Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
1241 lượt xem

Ăn khoai lang có bị mưng mủ không? có tốt cho sức khỏe không?

Việc xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học, đủ chất khi đang có vết thương hở là vô cùng quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tránh để lại sẹo. Chính vì vậy, có nhiều người thắc mắc không biết ăn khoai lang có bị mưng mủ không? Có tốt cho sức khỏe không? Ở bài viết dưới đây, Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care sẽ giúp các bạn giải đáp băn khoăn này !

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA KHOAI LANG

Khoai lang là một loại củ mọc ra từ phần rễ cây, có chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt, dẻo bùi. Nó có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau như: Cam, vàng, trắng và tím. Ngoài cách luộc thông thường, các bạn có thể chế biến khoai lang thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: Khoai lang nướng nước cốt dừa, bánh khoai lang, mứt khoai lang, chè khoai lang, thạch rau câu khoai lang,…

Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Trong 100 gram khoai lang sẽ có chứa 0.8 g protein, 0.2 g chất béo, 1.3 g chất xơ, vitamin A, B, C cùng với những khoáng chất thiết yếu như: Mangan, Kali, Đồng, Niacin,…

Không chỉ thế, khoai lang còn rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể làm làm tổn thương DNA và kích hoạt tình trạng viêm. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, hệ thần kinh và ung thư. Do đó, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ rất tốt cho sức khỏe.

ĂN KHOAI LANG CÓ BỊ MƯNG MỦ KHÔNG?

Mặc dù khoai lang rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng liệu đối với những người đang có vết thương hở thì có thể ăn khoai lang được không? Ăn khoai lang có bị mưng mủ không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn khoai lang không những không gây mưng mủ mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm lành vết thương nhanh hơn. Bởi vì trong khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ. Do đó, đối với những người đang có vết thương hở, thì khoai lang sẽ là một thực phẩm hỗ trợ đắc lực, giúp vết thương mau lành, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ.

ĂN KHOAI LANG CÓ TỐT CHO SỨC KHỎE KHÔNG?

Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc được nhiều người yêu thích bởi hương vị ngọt thanh, dẻo bùi, giá trị dinh dưỡng cao và dễ chế biến. Việc sử dụng khoai lang đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ như:

  • Làm giảm nguy cơ ung thư

Khoai lang là nguồn cung cấp beta carotene tuyệt vời. Đây là một hợp chất tạo màu vàng, cam và đỏ cho các loại rau củ quả. Beta carotene là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào gây ra bởi những phân tử không ổn định (gốc tự do). Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bao gồm: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi.

Ngoài ra, anthocyanin – một nhóm chất chống oxy hóa được tìm thấy trong khoai lang tím có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư bao gồm: bàng quan, đại tràng, dạ dày và vú.

  • Khoai lang giúp tăng cường sự tập trung và trí nhớ

Thành phần anthocyanin có trong khoai lang được chứng minh là có khả năng giúp tăng cường sự tập trung và trí nhớ, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Không chỉ có tác dụng đối với người lớn, một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu anthocyanin như khoai lang sẽ giúp tăng cường sự tập trung và chú ý ở trẻ em.

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Trong khoai lang có chứa hai loại chất xơ, đó là: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan sẽ hấp thụ nước và thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón. Cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan đều có thể được lên men bởi những vi khuẩn trong ruột kết và tạo thành các acid béo giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào niêm mạc ruột và giữ cho chúng luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy: Một chế độ ăn giàu chất xơ hàng ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.

  • Giúp đôi mắt được khỏe mạnh

Khoai lang là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào, hoạt chất này sau khi đưa vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A. Đây là một loại vitamin quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề về mắt như: loét giác mạc, khô giác mạc, viêm kết mạc, thoái hóa điểm vàng,…

  • Làm giảm căng thẳng, áp lực

Một củ khoai lang có chứa từ 30 đến 35 mg magie. Đây là một khoáng chất quan trọng, hỗ trợ quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh giúp làm giảm căng thẳng, lo âu. Do đó, khoai lang được xem là một loại thực phẩm lý tưởng có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trầm cảm.

  • Làm đẹp da và tóc

Các nhóm vitamin trong củ khoai lang có thể mang lại những tác dụng tích cực cho làn da và tóc:

– Vitamin E có thể giúp làm giảm tổn thương tế bào và duy trì sự phát triển của tóc.

