Xin Chào! Chào mừng bạn đến với Hoàn Mỹ Breast Care chuyên trang dinh dưỡng tư vấn ăn uống đúng cách an toàn.
504 lượt xem

Ăn khoai mỡ có tăng cân không?

Khoai mỡ là một loại rau củ quen thuộc với người dân Việt Nam. Khoai mỡ hay bị nhầm lẫn với khoai lang nhưng chúng ít ngọt và nhiều tinh bột hơn. Do đó, ăn khoai mỡ có tăng cân không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về củ khoai mỡ

Khoai mỡ là một loài rau củ thuộc chi Củ nâu Dioscorea với tên khoa học là Dioscorea alata. Đây là một loại dây leo cho củ được trồng phổ biến ở Malaysia, Ấn Độ và Châu Phi. Lá cây khoai mỡ có kích thước lớn và nổi rõ 5 gân lá. Củ khoai mỡ có hình dáng đa dạng và to, thịt củ (ruột khoai) cũng có nhiều màu sắc từ trắng, vàng tím hoặc hồng tùy theo độ chín của củ. Màu sắc của khoai mỡ được tạo ra bởi chất anthocyanin – chất có công dụng chống oxy hoá.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, khoai mỡ được coi là một trong những loại cây lương thực quan trọng. Khoai mỡ có thể được chế biến theo nhiều kiểu như: luộc, chiến, nấu canh hay hấp bánh và rất được ưa thích bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tại Việt Nam, cây khoai mỡ cũng được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều vùng, trong đó tỉnh Long An là một trong những nơi trồng khoai mỡ nhiều nhất. Người dân Việt Nam còn gọi khoai mỡ với nhiều cái tên khác như: khoai tím, khoai vạc, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, củ đầu, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt.

Khoai mỡ thường sinh sôi và phát triển ở những nơi có đất tơi xốp, đất thịt, màu mỡ ở những vùng nông thôn và

được thu hoạch nhiều nhất vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở nước ta, khoai mỡ có hai loại: khoai mỡ ruột trắng và khoai mỡ ruột tím. Loại khoai mỡ ruột trắng có củ chùm, nặng khoảng 4 – 5kg/củ và đem lại năng suất cao. Khoai mỡ ruột tím lại được chia ra thành giống khoai tím than và tím bông lau. Loại khoai này có hình dáng củ suông, dài. Mặc dù củ nhỏ hơn loại khoai mỡ ruột trắng nhưng mùi vị ngon hấp dẫn hơn và có thể chế biến thành những món ăn có màu sắc đẹp mắt nên thường được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn trên thị trường. Tuy nhiên, khoai mỡ được cho là khá khó trồng vì nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ bị sâu bệnh tàn phá.

Nhiều người thường hay nhầm khoai mỡ với khoai môn bởi màu sắc ruột khoai tím tương tự nhau. Tuy nhiên đây lại là 2 loại khoai hoàn toàn khác nhau và bạn có thể phân biệt dựa vào những đặc điểm sau:

  1. Hình dáng và kích thước: Khoai mỡ có dáng thuôn dài gần giống khoai lang nhưng có kích thước lớn hơn. Còn khoai môn có hình dáng hơi tròn, trông gần giống củ khoai sọ. Lớp vỏ bên ngoài của củ khoai mỡ có màu đen, khá xù xì và có chút bóng nhẹ, có nhiều râu đất. Trong khi đó, củ khoai môn có lớp vỏ bên ngoài màu nâu.
  2. Ruột khoai: Phần thịt bên trong khoai mỡ có những đốm trắng li ti, còn khoai mỡ ruột tím thì màu tím sẽ nhạt hơn so với khoai môn. Đối với khoai môn, phần ruột bên trong là màu trắng xen lẫn màu tím trong suốt.
  3. Kết cấu khi nấu: Khoai mỡ sẽ có độ nhớt và sánh đặc khi nấu chín, còn khoai môn không nhớt, tựa như khoai tây.
  4. Lá khoai: Lá khoai mỡ lag dạng thân dài, mọc theo từng dãy như khoai sọ; còn lá khoai môn là dạng dây leo.

Khoai mỡ bao nhiêu calo?

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g khoai mỡ có chứa 118 calo. Bên cạnh đó là nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng khác:

10,40mg vitamin C;

Hàm lượng nhỏ vitamin B6;

0,1g chất béo;

4g chất xơ;

20mg can xxi;

0,36mg sắt;

100 IU vitamin A.

Ngoài ra, khoai mỡ còn chứa một số chất khác như: chất đạm, axit béo, natri và không chứa cholesterol.

Ăn khoai mỡ có tăng cân không?

Với lượng calo 118 calo trong 100g khoai mỡ thì ăn khoai mỡ có tăng cân không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo trung bình cơ thể 1 người trưởng thành cần bổ sung là 2000 calo/1 ngày. 1 ngày sẽ có 3 bữa chính thì lượng calo mà cơ thể bạn cần nạp ở mỗi bữa là 667 calo.

Theo đó, nếu bạn ăn khoai mỡ trong 1 bữa và không ăn thêm các loại thực phẩm khác thì để ăn no bạn cần khoảng 500g, tức là nạp vào cơ thể khoảng 590 calo.

Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lượng calo cơ thể hấp thụ trong 1 bữa ăn khoai mỡ thấp hơn lượng calo mà cơ thể cần nạp theo tiêu chuẩn. Do đó, với câu hỏi ăn khoai mỡ có tăng cân không? câu trả lời là không.

