Xin Chào! Blog Hoàn Mỹ cập nhật kiến thức sức khoẻ A - Z
1600 lượt xem

Ăn lựu có ăn được hạt không?

Ăn lựu có ăn được hạt không? Ăn hạt lựu có tốt không? Đây là những thắc mắc thường gặp của nhiều người. Lựu được yêu thích không chỉ bởi mùi vị thơm ngon mà còn dồi dào dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cùng các chuyên gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề có ăn được hạt lựu không qua nội dung bài viết sau đây.

Ăn lựu có ăn được hạt không

Giới thiệu về quả lựu và thành phần dinh dưỡng

Lựu là một loại cây bụi có quả màu đỏ được phân vào loại quả mọng. Quả lựu có đường kính khoảng 5- 12cm, trông giống như quả táo đỏ với phần đuôi của quả như bông hoa.

Vỏ quả lựu dày và không ăn được, nhưng bên trong có hạt, mỗi hạt giống được bao quanh bởi một lớp màu đỏ, có vị ngọt và mọng nước.

Thành phần dinh dưỡng trong 1 quả lựu cơ trung bình khoảng 174g chứa:

  1. Lượng calo: 128 kcal
  2. Chất béo: 2g
  3. Natri: 5mg
  4. Carbohydrate: 29g
  5. Đường: 21g
  6. Chất xơ: 6g
  7. Protein: 3g

Trong đó, lượng calo của lựu chủ yếu đến từ carbohydrate. Một quả lựu cơ trung bình cung cấp 21g đường cùng 6g chất xơ hoặc 21% lượng khuyến cáo hàng ngày.

Có ít hơn 1g mỗi chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn trong toàn bộ trái cây. Tuy nhiên, những lượng nhỏ này không có khả năng tạo ra sự khác biệt đáng kể trong chế độ ăn uống hàng ngày, trừ khi tiêu thụ một lượng rất lớn.

Bên cạnh đó, lựu cũng cung cấp lượng nhỏ protein khoảng 3g. Đồng thời, lựu tươi chứa lượng vitamin dồi dào, có 16mg vitamin C chiếm 18% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Một quả lựu cơ trung bình chứa 28% lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày cho nữ giới và 21% cho nam giới.

Lựu cũng là nguồn folate tốt, chiếm 15% RDA, đồng, thiamin, kali,…

Ăn lựu có ăn được hạt không?

Theo Đông y, hạt lựu có tính ấm, chát, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng có công dụng trị bệnh tiêu chảy kéo dài. Nhiều người khi ăn lựu thường bỏ hạt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hạt lựu chín chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tẩy giun hiệu quả.

Hạt lựu chứa nhiều vitamin K, vitamin C giúp hỗ trợ làm đẹp da. Ăn hạt lựu có thể giúp sản sinh ra collagen tốt cho cơ thể, duy trì hệ xương chắc khỏe, mau lành vết thương và giúp răng khỏe mạnh.

Ăn lựu có ăn hạt không? Câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ cần lưu ý vì ăn nhiều hạt lựu có thể gây tắc ruột. Đối với người lớn cần nhai kỹ trước khi nuốt. Ngoài ra, người gặp vấn đề về răng miệng, bị bệnh tiểu đường, nhiệt, nóng trong thì nên hạn chế ăn hạt lựu bởi nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với những người bị viêm dạ dày, người đang bị sâu răng hay đang gặp vấn đề răng miệng, người bị nhiệt, tiểu đường, nóng trong người thì không nên ăn lựu. Bởi việc ăn lựu quá nhiều có thể không mang lại những giá trị sức khỏe như mong muốn mà ngược lại còn ảnh hưởng xấu tới các hoạt động của cơ thể.

Ăn hạt lựu có tốt không? Có tác dụng gì?

Hạt lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Một số lợi ích khi ăn hạt lựu phải kể đến như:

+ Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Theo một nghiên cứu chỉ ra, bột làm từ hạt lựu có chứa khoảng 50% chất xơ. Các loại chất xơ chính trong hạt lựu là cellulose và lignin, chúng đều không hòa tan và hầu như không thay đổi khi đi qua hệ tiêu hóa.

Mọi người nếu nuốt phải hạt lựu thì cũng không cần lo lắng vì nó an toàn. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hạt lựu sẽ gây tắc nghẽn đường ruột, nguy cơ này lớn hơn đối với những người bị táo bón mãn tính.

+ Chất chống oxy hóa

Giống như các thành phần trái cây, hạt lựu có chứa chất chống oxy hóa nhưng không nhiều như phần vỏ hạt. Các hạt lựu chứa axit phenolic, polyphenol khác nhau bao gồm flavonoid, lignans, tannin.

+ Axit béo

Hạt lựu chứa khoảng 12-20% dầu hạt. Dầu này chủ yếu là axit Punicic, một chất béo không bão hòa đa. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy chất này có khả năng giả viêm, cải thiện độ nhạy insulin và thúc đẩy giảm cân hiệu quả.

Những hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tẩy giun. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều hạt lựu để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, có thể cho lưu ép lấy nước, hoặc có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để được cốc nước ngon thơm ngon như ý.