– Vitamin C cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, giúp ngăn ngừa lão hóa da, hạn chế tình trạng sạm, nám, hình thành nếp nhăn trên da

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN KHOAI LANG

Để nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu từ củ khoai lang, đồng thời hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  1. Không nên ăn khoai lang khi bụng đói bởi vì nó có thể gây tăng tiết dịch vị trong dạ dày, dẫn đến tình trạng nóng ruột, ợ chua, chướng bụng, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
  2. Các bạn chỉ nên ăn khoai lang với lượng vừa phải, khoảng 1 – 2 củ/ngày, mỗi tuần từ 2 – 3 lần. Trong khoai lang có chứa nhiều chất xơ, nếu tiêu thụ quá nhiều thì sẽ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các khoáng chất trong thức ăn, khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  3. Để đảm bảo an toàn, các bạn nên gọt hoặc lột bỏ phần vỏ khoai lang trước khi ăn. Bởi những vết nâu, đốm đen trên vỏ củ khoai lang nếu ăn vào sẽ có thể làm mất hương vị, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm vô cùng nguy hiểm.
  4. Để hạn chế lượng calo tiêu thụ, các bạn nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp thay vì khoai lang chiên có chứa nhiều dầu mỡ.
  5. Tuyệt đối không nên khoai lang đã mọc mầm, có vỏ xanh hoặc xuất hiện những đốm đen vì nó có thể chứa nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe.
  6. Tuy khoai lang rất giàu tinh bột và các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể nhưng các bạn không nên dùng khoai lang để thay thế bữa ăn hàng ngày. Các bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm như: Trứng, cá, thịt, rau củ quả… để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  7. Không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì nó có thể làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa, khiến bạn bị chướng bụng, ợ hơi. Bên cạnh đó, vào buổi tối, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ diễn ra chậm lại, lượng tinh bột trong khoai lang sẽ không thể tiêu hóa hết trong thời gian này. Từ đó, lại càng khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn tới chứng mất ngủ.
  8. Nên chọn mua các của khoai lang có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, khi bóp nhẹ thấy không quá cứng.

NHỮNG THỰC PHẨM KIÊNG KỴ VỚI KHOAI LANG

Mặc dù là một loại thực phẩm bổ dưỡng và tương đối lành nhưng khoai lang được khuyến cáo không nên dùng chung với những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Trứng

Trứng là một loại thực phẩm giàu protein, trong khi đó khoai lang lại rất giàu tinh bột. Việc kết hợp trứng cùng với khoai lang có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác khó chịu cho người ăn. Do đó, chúng ta không nên sử dụng cả 2 loại thực phẩm này cùng một lúc.

  • Chuối

Chuối và khoai lang không nên ăn cùng lúc, bởi đây đều là hai loại thực phẩm giúp tạo cảm giác no, nếu ăn cùng một lúc sẽ dễ bị đầy bụng, trào ngược axit dạ dày.

  • Bí đỏ

Khoai lang và bí đỏ là 2 loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng nhưng khi kết hợp cùng nhau sẽ có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng khí, nôn khan, ợ chua,…

  • Quả hồng

Khoai lang rất giàu tinh bột nên sẽ dẫn đến hiện tượng tăng tiết axit dạ dày. Thành phần tanin và pectin có trong quả hồng khi kết hợp với axit dạ dày sẽ tạo thành kết tủa, gây khó tiêu, thậm chí dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa.

NGOÀI KHOAI LANG, NHỮNG NGƯỜI CÓ VẾT THƯƠNG HỞ NÊN ĂN GÌ?

Bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm như: Thịt heo, nấm, các loại đậu, sữa,… vì đây là nguyên liệu chính để tái tạo các tế bào mới, sản xuất collagen, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Các thực phẩm giàu chất sắt, axit folic như: Thịt heo, gan, sữa, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, bánh mỳ nguyên cám, trái cây khô, các loại hạt,…sẽ hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen – cần thiết cho quá trình làm lành vết thương.

Các vitamin nhóm B, vitamin A, E đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo mô mới và giúp vết thương mau lành. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây như: Cam, bưởi, đu đủ, thanh long, quýt, kiwi, ổi, rau bina, ớt chuông,…

Kẽm giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhờ tham gia vào việc sửa chữa màng tế bào, tăng sinh tế bào và hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Khoáng chất này được tìm thấy nhiều trong thịt, các loại đậu, các loại hạt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, cải xoăn, socola đen,…

Trên đây là những giải đáp về băn khoăn ăn khoai lang có bị mưng mủ không? Có tốt cho sức khỏe không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *