Rong biển hay tảo bẹ là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc được nhiều gia đình Việt Nam yêu thích. Với sức hấp dẫn từ món ăn này, nhiều người lo ngại ăn nhiều rong biển có thể gây dư calo và dẫn tới béo. Rong biển bao nhiêu calo và ăn có béo không?
Giới thiệu về rong biển
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, rong biển là thực vật sống ở đại dương. Chúng thuộc nhóm tảo đa bào, được con người sử dụng làm thực phẩm từ hàng nghìn năm trước.
Nhắc đến rong biển, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến Hàn Quốc. Rong biển là món ăn truyền thống của người Hàn và rất được ưa thích ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Rong biển có khá nhiều màu, như màu đỏ, nâu đen, màu xanh lá cây,… Chúng có thể thích nghi được với cả hai môi trường là nước mặn và nước lợ. Rong biển thường mọc trên các vách đá, san hô, dưới tầng nước sâu trong điều kiện ánh sáng mặt trời vẫn chiếu tới được.
Rong biển bao nhiêu calo?
Hàm lượng calo trong rong biển là thắc mắc phổ biến, đặc biệt ở những người đang muốn quản lý cân nặng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, 100 gram rong biển tươi có thể cung cấp khoảng 55 calo. Còn rong biển khô có hàm lượng calo thấp hơn, khoảng 43 – 45 calo.
Rong biển có giá trị cao về hàm lượng dinh dưỡng, chúng khá giàu các vitamin, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng. Dựa vào loại rong biển, nơi sinh trưởng,… mà thành phần dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi. Tính trung bình, 100 gram rong biển có thể cung cấp:
– 10 gram tinh bột (carbhydrates)
– 2 gram chất đạm (protein)
– 1 gram chất béo (lipid)
– 180% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày ma giê
– 80% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vitamin K
– 70% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày mangan
– 65% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày I ốt
– 70% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày natri
– 60% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày canxi
– 50% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày folate
– 45% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày kali
– 20% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày canxi
Ngoài ra, rong biển còn cung cấp một lượng đáng kể các axit béo omega-3 và omega-6, vitamin A, C, E, phốt pho, vitamin B, choline, các chất chống oxy hóa,…
Ăn rong biển có béo không?
Rong biển là thực phẩm có hàm lượng calo thấp (chỉ khoảng 55 calo cho 100 gram rong biển tươi), do đó có thể yên tâm là ăn rong biển sẽ không gây béo.
Đặc biệt, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, rong biển có hàm lượng cao chất xơ giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn vặt. Do đó, ăn rong biển không những không gây tăng cân mà còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất gucoxathin được tìm thấy trong rong biển cũng hỗ trợ giải phóng acid béo, ngăn mỡ tích tụ và làm tiêu mỡ.
Mẹo ăn rong biển với người giảm cân
Với những người đang giảm cân, hãy thêm rong biển vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Trên thực tế, ăn rong biển thường xuyên có thể gây ngán, do đó bạn có thể áp dụng mẹo nấu một số ăn ngon với rong biển dưới đây nhé.
- Làm món canh đậu hũ rong biển
– Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: 5 gram rong biển khô, một bát canh lớn nước dùng cá, 2 muỗng cà phê dầu đậu nành, 2 miếng đậu hũ lớn, 1 muỗng canh rượu sake, 1 muỗng cà phê vỏ chanh được thái nhỏ, gia vị vừa đủ dùng.
– Cách chế biến món canh đậu hũ rong biển như sau:
+ Bước 1: Tiến hành ngâm rong biển vào trong nước lạnh với thời gian khoảng 10 phút sau đó vớt ra để ráo.
+ Bước 2: Dùng dao nhỏ cắt đậu hũ thành các miếng nhỏ.
+ Bước 3: Tiến hành đun sôi nước canh cá, cho rượu sake, dầu đậu nành, đậu hũ và tảo biển vào.
+ Bước 4: Đun cho đến khi sôi lại thì bắc xuống, nêm nếm gia vị vừa miệng.
+ Bước 5: Múc canh ra bát, cho vỏ chanh vào và thưởng thức khi còn nóng.
- Làm món canh cà chua rong biển
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 2 lá rong biển tươi, 2 trái cà chua chín, 100 gram nấm bào ngư, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa súp dầu ăn, hành, tỏi.
Cách chế biến món canh cà chua rong biển:
+ Bước 1: Cà chua bổ kiểu múi cau, nấm cắt gốc, ngâm muối và rửa sạch. Rong biển thái thành các sợi nhỏ.
+ Bước 2: Phi thơm tỏi cùng cà chua trong khoảng thời gian 1 phút, nêm hạt nêm, nước mắm cùng với đường vừa đủ ăn.
+ Bước 3: Cho vào nồi 1 bát nước sôi. Tiến hành cho nấm vào, chờ nước sôi lại thì cho rong biển, tắt bếp, rắc hành.
+ Bước 4: Đổ canh ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng.
- Món salad rong biển xanh
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 200 gram tôm sú, 10 gram rong biển xanh, 10 gram rong sụn, 100 gram ớt Đà Lạt, 200 gram xà lách xanh, tím, 1 quả cà chua và 1 củ hành tím.
Nước trộn salad: Cho 2 thìa giấm + 1 thìa nhỏ đường + 1 thìa súp dầu ăn + 2 thìa cà phê hạt nêm + 1/2 thìa cà phê tiêu vào bát nhỏ và khuấy đều.
Cách chế biến như sau:
+ Bước 1: Tôm tiến hành luộc chín, bỏ phần đuôi, chẻ lưng. Rong sụn và rong biển tiến hành ngâm nước cho nở, xắt khúc vừa đủ ăn. Ớt Đà Lạt tiến hành thái sợi, xà lách rửa kỹ với nước sạch. Cà chua, củ hành thái theo kiểu múi cau
+ Bước 2: Cho hỗn hợp xà lách cùng với ớt, cà chua, hành tím, rau câu và rong biển vào đĩa, xếp tôm lên phía trên, rưới nước trộn vào, đảo đều khi ăn rất ngon.
- Món rong biển cuộn nấm
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 15 miếng rong biển khô, 100 gram nấm kim châm, 1 quả trứng gà, 1 gói bột chiên giòn 100 gram, 1/2 chén dầu ăn.
Cách chế biến món rong biển cuộn nấm:
+ Bước 1: Nấm kim châm tiến hành cắt bỏ đi phần gốc, rửa sạch để ráo nước. Rong biển khô cắt thành miếng chữ nhật nhỏ. Trứng gà đánh tan, cho một ít muối, khuấy đều.
+ Bước 2: Chia nấm kim châm thành nhiều nhóm nhỏ, trải miếng rong biển ra thớt, phết vào đó 1 lớp trứng gà mỏng lên mặt trong của rong biển, đặt nấm vào và cuộn lại.
+ Bước 3: Nhúng rong biển đã cuộn nấm kim châm vào bát trứng gà đánh tan, lăn qua một lớp bột chiên giòn.
+ Bước 4: Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho rong biển cuộn nấm vào và chiên lên.
+ Bước 5: Cho món ăn ra đĩa, ăn cùng với tương ớt.
Ăn rong biển có tác dụng gì tốt không?
Rong biển là thực phẩm tốt cho sức khỏe, những tác dụng của rong biển có thể kể đến như:
- Giúp ngăn ngừa ung thư: Chất lignans có trong rong biển đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Giúp ổn định huyết áp: Rong biển có lượng natri thấp và cung cấp đáng kể kali nên có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.
- Cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hoá: Trong rong biển có hàm lượng cao các chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Cùng với đó, chất alginate được tìm thấy trong rong biển cũng có tác dụng tăng cường chất nhầy trong thành ruột, nhờ đó cải thiện khả năng tiêu hoá.
- Giúp tăng cường khả năng miễn dịch: Chất fucans trong rong biển có thể thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp giảm viêm một cách hiệu quả.
- Giảm tình trạng đau đầu: Với hàm lượng ma giê dồi dào, ăn rong biển có thể làm tình trạng đau đầu.
Những lưu ý khi ăn rong biển
Là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng ăn rong biển cũng có thể gây ảnh hưởng tới một số đối tượng.
- Những người đang bị mụn nhọt nên hạn chế rong biển: Đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, ăn rong biển có thể góp phần khiến cho triệu chứng trở nên nặng hơn.
- Những người đang mắc bệnh cường giáp không nên ăn rong biển: Rong biển là loại thực phẩm có hàm lượng I ốt khá cao. Do đó, chúng hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh cường giáp vì có thể khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên ăn rong biển quá thường xuyên: Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến việc ăn rong biển do hàm lượng I ốt cao. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ nhỏ từ 1 đến 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09 mg I-ốt mỗi ngày còn ở phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ dao động ở mức 0.22 đến 0.27mg. Thông thường, trong 100 gram rong biển có thể cung cấp 1 đến 1,8mg I-ốt. Để đảm bảo sức khỏe, nhóm đối tượng này không nên ăn quá 100 gram rong biển mỗi ngày và nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
- Người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều: Rong biển có tính hàn nên người dân cũng không nên ăn quá nhiều vì có thể gây lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy.
- Một số loại thực phẩm không nên ăn cùng với rong biển: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn kèm rong biển với quả hồng, trà hay trái cây ngâm chua. Nguyên nhân bởi khi ăn cùng với nhau sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan gây ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày, đường ruột. Tiết lợn cùng với cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì có thể gây cản trở tới quá trình hấp thu dinh dưỡng và dễ dẫn đến táo bón. Các loại thực phẩm có tính kiềm, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì,… cũng không nên ăn cùng với rong biển.
Trên đây là giải đáp rong biển bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần tư vấn, hãy để lại bình luận
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!