Những lưu ý khi ăn lựu

Mặc dù lựu tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia, không phải ai cũng có thể ăn lựu. Dưới đây là những người cần hạn chế ăn lựu để tránh nguy hiểm cho sức khỏe:

  1. Những người bị viêm dạ dày.
  2. Người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng.
  3. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn lựu.
  4. Người bị nóng trong, đặc biệt là trẻ em.
  5. Hạt lựu có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả nhưng trẻ em không nên ăn hạt lựu và người lớn cần nhai kỹ trước khi nuốt.

Những lợi ích sức khỏe của quả lựu

Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào, quả lựu mang lại những lợi ích sức khỏe, cụ thể như:

+ Xây dựng xương, sụn, cơ bắp

Lựu cung cấp một lượng vitamin C (axit L-ascorbic) tốt. Loại vitamin này rất cần thiết cho cấu trúc xương, sụn, cơ và mạch máu tốt. Nó cũng hỗ trợ hấp thụ sắt và thúc đẩy chữa lành vết thương. Vitamin C phải được cung cấp thông qua chế độ ăn uống vì cơ thể chúng ta không thể sản xuất ra nó. 3

+ Chống lão hóa

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa. Lựu chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và các khoáng chất khác. Nước ép lựu có đặc tính làm giảm cholesterol có thể làm chậm quá trình lão hóa.

+ Chất chống đông máu

Lựu được coi là một chất làm loãng máu rất hữu ích và được nhiều người tiêu thụ do chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, quả lựu rất tốt cho tim mạch.

Các nhà nghiên cứu đã đo khả năng chống oxy hóa của nước ép quả lựu cao trên ba lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh, và nếu tiêu thụ nước ép quả lựu thường xuyên có thể làm giảm cholesterol, giảm mảng bám động mạch (một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim), và tăng lưu lượng máu đến tim.

+ Điều hòa lượng đường trong máu và tiêu hóa

Hầu hết mọi người đều không có đủ chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chất xơ giúp tăng cảm giác no, cải thiện sức khỏe tiêu hóa và có thể giups giảm cholesterol trong máu hiệu quả. Ăn lựu giúp làm chậm quá trình hấp thu đường để ổn định đường huyết, tránh tăng đột biến sau khi ăn.

+ Giảm huyết áp

Theo một số nghiên cứu, nước ép lựu với huyết áp cho thấy uống khoảng một cốc nước ép giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, tốt cho người bị tăng huyết áp và những người có nguy cơ bị bệnh huyết áp, tim mạch.

+ Cải thiện hiệu suất tập thể dục

Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp tăng cường cơ bắp và hồi phục sau khi tập luyện thể dục. Uống nước ép lựu cũng có thể cải thiện hiệu suất trong quá trình tập thể dục.

+ Chống rối loạn cương dương

Trong lựu có chứa chất polyphenol, không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người đàn ông được bị rối loạn cương dương uống nước lựu trong 4 tuần sẽ cải thiện sự cương dương lên gấp hai lần so với những người dùng giả dược.

Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương.

+ Tăng đề kháng

Quả lựu chứa vitamin C, chất xơ và kali dồi dào, giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu cũng chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin E và acid folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng phụ của quả lựu đối với cơ thể

Một số loại thuốc điều trị cholesterol cao có thể tương tác với nước ép lựu. Cả nước ép lựu và nước bưởi đều có tác dụng tương tự đối với cơ thể nên nên nó có thể tương tác với nước bưởi hoặc nước ép lựu. Nếu đang dùng các loại thuốc điều trị, cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi đưa trái cây vào chế độ ăn uống để giữ an toàn cho sức khỏe.

Vì lựu giàu vitamin K, có thể tương tác với thuốc đông máu Coumadin. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn.

Cách bảo quản lựu

Cách bảo quản lựu

Để bảo quản lựu, tốt nhất nên để ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh tốt đa 3 tháng.

Có một số cách khác nhau để lấy hạt lựu như cắt quả thành các phần tư và ngâm các miếng trong một bát nước lớn, massage trái cây để loại bỏ các hạt và đặt chúng riêng ra một bát nhỏ. Điều này giúp lấy hạt lựu ra khỏi phần da dễ dàng và cũng ngăn ngừa nhuộm màu có thể xảy ra nếu lấy nước ép từ hạt trên quần áo. Cho hạt lựu vào sữa chua hoặc trên món salad để tăng mùi vị cho món ăn.

Nên chọn lựu đúng mùa để sử dụng, thông thường mùa lựu tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào khoảng tháng ,2. Đây là thời điểm quả lựu đạt chất lượng tốt nhất, mọng nước cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, ít chất bảo quản.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ăn lựu có ăn hạt được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại bình luận

Nguồn tham khảo:

+ Thói quen ăn loại quả này mà bỏ hạt chẳng khác nào vứt đi thần dược https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/thoi-quen-an-loai-qua-nay-ma-bo-hat-chang-khac-nao-vut-di-than-duoc-c62a930023.html Truy cập ngày 13/12/2019.

+ Cách ăn quả lựu tốt cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua https://news.zing.vn/cach-an-qua-luu-tot-cho-suc-khoe-ban-khong-nen-bo-qua-post570926.html Truy cập ngày 13/12/2019.

+ Hạt lựu https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t_l%E1%BB%B1u Truy cập ngày 13/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Để lại một bình luận