Từ lâu, các món ngon từ cua biển luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi cua là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn và chứa nhiều canxi cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, chính vì vậy mà một số người cho rằng sự bổ dưỡng này mà cua mang lại sẽ gây tăng cân. Vậy cua hấp bao nhiêu calo và ăn có béo không? Tất cả sẽ được trả lời ngay ở bài viết dưới đây.
Thông tin chung về cua biển
Cua biển là động vật giáp xác, thường sống ở các đại dương. Chúng được chế biến thành nhiều món khác nhau như hấp, luộc, nướng,… Trong cua biển có chứa một nguồn tự nhiên của các axit béo omega-3 có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm nguy cơ đau tim, ung thư và có thể giúp cải thiện chứng trầm cảm, lo âu. Bên cạnh đó, cua biển mang lại một số lợi ích sức khỏe như:
- Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: cua giàu chất crom, giúp insulin chuyển hóa đường do đó làm giảm mức độ glucose trong máu của cơ thể.
- Ngăn ngừa ung thư: trong các loại sản hải có vỏ đều chứa một lượng lớn selen, chất này sẽ chống oxy hóa và hủy bỏ những chất gây ung thư cadimi, thủy ngân và asen, đây đều là những tác nhân gây ra các khối u.
- Giàu axit béo omega-3: loại axit béo này sẽ làm giảm độ dính của tiểu cầu trong máu do đó làm cho các tế bào máu đỏ linh hoạt và đảm bảo dòng chảy mượt mà hơn.
- Vitamin B12: hàm lượng vitamin B12 trong cua biển rất cao, cụ thể trong 75g thịt cua biển cung cấp đến 9,78mcg vitamin B12. Lượng vitamin B12 này sẽ giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh cũng như hỗ trợ chức năng não hoạt động bình thường và giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Giàu protein: so với các thực phẩm khác như cá, thịt thì cua không những chứa lượng protein cao hơn nhiều mà còn dễ tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ nhỏ, người già, người có thể trạng suy nhược.
- Ngăn ngừa loãng xương: thịt cua có chứa nhiều đồng, khi ta hấp cua thì lượng đồng với kẽm trong cua sẽ được đảm bảo và giúp cải thiện sự hấp thụ vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
Cua hấp bao nhiêu calo?
Cua biển là chủ yếu sống ở các vùng, vịnh ven biển, có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Cơ thể cua được bao bọc bởi một lớp vỏ kitin dày màu xanh lục hoặc vàng sẫm, chia ra thành 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng:
- Phần đầu ngực: phần này có sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm ở phía dưới mai. Mai to, phần phía trước có nhiều răng, trước mai là 2 hốc mắt chứa mắt và 2 cặp râu lớn.
- Phần bụng: phần này có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào.
Trong tự nhiên, cua biển có trọng lượng từ 1 – 3kg/con, to hơn rất nhiều so với cua đồng hay cua được nuôi trồng trong những môi trường khác ở đất liền.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g cua biển có chứa khoảng 103 calo cùng với đó là 17,5g đạm; 7g tinh bột; 322mg kali; 3,8mg sắt; 73,8g nước; 600mg chất béo; 191mg phốt pho; 316mg natri, 36mcg vitamin A kèm theo đó là các dưỡng chất khác tốt cho cơ thể.
Ăn cua hấp có béo không?
Như đã chia sẻ ở trên, trong 100g cua biển có chứa khoảng 103 calo. Trên thực tế một con cua biển thường nặng từ 1 – 3kg tương đương với khoảng 1.030 – 3.090 calo. Lượng calo này được đánh giá là cao hơn mức lượng calo cơ thể cần thiết mỗi ngày theo các chuyên gia khuyến nghị.
Trên thực tế, để một người ăn no một bữa chỉ với cua biển hấp thì cần đến 300 – 500g cua, tương đương với mức calo 550 – 650 calo. So với mức calo trung bình cần nạp vào cơ thể mỗi bữa chính là vừa phải. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều cua biển hấp mà không có chế độ luyện tập phù hợp bạn rất dễ bị tăng cân. Hơn nữa, cua biển chứa nhiều đạm nên nếu ăn kết quá nhiều kết hợp thói quen uống rượu bia thì bạn rất dễ bị rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể dẫn tới bệnh gout. Bên cạnh đó, cua biển tuy tốt nhưng nếu ăn quá nhiều còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, bệnh tim, cao huyết áp do cua biển chứa nhiều natri và cholesterol.
Mách bạn bí quyết chọn lựa và bảo quản cua biển chuẩn
Để làm ra được một món cua biển ngon thơm ngon, trước hết bạn cần phải biết cách chọn lựa cua như sau:
- Xem càng: nếu lớp da lụa giữa kẹt khuỷu của càng cua màu hồng đỏ hoặc sậm thì chứng tỏ đây là cua nhiều thịt. Thường thì cua mới bắt lớp da này sẽ rất thẳng, căng bóng.
- Bóp yếm: dùng ngón tay nhấn mạnh vào yếm cua, nếu thấy cứng tay là cua chắc, nếu mềm thì cua đó ít thịt.
- Kiểm tra đầu đùi: bạn có thể bóp vừa tay nếu thất cua giãy giụa toàn bộ các chị, càng thì đó là con cua khỏe, tươi và thịt ngon. Nếu cua không phản ứng hoặc phản ứng yếu thì có thể cua đã sắp chết, thịt không tươi ngon, mủn và nhiều nước.
Cua sau khi mua về nếu như không chế biến ngay thì bạn nhớ để cua ở nơi mát mẻ, độ ẩm vừa đủ, tránh nơi ngập nước hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bạn cũng có thể để cua vào xô hoặc thùng đá có nhúng nước, mở nắp hờ và tuyệt đối không đậy kín để không khí lọt vào cho cua thở.
Nếu bảo quản tốt, cua biển có thể sống được vài ngày, thậm chí là một tuần. Nhưng nếu không biết cách bảo quản thì cua sẽ dễ bị chết trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt cua vào tủ lạnh và điều chỉnh nhiệt độ từ 10 – 15 độ C. Làm cách này cua biển sẽ sống được khoảng từ 2 – 3 ngày.
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề cua hấp bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu còn thắc mắc liên quan đến loại hải sản này, bạn có thể để lại bình luận tại mục liên hệ để được giải đáp cụ thể hơn.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!