịt bò còn giúp chống oxy các mô bị tổn thương nhờ hàm lượng axit linoleic tổng hợp giúp chống các chất oxy hóa có khả năng phát tác khi tập các môn thể thao như cử tạ. Axit linoleic cũng có thể tham gia vào quá trình duy trì cơ bắp.
+ Giúp giảm cân hiệu quả
Trong thịt bò chứa chất béo không bão hòa tốt cho người giảm cân. Đặc biệt, nó giúp ổn định cholesterol mà vẫn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động.
+ Bổ sung máu
Khoáng chất sắt trong thịt bò là chủ yếu dưới dạng heme, được hấp thụ rất hiệu quả. Sắt là khoáng chất cần thiết cho máu, bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Các chị em phụ nữ, bệnh nhân thiếu máu đều có thể bổ sung thêm nhiều chất sắt tự nhiên từ việc ăn thịt bò.
Thịt bò còn chứa nhiều vitamin B12 cần thiết cho các tế bào, nhất là các tế bào máu đỏ mang oxy đến các mô cơ. Vitamin B12 thúc đẩy nhánh chuỗi amino acid chuyển hóa, do đó cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong những hoạt động cường độ cao.
Những điều cần lưu ý khi ăn thịt bò
Khi bổ sung thịt bò vào thực đơn hàng ngày thì cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Không ăn chung thịt bò với các loại hải sản vì nó có thể gây phản ứng giữa các chất dinh dưỡng với nhau. Thịt bò chứa nhiều photpho trong khi hải sản lại giàu magie và calci. Khi các thành phần này gặp nhau sẽ kết tủa khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ photpho và canxi.
- Không ăn chung thịt bò với thịt lợn để tránh làm giảm chất dinh dưỡng và không mang lại tác dụng như mong muốn.
- Không ăn thịt bò với lươn, rau hẹ vì sẽ gây khó tiêu, ngộ độc.
- Tránh ăn thịt bò buổi tối bởi chất sắt trong thịt bò sẽ kích thích gan hoạt động nhiều hơn, từ đó làm lượng đường trong máu tăng lên và khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Nếu có vết thương hở thì không nên ăn thịt bò để tránh hình thành sẹo lồi.
- Không nấu chung thịt bò với rượu trắng vì nó sẽ khiến thịt bò bị biến chất, gây khó tiêu, thậm chí là dị ứng.
- Không nên dùng thịt bò cùng các loại đậu như đậu nành, đậu đen vì nó làm giảm khả năng hấp thụ nguồn sắt dồi dào trong thịt bò và gây đau khớp.
Những ai không nên ăn thịt bò
Thịt bò tuy mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Một số người không nên ăn thịt bò:
- Người bị sỏi thận
Thịt bò và nhiều loại thịt cao cấp khác rất giàu protein. Đồng thời, protein có thể dẫn đến tăng nồng độ oxalate trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Những cá nhân này nên tránh hoặc giảm thiểu thịt bò. Thịt bò rất giàu chất dinh dưỡng và có thể là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho nhiều người, nhưng chỉ những người mắc các bệnh như vậy mới không nên ăn thịt bò. Tiêu thụ thịt bò có thể vô tình làm bệnh trầm trọng hơn mà bệnh nhân không hề hay biết.
- Người bị dị ứng với thịt bò
Người bị dị ứng thịt bò nếu ăn thịt bò thường xuyên sẽ bị nổi mề đay, viêm da dị ứng, sưng tấy mắt, môi… sau đó lan rộng ra các bộ phận khác, vùng da khác. Ngoài ra, ngứa mắt, mũi dẫn đến chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, kèm theo các triệu chứng hen suyễn như tức ngực, khó thở, thở khò khè và ho.
- Bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Những người bị bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ thường phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Nhất là những giai đoạn bệnh có nguy cơ tiến triển nặng và bệnh nặng thì chỉ nên ăn thanh đạm, giảm lượng protein động vật, tăng lượng protein thực vật. Trong khi đó, hàm lượng đạm trong thịt bò rất cao, không thích hợp với đối tượng người bệnh này.
- Người bị huyết áp cao
Những người mắc bệnh cao huyết áp cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa chất béo bão hòa để giúp ổn định đường huyết và mỡ máu. Trong khi đó, thịt bò có chứa chất béo bão hòa với hàm lượng lớn nên không thích hợp với những người bị cao huyết áp.
- Người bệnh u xơ tử cung
Phụ nữ bị u xơ tử cung nên tránh ăn thịt bò vì trong thịt bò có chứa các chất kích thích estrogen phát triển, điều này khiến khối u lớn nhanh hơn bình thường.
- Người bị thủy đậu
Trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng có thể khiến nốt thủy đậu nổi lên nhiều hơn và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh viêm khớp
Khi ăn nhiều thịt bò sẽ sản sinh ra lượng axit lớn, các axit cần có canxi để trung hòa và chuyển hóa. Tuy nhiên, những người bị viêm khớp thường trong tình trạng thiếu canxi. Axit do thịt bò sản xuất ra sẽ hấp thụ hết canxi trong cơ thể khiến người bệnh gặp tình trạng thiếu canxi trầm trọng, bệnh sẽ nặng hơn.
- Người bệnh gout
Người bị bệnh gout có nguyên nhân là do bị tăng axit uric trong máu quá nhiều, hình thành những u, cục ở bàn tay và bàn chân gây đau đớn cho bệnh nhân. Trong khi đó, thịt bò chứa nhiều đạm, là yếu tố hàng đầu có nguy cơ làm tăng axit uric. Do vậy, những người bị bệnh gout nên hạn chế tối đa hoặc tránh hẳn món thịt bò.
Với những thông tin bài viết cung cấp, Hoàn Mỹ hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc 100g thịt bò bao nhiêu calo và ăn thịt bò có béo không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận cuối bài viết.
Nguồn tham khảo:
+ Beef, ground, 85% lean meat / 15% fat, patty, cooked, broiled https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/174032/nutrients Truy cập ngày 11/12/2019.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!