Không chỉ có lượng calo hợp lý với người có nhu cầu giảm cân, hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai mỡ còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đề phòng sự hấp thụ chất béo và hỗ trợ sản sinh các lợi khuẩn tốt đường ruột.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn khoai mỡ có khả năng giúp bù nước cho các tế bào trong cơ thể và khởi động quá trình trao đổi chất. Công dụng này có thể ngăn ngừa quá trình tích tụ chất béo, đồng thời cân bằng độ pH bên trong và đào thải các độc tố ra bên ngoài. Hơn nữa, khoai mỡ chứa hàm lượng nước cao giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó, có thể giảm được cảm giác thèm ăn và tránh ăn vặt quá nhiều gây tăng cân.

Ngoài ra, khoai mỡ có chỉ số đường huyết tương đối thấp nên khi ăn loại củ này, cơ thể sẽ được hấp thụ những loại đường tự nhiên giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn. Khi cơ thể sản xuất hàm lượng đường và insulin một cách ổn định sẽ rất tốt cho những đối tượng đang trong quá trình giảm cân và cải thiện sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn khoai mỡ với số lượng nhiều, quá thường xuyên và kết hợp với những loại thực phẩm giàu chất béo thì hàm lượng calo sẽ tăng lên khiến cho lượng calo nạp vào cơ thể bị dư thừa, lâu ngày sẽ tích tụ thành mỡ thừa và khiến bạn tăng cân mất kiểm soát. Do đó, bạn cần ăn khoai mỡ với số lượng vừa phải và ăn khoa học, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao để tránh bị béo.

Dưới đây là một số món ăn ngon không gây tăng cân từ khoai mỡ bạn có thể tham khảo:

  1. Canh khoai mỡ nấu thịt: Món ăn này vừa giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Canh khoai mỡ nấu thịt có hương vị ngọt thanh và ăn không bị nhanh ngán.
  2. Canh khoai mỡ nấu tôm: Đây là một món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Bên cạnh tác dụng giảm cân, món canh này sẽ cung cấp cho bạn và những người thân trong gia đình một món ăn dinh dưỡng , dễ ăn với hương vị đậm đà hấp dẫn.
  3. Canh khoai mỡ sườn heo: Món canh này vừa dễ làm vừa vô cùng thơm ngon và hấp dẫn, đồng thời có thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.

Tổng hợp các tác dụng của khoai mỡ   

Khoai mỡ nổi tiếng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Do đó, loại củ này đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho con người . Cụ thể:

+ Tốt cho não bộ: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất diosgenin được tìm thấy trong khoai mỡ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh và tăng cường chức năng tổng thể của não bộ. Đồng thời, chất này hỗ trợ con người cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy.

+ Bảo vệ tim mạch: Khoai mỡ chứa nguồn vitamin B6 dồi dào có tác dụng phá vỡ hợp chất homocysteine trong cơ thể – thành phần gây phá hủy thành mạch máu. Đồng thời, khoai mỡ cũng được chứng minh là có khả năng kiểm soát chỉ số cholesterol trong máu để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và phòng chống hiện tượng đột quỵ.

+ Ổn định huyết áp: Khoai mỡ là thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm huyết áp. Các nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng ổn định huyết áp của khoai mỡ tương tự như các loại thuốc hạ huyết áp thông thường như thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

+ Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Khoai mỡ chứa tinh bột kháng có tác dụng tương tự chất xơ hòa tan. Do đó, ăn khoai mỡ thường xuyên và đúng cách sẽ giúp kích thích nhu động ruột, đồng thời cải thiện một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: viêm lóe đại tràng, táo bón, tiêu chảy,…

+ Kiểm soát lượng đường trong máu: Khoai mỡ có chứa hợp chất flavonoid có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2.

+ Chống viêm: Các chất chống oxy hóa trong khoai mỡ được cho là có tác dụng hỗ trợ giảm viêm hiệu quả. Một số nghiên cứu thực hiện trên chuột đã phát hiện thấy bột khoai mỡ giúp làm giảm tình trạng viêm liên quan đến một số bệnh như: ung thư ruột kết, hội chứng ruột kích thích (IBS), loét dạ dày,…

Những lưu ý khi ăn khoai mỡ     

Ăn khoai mỡ đúng cách sẽ không gây tăng cân mà còn đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn loại củ này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tuyệt đối không ăn khoai mỡ sống.

– Ăn khoai mỡ với số lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều dễ gây tăng cân.

– Tốt nhất nên ăn khoai mỡ vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh ăn khoai mỡ vào buổi tối hoặc khi đang đói.

– Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người bị bệnh liên quan đến thận, tiêu hóa hoạt động kém hoặc dạ dày yếu thì nên hạn chế tiêu thụ khoai mỡ bởi loại thực phẩm này chứa nhiều protein và khoáng chất.

– Nữ giới đang gặp phải các vấn đề u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú nên hạn chế ăn khoai mỡ.

– Những người bị thiếu protein S cũng không nên sử dụng khoai mỡ vì có thể gây ra hiện tượng cục máu đông.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề Ăn khoai mỡ có tăng cân không?. Blog sức khoẻ Hoàn Mỹ Breast Care hy vọng có thể hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng để lại bình luận.

NGUỒN THAM KHẢO:

+ Khoai mỡ, một vị thuốc quý dân gian https://suckhoedoisong.vn/khoai-mo-mot-vi-thuoc-quy-dan-gian-n121475.html Truy cập ngày 17/12/2019.

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Xin cám ơn!